PHẦN II PHẦN NỘI DUNG
1.4. Quản lý tiền lương trong doanh nghiệp
1.4.1. Quản lý tổng quỹ tiền lương
1.4.1.1. Các loại tổng quỹ tiền lương
Để quản lý tốt quỹ tiền lương, các doanh nghiệp giao nhiệm vụ cho bộ phận quản lý nhân sự tiền lương tiến hành phân chia quỹ tiền lương của doanh nghiệp thành các bộ phận khác nhau nhằm mục đích xem xét đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng đến tổng quỹ tiền lương ở những bộ phận này, từ đó tìm ra các biện pháp quản lý tiền lương được tốt hơn. Tổng quỹ tiền lương của doanh nghiệp có thể phân ra:
Tổng quỹ tiền lương theo giờ là số tiền doanh nghiệp trả cho người lao động hưởng lương theo giờ khi doanh nghiệp có người lao động làm việc và hưởng lương theo giờ công.
Tổng quỹ tiền lương theo ngày là số tiền doanh nghiệp trả cho người lao động hưởng lương theo ngày công khi doanh nghiệp có người lao động làm việc theo ngày công và được hưởng lương theo ngày làm việc.
Tổng quỹ tiền lương theo tháng số tiền doanh nghiệp trả cho người lao động làm việc và nhận lương theo tháng.
Tổng quỹ tiền lương có 03 bộ phận:
Tổng quỹ tiền lương chính theo thời gian: Là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian mà người lao động làm việc thực tế gồm: Lương cấp bậc, thưởng và các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương
Qũy tiền thưởng: Là tổng số tiền mà doanh nghiệp trả cho NLĐ ngoài tiền lương, nhằm mục đích nâng cao năng suất lao động.
Phụ cấp: Là tổng số tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động ngoài tiền lương, thưởng.
Phụ cấp gồm có: phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút.
1.4.1.2. Phương pháp quản lý tổng quỹ tiền lương trong doanh nghiệp
Tổng quỹ lương của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải chi ra trong một thời kỳ chiếm một phần quan trọng trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Vì vậy, việc phân tích tình hình sử dụng quỹ tiền lương có quan hệ chặt chẽ với tình hình sử dụng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đánh giá tình hình sử dụng quỹ tiền lương sẽ giúp cho doanh nghiệp biết được tình hình sử dụng quỹ lương là tiết kiệm hay lãng phí tổng quỹ tiền lương của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng tổng quỹ tiền lương, doanh nghiệp có thể đánh giá bằng hai cách:
Phương pháp tình hình sử dụng tổng quỹ tiền lương giản đơn
Việc đánh giá tình hình sử dụng quỹ lương theo phương pháp giản đơn này là việc so sánh tổng quỹ lương ở năm báo cáo với tổng quỹ lương năm kế hoạch theo số tuyệt đối và số tương đối, cụ thể:
Xác định mức độ chênh lệch tương đối về tổng quỹ tiền lương của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở năm báo cáo so với năm trước đó:
t = * 100 % (1) Trong đó:
t: Mức độc chênh lệch tương đối về tổng quỹ tiền lương
FBC , FKH: Tổng quỹ lương ở kỳ báo cáo và kỳ kế hoạch
Xác định mức độ chênh lệch tuyệt đối về tổng quỹ tiền lương của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở năm báo cáo so với năm trước đó:
∆F= FBC - FKH (đơn vị tiền tệ) (±) (2) Trong đó:
∆F: Mức độc chênh lệch tuyệt đối về tổng quỹ tiền lương
FBC , FKH: Tổng quỹ lương ở kỳ báo cáo và kỳ kế hoạch
Nếu (1) > 100% và (2) > 0 (+) thì quy mô tổng quỹ tiền lương của doanh nghiệp ở năm báo cáo tăng hơn so với năm kế hoạch 1 lượng tương đối là t%, tương đương tăng một lượng tuyệt đối là ∆F đồng.
Nếu (1) < 100% và (2) < 0 (-) thì quy mô tổng quỹ tiền lương của doanh nghiệp ở năm báo cáo giảm so với năm kế hoạch 1 lượng tương đối là t%, tương đương giảm tổng quỹ tiền lương ở kỳ báo cáo so với kỳ kế hoạch là ∆F đồng.
Nếu (1) = 100% và (2) = 0 thì quy mô tổng quỹ tiền lương của doanh nghiệp không thay đổi cả ở 2 năm thống kê.
Ví dụ: Doanh nghiệp X có báo cáo về tổng quỹ tiền lương như sau:
Năm 2017 2018
Tổng quỹ tiền lương (tỷ đồng) 38 45
Với thông tin trên báo cáo về tổng quỹ tiền lương của doanh nghiệp qua hai năm 2017, 2018, doanh nghiệp sẽ tiến hành phân tích được tình hình biến động tổng quỹ tiền lương giản đơn như sau:
Mức độ chênh lệch tương đối về tổng quỹ tiền lương của doanh nghiệp X ở năm 2018 so với năm 2017 là:
t = 38 45
* 100% = 118,42%
Mức độ chênh lệch tuyệt đối về tổng quỹ tiền lương của doanh nghiệp X ở năm 2018 so với năm 2017 là:
∆F = 45 – 38 = +7 (tỷ)
Vậy, quy mô tổng quỹ tiền lương của doanh nghiệp X ở năm 2018 tăng so với năm 2017 một lượng tương đối là 18,42% tương đương tăng một lượng tuyệt đối là 7 tỷ đồng. Việc tăng tổng quỹ tiền lương cho thấy hiệu quả sả xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiến triển tốt, nguồn hình thành quỹ lương tốt, hiệu quả kinh doanh tăng lên.
