Quản lý HĐDH theo hƣớng phát triển năng lực học sin hở trƣờng THPT

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông FPT, thành phố Hà Nội theo hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 29)

1.5.1. Vai trò quan trọng của quản lý HĐDH theo hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT sinh ở trường THPT

thành tựu và có những đóng góp lớn trong việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ

phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Tuy nhiên mọi người vẫn chưa thực sự quán

triệt mục tiêu phát triển năng lực của học sinh mà còn coi trọng việc trang bị kiến thức, kĩ năng cơ bản cho học sinh, chưa thực sự chú trọng giáo dục các kĩ năng

sống, các kĩ năng học tập suốt đời … Đây vừa là một xu hướng mới, vừa là bước

chuyển mình quan trọng của mỗi cơ sở giáo dục trong công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dan, do đó quản lý HĐDH theo hướng phát triển năng lực học sinh có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết.

Trước yêu cầu đổi mới về dạy học chương trình giáo dục THPT thể hiện ở việc: Thực hiện điều chỉnh nội dung chương trình; Chú ý dạy học phân hóa theo năng lực học sinh dựa theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình giáo dục THPT; Đổi mới về nội dung chương trình theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề, tăng thực hành vận dụng kiến thức vào thực tiễn; đổi mới PPDH tập trung vào việc thiết kế và chuẩn bị bài dạy học; cải tiến các PPDH truyền thống; kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học phù hợp đặc thù bộ môn, chú trọng bồi dưỡng phương pháp học tập cho học sinh. Điều đó cho thấy tầm quan trọng và muốn thực hiện hiệu quả việc quản lý HĐDH theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh trường THPT thì trước tiên người CBQL nhà trường cần phải xác định hệ thống những nội dung tổng thể của quá trình quản lý, phân tích điểm mạnh, yếu, thuận lợi cũng như những rào cản trong quá trình thực hiện dạy học theo hướng phát triển năng lực người học, đáp ứng được yêu cầu đổi mới hiện nay.

Theo tác giả Nguyễn Phúc Châu: Trong nhà trường có nhiều hoạt động để mang lại mục đích giáo dục. Từ những nhà tâm lí học, hoạt động có cấu trúc bới 6 thành tố: đối với phía chủ thể gồm hành động, hoạt động, thao tác; đối với phía đối

tượng gồm động cơ, mục đích và phương tiện. Các thành tố trên có mối quan hệ

biện chứng nhau để vừa thể hiện được nội dung tâm lí (động cơ và mục đích) của hành động, vừa thấy được ý nghĩa và vai trò của các phương tiện thực hiện mục đích trong hoạt động [15].

Còn Fullan (1991) đã nhận định rằng: “Trong suốt nhiều thập kỉ qua, vai trò

chuyển đổi từ một người lãnh đạo hoạt động dạy học hay giáo viên chủ chốt (master teacher), tới người lãnh đạo thực thi (transactional leader) và gần đây là vai trò lãnh đạo sự thay đổi.

1.5.2. Quản lý thực hiện mục tiêu dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh trường THPT

Theo tác giả Phan Trọng Ngọ: “Mục đích dạy học thườngxác địnhtheo bốn cấp

độ: Mục tiêu cụ thể, mục tiêu trung gian, mục tiêu chungvà mục tiêu cá nhân” [30]. Giáo viên thực hiện mục tiêu dạy học theo hướng phát triển năng lực người học cần được xây dựng bởi các nội dung sau:

Mục tiêu dạy học là kết quả sau khi kết thúc bài học học sinh có thể nhớ,có thể hiểu và vận dụng được những gì đã học vào thực tiễn. Mục tiêu dạy học cần được trình bày một cách cụ thể, chi tiết, sao cho nó có thể được phát biểu, giải thích, áp dụng, so sánh...

Mục tiêu dạy học đặt ra phải gắn chặt với nội dung dạy học. Giáo viên căn

cứ vào mục tiêu đã biên soạn để chọn lựa các chủ điểm kiến thức phù hợp với từng đối tượng người học, đảm bảo không quá phức tạp, nặng nề so với năng lực học sinh nhưng vẫn bao hàm được khối kiến thức trọng tâm, đồng thời lồng ghép những nội dung nhằm phát triển tư duy, năng lực học sinh.

