Quản lý hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị, CNTT trong dạy học

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông FPT, thành phố Hà Nội theo hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 37)

a) Sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết ị dạy học vào HĐDH

- Xây dựng phòng học bộ môn. Nếu không có đủ các điều kiện tách từng

phòng học bộ môn thì có thể ghép. Trong quy chế về trường chuẩn quốc gia cũng

đã có tiêu chí về phòng học bộ môn nhưng chưa đầy đủ. Bộ đã có một văn bản

riêng về phòng học bộ môn, gồm những phòng học nào và tiêu chí cần phải cân nhắc để làm sao vừa đáp ứng tương lai vừa có thể tận dụng được những phòng ốc hiện tại của nhà trường.

- Cung cấp đủ tài liệu hướng dẫn sử dụng thiết bị cho cán bộ và đội ngũ

giáo viên..

- Chỉ đạo chặt chẽ và thường xuyên kiểm tra việc khai thác, sử dụng có hiệu

quả TBDH.

- Khuyến khích việc tự làm đồ dùng dạy học.

- Theo dõi, khuyến khích, giáo viên sử dụng một cách tốt nhất và nhiều nhất

phòng học bộ môn và những thiết bị bị dạy học được trang bị, định kì đánh giá kết quả hoạt động của công tác này. Có biện pháp động viên, khuyến khích giáo viên khai thác thiết bị dạy học phục vụ đổi mới PPDH, lập hồ sơ giảng dạy và tự làm đồ dùng dạy học.

b) Áp dụngCNTT vào quá trình dạy học của giáo vi n

- Tiến hành tập huấn cho cán bộ, giáo viên sử dụng các phần mềm như: Powerpoint, Word, Excel, đặc biệt là khai thác tài nguyên thông tin trên không gian mạng.

- Yêu cầu giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng Internet trong học tập như

thay đổi phương thức cho bài tập về nhà từ đọc chép sang giao bài tập online trên

các nền tảng học trực tuyến như Vioedu.

- Tạo điều kiện để giáo viên được ứng dụng CNTT để dạy và học sinh ứng

CNTT sẽ làm xuất hiện các phương pháp hay hình thức học mới như học trực tuyến.

1.6. Những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động dạy học theo hƣớng phát triển năng lực của học sinh

1.6.1. Những yếu tố chủ quan

a. Nănglực, phẩm chất của đội ngũ cán ộquản lý, giáo viên

Công tác quản lý chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ phẩm chất năng lực của người cán bộ quản lý. Nếu cán bộ quản lý nhà trường có phẩm chất chính trị lập trường vững vàng, nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các chỉ đạo, quy định của ngành giáo dục thì sẽ có biện pháp chỉ đạo đúng mục tiêu, nâng cao chất lượng giáo dục của cấp học.

Việc tiếp nhận đổi mới trong hoạt động giáo dục và dạy học của nhà trường đòi hỏi mỗi CBQL đứng trước những thuận lợi và khó khăn mà nhà trường sẽ gặp phải, lúc này người CBQL cần có sự bình tĩnh, chủ động, sáng tạo trong việc lựa chọn bước đi hiệu quả, điều đó chỉ có thể được thực hiện bằng cách bồi dưỡng, trau dồi, học tập kinh nghiệm, nâng cao năng lực và nghiệp vụ Quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu của nhà trường và xã hội đặt ra.

. Chất lượng đội ngũ giáo vi n

Trong nhà trường đội ngũ giáo viên là lực lượng chủ yếu để thực hiện các nhiệm vụ nhà trường đề ra. Nếu người thực hiện kế hoạch là giáo viên không có đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thiếu phẩm chất đạo đức thì hiệu quả giáo dục sẽ không cao cho dù người đứng đầu nhà trường có giỏi, có kế hoạch tốt đến đâu. Hiện nay, giáo viên ở hầu hết các trường THPT đều tích cực đổi mới PPDH theo hướng phát triển năng lực học sinh, tuy nhiên từ thực tế giảng dạy của bản thân cũng như việc đi dự giờ đồng nghiệp tại trường tác giả thấy rằng sự sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh… chưa nhiều.