Phương pháp phân tích hiệu quả sử dụng tiền lương có liên hệ với tình hình sản xuất
Một công cụ quan trọng trọng công tác quản lý tổng quỹ tiền lương của các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Để đánh giá hiệu quả sử dụng tổng quỹ tiền lương, các doanh nghiệp tiến hành các bước sau:
Một là, tổng hợp các báo cáo về tổng quỹ tiền lương và tổng khối lượng hoặc tổng giá trị sản phẩm sản xuất của doanh nghiệp theo thời gian.
Hai là, xác định mức độ chênh lệch tương đối về tổng quỹ tiền lương của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có liên đới tới kết quả sản xuất kinh doanh ở năm báo cáo so với năm trước đó theo công thức:
Ba là, xác định mức độ chênh lệch tuyệt đối về tổng quỹ tiền lương của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có liên đới tới kết quả sản xuất kinh doanh ở năm báo cáo so với năm trước đó theo công thức:
∆F = - * KH BC Q Q (2) - Trong đó:
FBC: Tổng quỹ lương kỳ báo cáo.
FKH: Tổng quỹ lương kỳ kế hoạch.
QBC: Sản lượng (giá trị sản xuất) kỳ báo cáo.
QKH: Sản lượng (giá trị sản xuất) kỳ kế hoạch.
Bốn là, dùng kết quả phân tích, nhận xét, đánh giá hiệu quả sử dụng tổng quỹ tiền lương của doanh nghiệp như sau:
Trường hợp 1: Nếu (1) > 100%, (2) > 0 (+) cho thấy hiểu quả sử dụng tổng quỹ tiền lương của doanh nghiệp ở năm báo cáo kém hơn so với năm kế hoạch, kết quả sản xuất đầu ra của doanh nghiệp thấp hơn tổng quỹ tiền lương đầu vào của doanh nghiệp, cụ thể doanh nghiệp đã lãng phí t% tổng quỹ tiền lương, tương đương với lãng phí ∆F đồng tổng quỹ tiền lương của doanh nghiệp ở năm báo cáo so với năm kế hoạch.
Trường hợp 2: Nếu (1) < 100%, (2) < 0 (–) cho thấy hiểu quả sử dụng tổng quỹ tiền lương của doanh nghiệp ở năm báo cáo tốt hơn so với năm kế hoạch, kết quả sản xuất đầu ra của doanh nghiệp cao hơn tổng quỹ tiền lương đầu vào của doanh nghiệp, cụ thể doanh nghiệp đã tiết kiệm t% tổng quỹ tiền lương, tương đương với tiết kiệm ∆F đồng tổng quỹ tiền lương của doanh nghiệp ở năm báo cáo so với năm kế hoạch.
Trường hợp 3: Nếu (1) = 100% và (2) = 0 thì tổng quỹ tiền lương của doanh nghiệp không thay đổi ở cả 2 kỳ thống kê.
Ví dụ: Doanh nghiệp X có kết quả thống kê về tổng quỹ lương và giá trị sản xuất đạt được ở hai năm 2017, 2018 như sau:
Năm 2017 2018
Tổng quỹ tiền lương (tỷ đồng) 38 45
Giá trị sản xuất ( tỷ đồng) 48 60
Với thông tin trên báo cáo về tổng quỹ tiền lương và tổng giá trị sản xuất của doanh nghiệp qua hai năm 2017, 2018, doanh nghiệp sẽ tiến hành phân tích được hiệu quả quản lý tổng quỹ tiền lương của doanh nghiệp có liên hệ với kết quả sản xuất kinh
doanh như sau:
Mức độ chênh lệch tương đối về tổng quỹ tiền lương sử dụng trong tương quan liên hệ với tổng giá trị sản xuất đầu ra đạt được của doanh nghiệp X ở kì báo cáo so với kì gốc là: t = 48 60 * 38 45 * 100 % = 94,7 (%) (1)
Mức độ chênh lệch tuyệt đối về tổng quỹ tiền lương sử dụng trong tương quan liên hệ với tổng giá trị sản xuất đầu ra đạt được của doanh nghiệp X ở kì báo cáo so với kì gốc là:
∆F = 45 – 38 * 48 60
= -2,5 ( tỷ) (2)
Ta thấy (1) < 100%, (2) - cho thấy hiểu quả sử dụng tổng quỹ tiền lương của doanh nghiệp ở năm báo cáo cao hơn so với năm kế hoạch, kết quả sản xuất đầu ra của doanh nghiệp cao hơn tổng quỹ tiền lương đầu vào được doanh nghiệp sử dụng để chi lương, cụ thể ở năm 2018, doanh nghiệp đã tiết kiệm 5,3% tổng quỹ tiền lương, tương đương với tiết kiệm 2,5 tỷ đồng tổng quỹ tiền lương của doanh nghiệp ở năm 2018 so với năm 2017.