Trong quá trình dạy học cần sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy theo hướng phát triển năng lực học sinh. Tạo môi trường cho học sinh rèn luyện, tiếp nhận tri thức một cách chủ động, sáng tạo.

1.5.3. Xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh THPT

Theo tác giả Nguyễn Phúc Châu: “Kế hoạch dạy học trong một trường bao gồm các loại: kế hoạch quản lí tổng thể hoạt động dạy học một khóa học; một năm

học; kế hoạch quản lí dạy học của khoa, bộ môn và tổ bộ môn; kế hoạch quản lí

dạy học các khối, lớp; kế hoạch cá nhân của người dạy đối với từng môn học; kế hoạch học tập của người học và kế hoạch hoạt động của các đơn vị có chức năng

phục vụ dạy học” [15].

Trường THPT thực hiện chương trình giáo dục, thời gian học tập theo biên chế năm học do Bộ GD&ĐT ban hành và quy định cụ thể của Sở GD&ĐT mỗi địa

phương. Hiệu trưởng căn cứ vào chương trình giáo dục đã được ban hành để chỉ đạo, xây dựng kế hoạch dạy học của nhà trường.

Kế hoạch dạy học của nhà trường là bản thiết kế tổng thể các nội dung:

- Xây dựng thời khóa biểu giảng dạy và thực hiện quy chế, nội quy giảng dạy

của nhà trường.

- Phân công, tổ chức cho giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học và kiểm tra

giám sát việc giáo viên thực hiện nhiệm vụ dạy học theo đúng kế hoạch đã được phê duyệt của lãnh đạo nhà trường.

- Tổ chức cho toàn thể giáo viên nghiên cứu, học tập yêu cầu về chương trình

dạy học cấp THPT theo từng môn học.

- Thống nhất chủ đề tự chọn, thời lượng, thời gian dạy tự chọn sao cho phù

hợp với thực tiễn của nhà trường.

- Xây dựng kế hoạch thực hiện giảng dạy theo hướng phát triển năng lực học

sinh theo từng bộ môn giáo viên phụ trách.

1.5.4. Tổ chức thực hiện hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh THPT học sinh THPT

Theo tác giả Nguyễn Phúc Châu: “Những chủ ý của người giáo viên về mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức,... hoạt động dạy học và mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức học tập,... của người học có tác động qua lại

quyết định lẫn nhau”[15]. Nói cách khác hoạt động dạy chế ước hoạt động học và

ngược lại, cho nên quản lí dạy học là đồng thời quản lí các hoạt động của giáo viên

và của học sinh. Tuy nhiên nếu nhìn trên góc độ quản lý thì quản lý dạy học trước hết là quản lý hoạt động dạy của đội ngũ giáo viên – khâu đóng vai trò chủ chốt của quá trình dạy và học. Điều này bởi lẽ tuy học sinh là trung tâm của quá trình dạy học và tiếp nhận mọi tác động quản lý của hiệu trưởng, nhưng mọi tác động đó đều đến với giáo viên trước tiên.

Tổ chức thực hiện HĐDH của giáo viên trên lớp cần:

- Hướng dẫn học sinh tự tìm ra kiến thức và rèn luyện được kỹ năng.

- Đưa ra vấn đề hoặc hướng dẫn người học nêu vấn đề để người học giải quyết. - Tạo điều kiện để học sinh được tương tác, hợp tác, tham gia (thảo luận, nêu

ý kiến theo nhóm) để biết sáng tạo, phê phán. Học sinh biết và có kiến thức, kỹ năng, thói quen tự học, tự đánh giá để học suốt đời.

- Tạo môi trường để học sinh được thực hành, liên hệ với thực tế cuộc sống,

coi trọng cả kiến thức và kỹ năng.

- Sử dụng SGK hợp lý trong giờ giảng, khai thác có hiệu quả.