Vẫn nặng về truyền thụ kiến thức trong dạy học mà thiếu sự trải nghiệm thực tế, hay

cung cấp rèn luyện các kỹ năng. Việc KT-ĐG chưa thực sự khách quan, chính xác (chủ yếu tái hiện kiến thức), nhà trường còn chưa chú trọng đánh giá quá trình mà

tình huống trong đời sống hay học tập học sinh thụ động, lúng túng không biết giải quyết - xử lý như thế nào. Công tác bồi dưỡng giáo viên hiện nay còn nặng về hình thức, số lượng chưa tập trung quan tâm đến chất lượng cũng như năng lực, phẩm

chất của từng giáo viên, bồi dưỡng còn đại trà chưa có sự phân loại để phát huy hết

năng lực chuyên môn, nghiệp vụ ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả khi triển khai dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c. Chất lượng học sinh

Chất lượng học sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố: đầu vào, quá trình dạy học

và kết quả đầu ra. Tuy nhiên, quá trình dạy học quyết định đến sự hình thành và phát triển của học sinh về mặt tri thức, phẩm chất, các năng lực của người học sẽ được định hình rõ nét thông qua hoạt động dạy học và giáo dục của nhà trường. Do vậy, hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh phụ thuộc rất nhiều vào người học, cần xem xét những ưu điểm, thuận lợi, tồn tại và những khó khăn về tâm lý, sức khỏe, năng lực học tập của học sinh trong quá trình học tập, rèn luyện để có biện pháp hữu ích cho quá trình quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh.

d. Điều kiện cơ sở vật chất vàtrang thiết ị phục vụ dạy học

Điều kiện không thể thiếu được trong việc nâng cao chất lượng dạy học là cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ day học. Bên cạnh tiến hành công việc quản lý, chỉ đạo khai thác thiết bị, đồ dùng dạy học, nhà trường còn cần phải sử dụng một

cách có hiệu quả trong quản lý HĐDH. Đó là một nhân tố quan trọng trong phát

triển năng lực ứng dụng thực tiễn, phát triển khoa học cho học sinh. Nếu thiếu cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị dạy học sẽ là một thiệt thòi lớn, kìm hãm sự phát triển

khả năng ứng dụng của HS. Học không đi đôi với hành, sẽ làm trường kiến thức của

các em thiếu thực tế, ảnh hưởng đến phát triển sau này.

1.6.2. Những yếu tố khách quan

- Chủ trương của Đảng và Nhà nước, chính sách của ngành: Nghị quyết của

Đảng đã định hướng cho việc đổi mới của ngành giáo dục; các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, của Sở GD&ĐT cũng đã cụ thể hóa các nhiệm vụ trong quản lý hoạt động dạy học đó chính là căn cứ điều hành công tác quản lý dạy học nói chung và

quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh nói riêng. Bên cạnh các văn bản chỉ đạo, công tác quản lý của Hiệu trưởng sẽ đạt hiệu quả cao hơn khi nhận được sự chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo, sự quan tâm đúng đắn của ngành thông qua các cơ chế chính sách, các chế độ ưu đãi ...

- Sự quan tâm chăm lo của cấp chính quyền địa phương: Các cấp lãnh đạo

địa phương không trực tiếp chỉ đạo về quản lý hoạt động dạy học song có vai trò rất lớn với công tác quản lý dạy học của mỗi nhà trường. Sự chăm lo tới phong trào giáo dục của địa phương, sự quan tâm tới giáo dục của mỗi làng xã, mỗi gia đình, sự huy động mọi nguồn lực từ cộng đồng tới giáo dục sẽ thúc đẩy mạnh mẽ chất lượng dạy học và chất lượng quản lý hoạt động dạy học của nhà trường.

