Xây dựng kế hoạch dạy học phát triển năng lực học sinh cho giáo viên

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông FPT, thành phố Hà Nội theo hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 81 - 84)

3.2. Biện pháp quản lý dạy học ở Trƣờng Trung học phổ thông FPT theo

3.2.1. Xây dựng kế hoạch dạy học phát triển năng lực học sinh cho giáo viên

a) Mục đ ch của iện pháp

Biện pháp được xây dựng với mục tiêu nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giai đoạn hiện nay là HĐDH hướng đến phát triển và đưa năng lực của học sinh nhà trường đi vào nền nếp, thực hiện đúng kế hoạch, giúp cho mục tiêu giáo dục của từng môn học, khối lớp học có thể đạt được và đảm bảo chất lượng như đã đề ra.

) Nội dung của iện pháp

Đảm bảo rằng mục tiêu dạy học trong chương trình giáo dục hiện hành được thực hiện một cách có hiệu quả, duy trì tính logic của hệ thống kiến thức và tính liên môn của các môn học trong kế hoạch dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh.

TCM dựa trên cơ sở kế hoạch năm học đã được quy định để thiết lập kế hoạch cho tổ, đồng thời phân phối nội dung chương trình đã được quy định chung.

Trên cơ sở đó giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học cá nhân như kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học, kế hoạch chi tiết dạy học theo hướng phát triển năng lực học

sinh, kế hoạch KT-ĐG năng lực học sinh, kế hoạch bài giảng. TCM cần phải thảo

luận và đi đến thống nhất với nhau về mục tiêu cần đạt được, nội dung về phương pháp giảng dạy, thiết bị phục vụ bài dạy trong kế hoạch bài giảng của từng cá nhân.

Nội dung công việc cụ thể của từng giáo viên do TTCM chịu trách nhiệm phân công. BGH, TTCM tạo điều kiện để giáo viên thực hiện đúng chương trình của Bộ GD&ĐT ngay từ đầu năm học. CBQL cần sát sao kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của TCM, giáo viên, kịp thời phát hiện sai sót hoặc những vấn đề chưa hợp lý, còn bất cập để kịp thời điều chỉnh, uốn nắn, sửa chữa giúp TCM, giáo viên thực hiện đúng kế hoạch đã đề ra.

Kế hoạch của TCM hay cá nhân phải cụ thể hóa từng chương trình, từng bài

theo hướng phát triển năng lực của học sinh.

c) Cách thức thực hiện iện pháp

Hiệu trưởng phụ trách hướng dẫn, yêu cầu các TCM tiến hành họp tổ, từ đó đi đến thống nhất chung về chỉ tiêu cần đạt trong năm học. TTCM có trách nhiệm căn cứ trên những mục tiêu chung của nhà trường đề ra để cân nhắc những đề nghị lên BCH trong việc phân công chuyên môn nhằm mục đích hỗ trợ công tác dạy học trước khi bắt đầu năm học mới. Trực tiếp chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch giảng dạy môn học cá nhân theo nội dung phát triển năng lực học sinh.

Nội dung chương trình sách giáo khoa cần được TCM và các giáo viên nghiên cứu, phân tích, rà soát; đồng thời thực hiện tái cấu trúc chương trình giảng dạy, đưa những nội dung không cần thiết hoặc quá phức tạp vào chương trình giảm tải theo quy định, bổ sung những hoạt động mang tính ứng dụng, thực hành, chú trọng bồi dưỡng và phát huy năng lực hợp tác, sáng tạo, tư duy của các em học sinh theo yêu cầu của BGH nhà trường đề ra.

Tổ chức cho toàn thể giáo viên học tập, quán triệt nghị quyết, nhiệm vụ năm học, các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, những quy định quy chế chuyên môn, nhằm định hướng nội dung cơ bản, phương pháp dạy học, sử dụng thiết bị dạy học, tài liệu tham khảo mới của bộ môn, nội dung giảm tải, phù

hợp với từng đối tượng học sinh nhằm thực hiện xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh. Khảo sát chất lượng các lớp để phát hiện, nắm bắt số lượng học sinh giỏi, trung bình và yếu để từ đó có kế hoạch chi tiết, cụ thể, nhằm bồi dưỡng nâng cao cho học sinh giỏi, đồng thời học sinh yếu cũng có cơ hội để vươn lên.

HĐDH theo hướng phát triển năng lực học sinh được phân tích dựa trên các yếu tố sau: kết quả đạt được, những hạn chế, trở ngại, thách thức. Trong đó có sự so sánh đối chiếu với các năm học trước để tìm kiếm các nhiệm vụ ưu tiên trong năm học mới; Xây dựng các mục tiêu, tiêu chí cần đạt được của HĐDH theo hướng phát triển năng lực học sinh; tiến hành phân công nhiệm vụ cho các đơn vị, cá nhân theo chức năng, nhiệm vụ, xây dựng cơ chế phối hợp và xác định trách nhiệm cụ thể, rõ ràng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trên; Nhà trường cần phải xác định nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện kế hoạch, bởi đây là điều kiện làm cho kế hoạch được thực hiện tốt.

Bảng 3.1. Kế hoạch dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh của giáo viên

TT

Môn

học

Tên bài/

Tên chủ

đề Bài tƣơng ứng SGK số tiếtTổng

Tiết theo PPCT Nội dung/ phƣơng pháp/ hình thức Tổ chức dạy học Định hƣớng phát triển năng lực học sinh Điều chỉnh/ Ghi chú … ...

d) Điều kiện thực hiện iện pháp

Có kế hoạch cụ thể, chi tiết trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh từ cấp trường, TCM, giáo viên bộ môn.

Kế hoạch chung của toàn trường được xây dựng bởi hiệu trưởng dựa trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Bộ, Sở GD&ĐT. Nội dung kế hoạch cần xác định được mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể, các tổ chuyên môn căn cứ vào mục tiêu đó để thiết lập kế hoạch chi tiết và phù hợp cho tổ của mình. Theo đó, giáo viên bộ môn xây dựng

kế hoạch dạy học theo phân phối chương trình và đáp ứng được các phương hướng nhiệm vụ chung của nhà trường và của tổ chuyên môn. CBQL cần phải giám sát, đôn đốc công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch để đảm bảo tính đồng bộ từ trên xuống dưới trong quá trình lập kế hoạch.

Lập kế hoạch dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh có vai trò

quan trọng đối với mỗi giáo viên vàlà việc làm khoa học vàhiệu quả. Kế hoạch học

tập của học sinh và kế hoạch giảng dạy của giáo viên phải được gắn kết một cách chặt chẽ với nhau. Thường xuyên kiểm tra đánh giá, theo dõi và có những điều chỉnh cần thiết, kịp thời là trách nhiệm của người hiệu trưởng.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông FPT, thành phố Hà Nội theo hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 81 - 84)