1.5.5. Hướng dẫn, chỉ đạo TCM dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh

Theo tác giả Manabu Sato & Masaaki Sato: “Sự phát triển của giáo viên diễn ra ở hai mặt: sự khéo của một nghệ nhân và sự thông thạo của một nhà giáo dục chuyên nghiệp” [29].

- QL thực hiện chương trình; quản lý việc soạn bài của giáo viên, quản lý

việc dạy học trên lớp hay kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, nghiêm

cấm việc dạy thêm học thêm của các thầy cô tự mở ra và bắt ép học sinh đi học và

phối hợp quản lýchặt chẽcác hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp,…

- Việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ - giáo viên: thường xuyên bồi

dưỡng, dự giờ; hay định kỳ kiểm tra đánh giá xếp loại giáo viên hàng năm, có chế

độ chính sách tốt cho đội ngũ cấp dưới.

- Tổ chức thực hiện các hoạt động dạy học; phối hợp với các TCM khác, với

giáo viên chủ nhiệm, với văn hóa đoàn thể, với hội cha mẹ học sinh và xã hội... trong giáo dục học và huy động nguồn lực phát triển cơ sở giáo dục

- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn: Là một trong những nhiệm vụ cơ bản của

tổ chuyên môn nhằm nâng cao năng lực dạy học của giáo viên và nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường. Các hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn cơ bản gồm

có thảo luận bài khó, chuyên đề…. Chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu

bài học,tức tổng kết, phân tích, xem xét giờ dạy hướng vào người học để nâng cao chất lượng học tập, phát triển năng lực người học một cách đa dạng.

- Các hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp

vụ phải được làm tốt việc tổ chức. Làm tốt công tác qui hoạch cán bộ, có kế hoạch cử CBGV đi học nâng chuẩn chuyên môn nhằm xây dựng đội ngũ đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đáp ứng tốt các yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học.

- Thường xuyên tổ chức hoạt động nghiên cứu học tập, hội thảo, chia sẻ kinh

- Tổ chức khảo sát, phân loại học sinh giỏi, yếu, kém từ đầu năm học thông

qua điều tra nắm bắt thông tin học sinh của GVCN, GVBM và hình thức kiểm tra

khảo sát, từ đó xây dựng các biện pháp giúp đỡ học sinh vươn lên trong học tập. - Để cải tiến việc soạn bài theo hướng đổi mới phát huy được tính chủ động,

tích cực, sáng tạo,gây hứng thú cho học sinh cần có công tác đánh giá tổ chức nhận

xét rút kinh nghiệm trong tổ, nhóm chuyên môn thường xuyên.

1.5.6. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh học sinh

Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc để quản lí hoạt động đánh giá chất lượng giáo dục người lãnh đạo giáo dục cần thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

1) Thành lập nhóm đánh giá.

2) Chỉ đạo việc triển khai thực hiện các văn bản công tác đánh giá chất lượng giáo dục.

3) Chỉ đạo các hoạt động đánh giá.

a) Chỉ đạo việc xây dựng và triển khai kế hoạch đánh giá

b) Chỉ đạo và tham gia các hoạt động đánh giá

4) Xét duyệt báo cáo đánh giá: do bộ phận khảo thí hay bộ phận phụ trách đánh giá đưa lên.

5)Phân bổ thời gian và nguồn lực cho hoạt động đánh giá [28]

Theo quan điểm trước đây thì đề kiểm tra phải bám sát chuẩn kiến thức, kĩ

năng, phải thể hiện bamức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Giáo viên cần ra đề

thi mang tính phân loại học sinh, phù hợp với lực học, bám sát chương trình, nội dung, chương trình học do bộ giáo dục quy định. Còn hiện nay, để đánh giá được năng lực của học sinh, cần vận dụng cách đánh giá của PISA vào quá trình dạy học. Việc đánh giá này phải bám sát vào khung đánh giá năng lực theo từng lĩnh vực.