- Sự phát triển của KT-XH đã làm thay đổi nhận thức của người dân về giáo

dục, họ quan tâm đến việc con em mình sẽhọc được những gì từ nhà trường và thầy

cô, những gì mà xã hội nghề nghiệp đang cần. Ngày càng có nhu cầu cấp thiết phải trang bị cho người học những năng lực cơ bản, cần có để bước vào thế giới nghề nghiệp, cuộc sống. Vì vậy, nhà trường đóng vai trò như một nhà “cung ứng dịch vụ” đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Tiểu kết chƣơng 1

Qua nghiên cứu về hoạt động dạy học của HS ở trường THPT FPT, Hà Nội và quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh đã làm rõ một số khái niệm cơ bản về hoạt động dạy học. Đồng thời chỉ rõ vai trò và ý nghĩa của hoạt động dạy học cho HS theo định hướng phát triển năng lực cho thấy vai trò

của quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường phổ thông là vô cùng quan trọng.

Hoạt độngdạy học là bộ phận của quá trình giáo dục trong nhà trường, có vai

trò quan trọng trong việc tạo nên sản phẩm đáp ứng mục tiêu giáo dục trong giai đoạn phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước.

Quản lý hoạt động dạy học bao gồm: Quản lý thực hiện kế hoạch hoạt động dạy học phát triển năng lực học sinh, quản lý việc tổ chức thực hiện dạy học phát triển năng lực học sinh, quản lý chỉ đạo hoạt động dạy học phát triển năng lực học sinh, quản lý kiểm tra- đánh giá dạy học phát triển năng lực học sinh, quản lý hoạt động dạy học của tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực học sinh, quản lý hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của giáo viên về dạy học phát triển năng lực học sinh. Để thực hiện tốt hoạt động này hiệu trưởng và người quản lý cần bắt đầu từ:

trình độ đội ngũ cán bộ, giáo viên, xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động một

cách khoa học, hợp lý. Vấn đề quản lý giám sát hoạt động của giáo viên, đoàn thể, các tổ chuyên môn trong các nhà trường và quản lý Ban đại diện cha mẹ học sinh phải được phối kết hợp một cách chặt chẽ với nhau. Thực hiện tốt các công việc quản lý, động viên cổ vũ người dạy, cán bộ mang hết lòng nhiệt huyết và khả năng của bản thân để cống hiến, làm việc cho tập thể.

Việc nghiên cứu, phân tích các cơ sở lý luận có liên quan đến hoạt động dạy học, quản lý hoạt động dạy học, các điều kiện cần thiết và vai trò của người hiệu trưởng hay quản lý trong việc tổ chức thực hiện hoạt động dạy học là những cơ sở lý luận cơ bản để tác giả đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT FPT, Hà Nội từ đó đề xuất những biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường ở hai chương sau.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG FPT, HÀ NỘI

THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH 2.1. Quá trình hình thành và phát triển Trƣờng THPT FPT, Hà Nội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những năm gầnđây, xu thếquốctế hóa giáo dụcđang diễn ra mạnhmẽ, nhu cầu nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của tiến trình toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức ngày càng cao đòi hỏi sự đổi mới không chỉ ở bậc giáo dục đại học. Để có thể

tận dụng tốt nhất những năm học đại học, chuẩn bị vững chắc nhất cho sự nghiệp

lâu dài sau này, học sinh cần được chuẩn bị đúng ngay ở các bậc học phổ thông. Trong bốicảnhđó, Trường Trung học phổ thông FPT ra đời với mong muốn tạo ra một ngôi trường nơi học sinh được phát triển về mọi mặt và trên hết là khả năng sống nội trú tự lập tại trường xa bố mẹ vô cùng cần thiết cho giai đoạn tiếp theo khi các em trở thành một sinh viên một công dân toàn cầu đúng nghĩa.

2.1.1. Tầm nhìntrường THPT FPT trong hệ thống giáo dục phổ thông Hà Nội

Trở thành một hệ thống giáo dục đẳng cấp Quốc tế, khác biệt, đậm đà giá trị Việt Nam.

2.1.2. Sứ mệnh

Phát triển con người toàn diện và cung cấp năng lực học tập toàn cầu cho học sinh.

