Tổ chức hoạt động giảng dạy của giáo viên và học tập của học

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông FPT, thành phố Hà Nội theo hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 98 - 102)

3.2. Biện pháp quản lý dạy học ở Trƣờng Trung học phổ thông FPT theo

3.2.4. Tổ chức hoạt động giảng dạy của giáo viên và học tập của học

hướng phát huy năng lc người hc

a) Mục đ ch của biện pháp

- Giáo viên soạn giáo án thể hiện được phương pháp và hình thức tổ chức

dạy học mới theo tinh thần tích hợp hoặc liên môn nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo, kích thích sự ham học và phát triển năng lực cho HS.

- Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cần được cải tiến theo hướng

khuyến khích và phát huy tính sáng tạo và chủ động của học sinh nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.

- Học sinh được tạo điều kiện để trở nên chủ động, tích cực trong quá trình học tập. Từ đó giúp các em hình thành nên các kỹ năng cơ bản thiết yếu của người học.

b) Nội dung của biện pháp

- Tổ chức chương trình tập huấn, định hướng giáo viên xây dựng bài học dựa trên mục tiêu phát triển năng lực học sinh.

- Đưa ra văn bản chỉ đạo các giáo viên cải tiến phương pháp và kỹ thuật dạy

học, trọng tâm tập trung sáng tạo các chủ đề dạy học trong từng môn học. Bên cạnh đó cũng cần xây dựng các chủ đề mang tính tích hợp, liên môn đáp ứng mục tiêu của phương pháp dạy học tích cực và phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của nhà trường và địa phương. Từ đó có thể giảm thiểu tối đa cách dạy truyền thụ một chiều, đặt nặng về mặt lý thuyết mà thiếu đi các hoạt động khuyến khích sự sáng tạo và tư duy của học sinh; dần dần hình thành và bồi dưỡng cho học sinh năng lực chủ động trong

học tập, nghiên cứu, xử lý vấn đề và năng lực thực hành sáng tạo. Đây là một trong những mục tiêu quan trọng và thiết thực đối với giáo dục toàn diện.

c) Cách thức thực hiện iện pháp

* Đối với giáo viên:

+ Hệ thống câu hỏi, gợi mở, phù hợp đối tượng, chú ý xây dựng câu hỏi mở, rèn luyện kỹ năng diễn đạt chính kiến bản thân (đối với môn xã hội), rèn luyện kỹ năng tư duy hệ thống logic (đối với môn tự nhiên) …. Thể hiện đổi mới phương pháp giảng dạy.

+ Vào đầu mỗi tiết học cần kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh, có hình thức xử phạt, phê bình đánh giá xếp loại trong sổ đầu bài với những em không chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp.

+ Tổ chức các hoạt động của giáo viên và học sinh theo tiến trình hợp lý, khoa học. Chuẩn bị hệ thống các câu hỏi thích hợp với từng đối tượng, hướng dẫn,

gợi mở cho học sinh khám phá kiến thức một cách có trọng tâm đồng thời tuân thủ

theo chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng. Bên cạnh đó các em cũng nên được chú trọng nuôi dưỡng và phát huy năng lực tư duy chủ động, sáng tạo vận dụng kiến thức đã được học ở mỗi chuyên đề.

+ Thực hiện nghiêm túc các tiết thí nghiệm thực hành. + Tổ chức hướng dẫn học sinh tự học, tự giải quyết vấn đề

+ Dựa vào chuẩn kiến thức và kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông để thực hiện hoạt động dạy học. Sách giáo khoa được sử dụng hợp lý, có hiệu quả, tránh tình trạng lạm dụng dẫn đến học sinh ghi chép quá nhiều, hay còn gọi là lối

dạy học theo kiểu thuần túy đọc-chép; khơi gợi niềm hứng thú của học sinh trong

quá trình học, phát huy tính tích cực, chủ động của các em và vai trò cốt cán của GV trong tiến trình dạy học.

+ Ngôn ngữ được GV sử dụng trong lớp học phải trong sáng, chuẩn xác và dễ hiểu đối với lứa tuổi của học sinh; GV rèn luyện tác phong thân thiện, thấu hiểu và động viên học sinh trong lớp học; tổ chức các hoạt động giúp các em phát huy năng lực làm việc cá nhân và làm việc theo đội, nhóm; học sinh cần được rèn luyện kỹ năng chủ động trong học tập, nghiên cứu, tìm tòi thông tin từ sách giáo khoa và tài liệu tham khảo.

+ Khuyến khích các giáo viên tăng cường vận dụng CNTT trong việc đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng bài giảng điện tử trong các giờ giảng dạy trên lớp, khai thác các công cụ hỗ trợ học tập, các phương tiện nghe nhìn, phòng học chức năng đặc thù dành cho các bộ môn. Giáo viên cần đảm bảo cân đối thời gian giữa việc truyền thụ kiến thức trong sách đồng thời tập trung coi trọng các giờ thực hành, thí nghiệm giúp học sinh có thể vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Các hình thức tự luận và trắc nghiệm cần được kết hợp một cách hợp lý và cân đối, tránh tình trạng lạm dụng hình thức trắc nghiệm trong kiểm tra, đánh giá.

+ Tăng cường sử dụng hình thức kiểm tra tự luận; hướng dẫn học sinh tự đánh năng lực bản thân dựa trên chuẩn kiến thức kỹ năng.