Để thực hiện điều này, người CBQL, giáo viên cần phải:

- Tập huấn giáo viên về xây dựng đề kiểm tra theo ma trận kiến thức, tổ chức

xây dựng đề kiểm tra theo hướng dẫn ở các bộ môn; chuẩn bị các điều kiện để tham gia đánh giá học sinh lứa tuổi 15 theo chuẩn PISA từ năm 2012.

luyện của học sinh thì cần cải tiến phương thức đánh giá kết quả giáo dục. Bên cạnh đó cũng cần hướng dẫn chỉ đạo đội ngũ giáo viên kết hợp chặt chẽ giữa định lượng và định tính trong hình thức và phương pháp đánh giá; đảm bảo đánh giá một cách chính xác, khách quan, công bằng; để từ đó đánh giá thực sự trở thành động lực thúc đẩy học sinh trong học tập và rèn luyện.

- Đánh giá thành tích học tập của học sinh: Cần chú ý cả quá trình học tập

trong đánh giá thành tích của học sinh chứ không chỉ đánh giá kết quả cuối cùng như cách trước đây. Khi xác định tiêu chí đánh giá kết quả học tập của học sinh nên

tạo điều kiện cho học sinh cùng tham giađánh giá để có được một kết quả thực chất

nhất. Cần chú trọng vào khả năng vận dụng tri thức trong việc giải quyết các nhiệm vụ chứ không tập trung vàokhả năng tái hiện tri thứctheo cách học thuộc lòng.

- Sử dụng các hình thức và phương pháp đánh giá: Trong giờ, ngoài giờ; chính thức, không chính thức; qua sản phẩm, báo cáo; kết hợp định tính và định

lượng. Kết hợp các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá khác nhau như sử

dụng trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận; kết hợp kiểm tra theo nhóm với kiểm tra cá nhân; kiểm tra theo chủ đề; có thể là thể hiện cách hiểu, các kiến

thức về bài học của mình qua trải nghiệm thực tế, xem video, hay cách áp dụng các

kiến thức đã học vào thực tiễn chứ kiểm tra không chỉ là viết ra giấy,...

- Yêu cầu giáo viên khi đánh giá kết quả giáo dục các môn học ở mỗi lớp và

mỗi cấp học cần phải:

+ Đặt ra những yêu cầu cơ bản nhất mà học sinh cần đạt về các khía cạnh kỹ

năng, kiến thức, thái độ sau mỗi lớp, mỗi giai đoạn, cấp học. Việc đánh giá cần dựa trên chuẩn kiến thức và kỹ năng của từng môn học ở từng lớp học riêng biệt;

+ Kết hợp đánh giá thường xuyên với đánh giá định kỳ, giữa tự đánh giá của

người học và đánhgiá của giáo viên, giữa đánh giá của trường học và đánh giá của

người thân, xã hội.

+ Cần xây dựng công cụ đánh giá thích hợp nhằm đánh giá được khách quan,

toàn diện, trung thực, công bằng, có khả năng phân loại tích cực, giúp học sinh kịp thời sửa chữa thiếu sót của bản thân.

1.5.7. Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên về đổi mới PPDH chú trọng phát triển năng lực học sinh triển năng lực học sinh

Theo Mai Quang Huy và các tác giả: “Giáo viên có trách nhiệm rèn luyện đạo

đức, học tập văn hóa, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục” [25].

Phải đổi mới cách dạy để đổi mới cách học. Thực tế hiện nay, trình độ nghiệp vụ chuyên môn, kinh nghiệm của một số giáo viên còn hạn chế, còn ngại khó trong việc đổi mới PPDH, chưa tích cực chủ động trong việc nghiên cứu soạn bài, lập ngân hàng đề kiểm tra theo hướng phát triển năng lực người học.Vậy nên, giáo viên phải kiên trì dùng cách dạy hoạt động để dần dần xây dựng cho học sinh phương pháp học tập chủ động một cách vừa sức, từ thấp lên cao. Để đạt hiệu quả trong việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, cần có sự hợp tác của cả giáo viên và học trò, sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động học với hoạt động dạy.

Công tác quản lý bồi dưỡng giáo viên cần tập trung vào các PPDH tích cực theo hướng phát triển năng lực của học sinh đã nêu ở trên bằng việc:

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông FPT, thành phố Hà Nội theo hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)