2.1.3. Lịchsử hình thành nhà trường

Những năm gầnđây, xu thếquốctế hóa giáo dụcđang diễn ra mạnhmẽ, nhu cầu nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của tiến trình toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức ngày càng cao đòi hỏisự đổi mới không chỉ ở bậc giáo dục đại học.Để có thể

tận dụng tốt nhất những năm học đại học, chuẩn bị vững chắc nhất cho sự nghiệp

lâu dài sau này, học sinh cầnđượcchuẩnbịđúng ngay ở các bậchọcphổ thông. Trong bốicảnhđó, Trường Trung học phổ thông FPT ra đời với mong muốn tạo ra một môi trường nơi học sinh được phát triển cá nhân về mọi mặt, xác định được sở thích và chuẩn bị những kiếnthức, kỹ năng, thái độ ứng xử, nền tảng văn hóa và trên hết là một tinh thần tự lập vô cùng cần thiết cho giai đoạn chính thức trưởng thành, có thểtrở thành một công dân hiệnđại trong bốicảnh toàn cầu hóa.

2.1.4. Mô hình trườnghọckiểumới

Trường THPT FPT là hệ phổ thông chất lượng cao trực thuộc Tổ chức Giáo

dục FPT, hoạt động theo mô hình nội trú, có trụsở đặttại Khu Công nghệ cao Hoà Lạc, Hà Nội. Toàn bộ học sinh sẽ tập trung học tại trường từ thứ Hai tới thứ Sáu hàng tuần. Và về nhà đoàn tụ với gia đình vào hai ngày cuối tuần. Mục tiêu của Trường THPT FPT là tạo dựng môi trường giúp học sinh phát triển cá nhân toàn diện, xác định được đam mê, chuẩn bị những kiến thức, kỹ năng, thái độ ứng xử, nền tảng văn hóa và trên hết là một tinh thần tự lập vô cùng cần thiết cho giai đoạn họctậpđạihọc và chính thứctrưởng thành sau này.

Trường THPT FPT được thừa hưởng nhiều thành quả giáo dục từ Tổ chức Giáo dục FPT, đồng thời có thể giải quyết được sớm những tồn tại của giáo dục phổ thông, như các vấn đề về ngoại ngữ, kỹ năng, phương pháp tư duy, sự chủ động. Học sinh của Trường THPT FPT sẽ đượcchuẩnbị chu đáo để hướngtới các chương trình giáo dục quốc tế như tại ĐH FPT, du học hoặc các trường đại học hàng đầu trong nước.

2.1.5. Triết lý giáo dục

Nhà trường luôn coi sự tự lập – trưởng thành của từng học sinh là triết lý giáo dục được đưa lên hàng đầu, cùng định hướng vươn ra quốc tế nhưng vẫn gìn giữnhững giá trị văn hóa truyềnthống của dân tộc.

Học sinh FPT sẽ được trang bị những kỹ năng để nhận thức và tôn trọng chính mình, tôn trọng người khác và tôn trọng cộng đồng, cũng như hòa nhập vào môi trường toàn cầu hóa, chuẩn bị cho giai đoạn chuyển giao thế hệ nơi mọi công dân muốn phát triểnđềucầnbước ra thếgiới.

Đồng thời các em cũng sẽ được định hướng nghề nghiệpsớm, được tạo môi trường để phát triển toàn diện, được sốngđúng với lứatuổi của mình và được quan tâm sát sao bởi những ngườithầyđồngthờicũng là những ngườibạn.

2.1.6. sởhạtầng

Cùng nằm trong khuôn viên với đạihọc FPT Hà Nội, học sinh nhà trường sẽ học tập và chia sẻ chung cơ sởhạ tầng đạtchuẩnquốc tếvới các sinh viên đạihọc. Nhà trường có cơ sở hạtầng CNTT hiện đại giúp việc học tập, giảng dạy của học sinh và giáo viên trở nên dễ dàng hơn so với các trường trên địa bàn.

Các nhu cầucuộcsốngcủahọc sinh sẽ được đápứngđầy đủvớihệ thốngcơ sở vật chất tốt như Khu nhà ăn, Căng- tin, Siêu thị mini, phòng Y tế, Dịch vụ giặt là… Nhà trường cũng trang bị các khu thể thao nhằm đem đến cho học sinh một

cuộc sống tinh thần phong phú như sân băng nhân tạo, sân bóng chuyền, bóng rổ,

sân đá bóng cỏ nhân tạo hay khu thểdụcdụng cụ trong nhà và ngoài trời.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông FPT, thành phố Hà Nội theo hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 37)