qua điều tra nắm bắt thông tin học sinh của GVCN, GVBM và hình thức kiểm tra
khảo sát, từ đó xây dựng các biện pháp giúp đỡ học sinh vươn lên trong học tập. - Để cải tiến việc soạn bài theo hướng đổi mới phát huy được tính chủ động,
tích cực, sáng tạo,gây hứng thú cho học sinh cần có công tác đánh giá tổ chức nhận
xét rút kinh nghiệm trong tổ, nhóm chuyên môn thường xuyên.
1.5.6. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh học sinh
Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc để quản lí hoạt động đánh giá chất lượng giáo dục người lãnh đạo giáo dục cần thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
1) Thành lập nhóm đánh giá.
2) Chỉ đạo việc triển khai thực hiện các văn bản công tác đánh giá chất lượng giáo dục.
3) Chỉ đạo các hoạt động đánh giá.
a) Chỉ đạo việc xây dựng và triển khai kế hoạch đánh giá
b) Chỉ đạo và tham gia các hoạt động đánh giá
4) Xét duyệt báo cáo đánh giá: do bộ phận khảo thí hay bộ phận phụ trách đánh giá đưa lên.
5)Phân bổ thời gian và nguồn lực cho hoạt động đánh giá [28]
Theo quan điểm trước đây thì đề kiểm tra phải bám sát chuẩn kiến thức, kĩ
năng, phải thể hiện bamức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Giáo viên cần ra đề
thi mang tính phân loại học sinh, phù hợp với lực học, bám sát chương trình, nội dung, chương trình học do bộ giáo dục quy định. Còn hiện nay, để đánh giá được năng lực của học sinh, cần vận dụng cách đánh giá của PISA vào quá trình dạy học. Việc đánh giá này phải bám sát vào khung đánh giá năng lực theo từng lĩnh vực.
Để thực hiện điều này, người CBQL, giáo viên cần phải:
- Tập huấn giáo viên về xây dựng đề kiểm tra theo ma trận kiến thức, tổ chức
xây dựng đề kiểm tra theo hướng dẫn ở các bộ môn; chuẩn bị các điều kiện để tham gia đánh giá học sinh lứa tuổi 15 theo chuẩn PISA từ năm 2012.
luyện của học sinh thì cần cải tiến phương thức đánh giá kết quả giáo dục. Bên cạnh đó cũng cần hướng dẫn chỉ đạo đội ngũ giáo viên kết hợp chặt chẽ giữa định lượng và định tính trong hình thức và phương pháp đánh giá; đảm bảo đánh giá một cách chính xác, khách quan, công bằng; để từ đó đánh giá thực sự trở thành động lực thúc đẩy học sinh trong học tập và rèn luyện.
- Đánh giá thành tích học tập của học sinh: Cần chú ý cả quá trình học tập
trong đánh giá thành tích của học sinh chứ không chỉ đánh giá kết quả cuối cùng như cách trước đây. Khi xác định tiêu chí đánh giá kết quả học tập của học sinh nên
tạo điều kiện cho học sinh cùng tham giađánh giá để có được một kết quả thực chất
nhất. Cần chú trọng vào khả năng vận dụng tri thức trong việc giải quyết các nhiệm vụ chứ không tập trung vàokhả năng tái hiện tri thứctheo cách học thuộc lòng.
- Sử dụng các hình thức và phương pháp đánh giá: Trong giờ, ngoài giờ; chính thức, không chính thức; qua sản phẩm, báo cáo; kết hợp định tính và định
lượng. Kết hợp các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá khác nhau như sử
dụng trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận; kết hợp kiểm tra theo nhóm với kiểm tra cá nhân; kiểm tra theo chủ đề; có thể là thể hiện cách hiểu, các kiến
thức về bài học của mình qua trải nghiệm thực tế, xem video, hay cách áp dụng các
kiến thức đã học vào thực tiễn chứ kiểm tra không chỉ là viết ra giấy,...
- Yêu cầu giáo viên khi đánh giá kết quả giáo dục các môn học ở mỗi lớp và
mỗi cấp học cần phải:
+ Đặt ra những yêu cầu cơ bản nhất mà học sinh cần đạt về các khía cạnh kỹ
năng, kiến thức, thái độ sau mỗi lớp, mỗi giai đoạn, cấp học. Việc đánh giá cần dựa trên chuẩn kiến thức và kỹ năng của từng môn học ở từng lớp học riêng biệt;
+ Kết hợp đánh giá thường xuyên với đánh giá định kỳ, giữa tự đánh giá của
người học và đánhgiá của giáo viên, giữa đánh giá của trường học và đánh giá của
người thân, xã hội.
+ Cần xây dựng công cụ đánh giá thích hợp nhằm đánh giá được khách quan,
toàn diện, trung thực, công bằng, có khả năng phân loại tích cực, giúp học sinh kịp thời sửa chữa thiếu sót của bản thân.