Quản lý các khoản trích theo lương

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TIN HỌC TIẾN THÀNH (Trang 35 - 37)

PHẦN II PHẦN NỘI DUNG

1.4. Quản lý tiền lương trong doanh nghiệp

1.4.5. Quản lý các khoản trích theo lương

Cùng với việc quản lý tiền lương của doanh nghiệp, công tác quản lý các khoản trích theo lương cho người lao động nhằm đảm bảo những tiêu chuẩn tối thiếu về thu nhập, đảm bảo về các khoản bảo hiểm như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn cho người lao động khi tham gia làm việc tại các doanh nghiệp cũng cần thiết phải quan tâm:

Tại các doanh nghiệp hiện nay, các khoản trích theo lương được tính trừ lương người lao động là 10,5% trên tiền lương bao gồm tiền lương chính và các khoản phụ cấp và tính vào chi phí doanh nghiệp là 23,5% (doanh nghiệp trả thay người lao động) theo Quyết định 595/QĐ - BHXH và Công văn 2159/BHXH - BT quy định như sau:

Bảng 1.2. Tổng hợp các khoản trích theo lương

Các khoản trích theo lương Trích vào chi phí doanh

nghiệp

Trích vào lương của người lao

động

Tổng

Bảo hiểm xã hội 17,5% 8% 25,5%

Bảo hiểm y tế 3% 1,5% 4,5%

Bảo hiểm thất nghiệp 1% 1% 2%

Tổng các khoản bảo hiểm 21,5% 10,5% 32%

Kinh phí công đoàn 2% - 2%

Tổng cộng 23,5% 10,5% 34%

[10;4]

1.4.5.1. Bảo hiểm xã hội

Theo khái niệm của tổ chức lao động Quốc tế (ILO- International Labour Oganiztion): “ Bảo hiểm xã hội được hiểu là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thông qua một loạt các biện pháp công cộng để chống lại tình trạng khó khăn về tài chính do bị mất hoặc giảm thu nhập gây ra bởi: ốm đau, mất khả năng lao động, tuổi già, tàn tật… thêm vào đó BHXH bảo vệ chăm sóc sức khoẻ, chăm sóc y tế cho cộng đồng và trợ cấp cho các gia đình khó khăn”.

Như vậy ngoài tiền lương thì công nhân viên còn được trợ cấp xã hội. Khoản trợ cấp xã hội này chủ yếu được chi từ quỹ BHXH.

Quỹ BHXH được hình thành chủ yếu từ sự đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động và một phần hỗ trợ của nhà nước.

Trong đó: 17,5% được tính vào chi phí của doanh nghiệp 8% được tính trừ vào lương của nhân viên.

Quỹ bảo hiểm xã hội được chi tiêu cho các trường hợp: người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất

Quỹ này do cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý.

Nhà nước quy định chính sách về BHXH, nhằm từng bước mở rộng và nâng cao việc bảo đảm vật chất. Góp phần ổn định đời sống cho người lao động và gia đình của họ trong các trường hợp người lao động ốm đau, thai sản, hết tuổi lao động, bệnh nghề nghiệp, mất việc làm, bị tai nạn lao động, chết, gặp rủi ro hoặc các khó khăn khác.

Ở Việt Nam hiện nay những người lao động có tham gia đóng BHXH, đều có quyền được hưởng BHXH. Đóng BHXH bắt buộc hay tự nguyện được áp dụng đối với từng loại đối tượng và từng loại doanh nghiệp để bảo đảm cho người lao động được hưởng các chế độ BHXH thích hợp.

Quỹ BHXH được quản lý thống nhất theo chế độ tài chính của nhà nước, hạch toán độc lập và được nhà nước bảo hộ.

1.4.5.2. Bảo hiểm y tế

Quỹ bảo hiểm y tế được sử dụng để thanh toán các khoản tiền khám, chữa bệnh, viện phí, thuốc thang… cho người lao động trong thời gian ốm đau, thai sản…

Theo chế độ hiện hành, các doanh nghiệp phải thực hiện trích quỹ bảo hiểm y tế bằng 4,15%, trong đó 3% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh và 1,5% trừ vào thu nhập của người lao động.

Quỹ BHYT do nhà nước tổ chức. Giao cho cơ quan BHYT thống nhất quản lý và chi trả cho người lao động, thông qua mạng lưới y tế. Nhằm huy động sự đóng góp của cá nhân, tập thể, cộng đồng xã hội để tăng cường chất lượng trong việc khám, chữa bệnh. Vì vậy khi tính được mức trích bảo hiểm y tế các doanh nghiệp phải nộp toàn bộ cho cơ quan BHYT

1.4.5.3. Kinh phí công đoàn

Để có nguồn kinh phí cho hoạt động công đoàn, doanh nghiệp phải trích theo tỷ lệ quy định so với tổng số tiền lương thực tế phát sinh. Kinh phí công đoàn là người tài trợ cho hoạt động công đoàn ở các cấp. Theo chế độ hiện hành, kinh phí công đoàn được tính theo tỷ lệ 2% trên tổng tiền lương thực tế phải trả cho người lao động, kể cả

hợp đồng lao động có thời hạn. Khoản chi phí này được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời kỳ hạch toán.

Thông thường khi trích kinh phí công đoàn thì doanh nghiệp phải nộp một nửa còn một nửa để lại chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại đơn vị.

1.4.5.4. Bảo hiểm thất nghiệp

Được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp của người lao động thực tế phát sinh trong tháng.

Đây là một biện pháp nhằm hỗ trợ người lao động bằng một khoản tài chính nhằm đảm bảo ổn định cuộc sống của người lao động trong thời gian mất việc.

Tỷ lệ trích bảo hiểm y tế hiện hành là 2%, trong đó 1% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh và 1% trừ vào lương của người lao động

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TIN HỌC TIẾN THÀNH (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w