+ Cải tiến hình thức KT-ĐG trong quá trình dạy học bằng cách đưa ra vấn đề

mở, yêu cầu HS phải biết cách tổng hợp kiến thức đã học và biểu đạt chính kiến của bản thân trong khi thực hiện bài kiểm tra đánh giá.

+ KT-ĐG 3 cấp độ: Biết, thông hiểu, vận dụng và sáng tạo.

+ Dự giờ thường xuyên đối với các môn đang giảng dạy để rút kinh nghiệm. + Tổ chức các buổi phụ đạo đối với những học sinh có học lực yếu, kém trong lớp

+ Phối hợp chặt chẽ và thường xuyên với giáo viên chủ nhiệm trong việc tổ chức học phụ đạo

+ Thường xuyên tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa, dã ngoại trong và ngoài nhà trường.

+ GVCN phối hợp PHHS để trao đổi góp ý về hoạt động học tập, kết quả của con em mình.

* Đối với hoạt động học của học sinh

- Lập thời khóa biểu chi tiết dành cho việc học chính khóa, học phụ đạo và việc học tập ở nhà, thông qua đó sẽ thấy được kế hoạch thời gian học tập dành cho các môn học.

- Nền nếp học tập trên lớp: Đi học đúng giờ, không bỏ giờ, nghỉ học phải xin phép, học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, tập trung nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, ghi chép đầy đủ, khoa học và có tính sáng tạo, trung thực trong kiểm tra thi cử.

- Học tập ngoài giờ lên lớp: Tự giác làm bài tập ở nhà, tự nghiên cứu các bài tập nâng cao và có tính tổng quát, tham khảo các chuyên đề riêng, chuyên sâu. Có tác phong ghi chép tỉ mỉ, khoa học những vẫn đề mới, những lời giải hay để làm giàu cho vốn kiến thức của mình.

- Xây dựng được thói quen tự KT-ĐG kết quả học tập của mình sau mỗi bài học, đặc biệt ở cuối mỗi chương có những bài tập được đưa ra dưới hình thức trắc nghiệm khách quan giúp học sinh giải nhanh, hệ thống được những kiến thức cơ bản trong chương. Công việc này đòi hỏi phải có sự giám sát chặt chẽ của giáo viên

và BGH nhà trường.

- Học sinh cần được xây dựng và cung cấp phương pháp học và tự học tích

cực, hiệu quả bởi đội ngũ các giáo viên. Đồng thời các em phải là chủ thể tích cực,

sáng tạo và nỗ lực không ngừng trong quy trình đổi mới phương pháp học và tự học; thầy cô giáo đóng vai trò như những cố vấn đắc lực giúp điều chỉnh nhận thức của

học sinh và điều phối hướng dẫn các hoạt động diễn ra. Giáo viên phải chú ý dạy các

em các kỹ năng sau: học cách nghe giảng đồng thời ghi chép để ghi nhớ kiến thức từ bài học của thầy; biết cách chọn lọc và sưu tầm tài liệu tham khảo, cách thu thập và xử lý thông tin liên quan đến bài học, cách vận dụng hệ thống câu hỏi và bài tập ở các mức độ từ cơ bản đến nâng cao để áp dụng và chuyển hóa đơn vị tri thức đã học, biết cách hệ thống hóa các kiến thức và viết chuyên đề.

- Chỉ đạo nội dung phong trào “mỗi thầy cô giáo là một tấm gương để HS

noi theo”. Quá trình lao động nhiệt tâm, nghiêm túc và khoa học, sáng tạo của giáo viên được thể hiện từ mỗi giờ lên lớp và có tác dụng rất lớn đối với học sinh trong việc xây dựng cho các em ý thức và phương pháp học tập tích cực nhằm phát huy sức mạnh nội lực của mỗi cá nhân trong quá trình tiếp thu, chiếm lĩnh trí thức. Tích cực xây dựng bài, hăng hái phát biểu đóng góp ý kiến với bài giảng của thầy. Thêm vào đó, giáo viên cần đẩy mạnh tổ chức các hoạt động học tập yêu cầu học sinh làm việc và thảo luận theo đội, nhóm, sử dụng hệ thống câu hỏi từ dễ đến khó để nêu lên vấn đề cần thảo luận. Từ đó có thể phát huy tính chủ động, tích cực và giúp học sinh động não, suy nghĩ nhiều hơn trong tiết học. Tổ chức tốt quá trình học tập chính khóa kết hợp với ngoại khoá, tham quan các cơ sở sản xuất, có thể vận dụng kiến thức đã học liên hệ, so sánh phát triển năng lực tư duy, học đi đôi với hành.

d) Điều kiện thực hiện iện pháp

Giáo viên phải tạo được tâm thế, hứng thú học tập, tự lực, chủ động học ở

mỗi học sinh, khuyến khích mỗi HS sự ham học, ham tìm hiểu, hoàn thiện nhân

cách, có động cơ và lý tưởng sống rõ rệt, khắc phục những mặt hạn chế không tốt cho các em.

Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị dạy học nhằm phát huy hiệu quả bài dạy của giáo viên.

3.2.5. Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy nănglựchọc sinh

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông FPT, thành phố Hà Nội theo hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 98 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)