PHẦN II PHẦN NỘI DUNG
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý tiền lương trong doanh
1.5.2. Các nhân tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp
Năng suất lao động
Lương cũng là một trong những động lực khiến lao động làm việc hiệu quả hơn, năng suất lao động cũng cao hơn. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, nâng lương bao giờ cũng phải đi liền với tăng năng suất lao động. Nếu năng suất lao động không tăng, doanh nghiệp không có cơ sở để tăng lương. Trong bất kỳ tình huống nào, việc nâng cao năng suất lao động cũng là cần thiết thì việc nâng lương mới đảm bảo một cách bền vững. Nếu không tăng năng suất lao động, việc nâng lương sẽ ăn vào vốn, chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Lương tăng nhưng năng suất lao động không tăng, trong khi giá cả hàng hóa dịch vụ tăng nhanh hơn, khiến thu nhập thực tế của người lao động ở mức độ nào đó chỉ tăng trên danh nghĩa. Do vậy, cần một lộ trình cụ thể giải quyết từ gốc vấn đề. Và điều này phải bắt đầu từ các chính sách tổng thể về bảo đảm an sinh xã hội, đồng thời với cải cách tiền lương…
Quy chế chi tiêu nội bộ của doanh nghiệp
Quy chế chi tiêu nội bộ căn cứ vào văn bản trong đó nêu rõ quy chế trả lương, thưởng, phụ cấp cho người lao động mà người lao động khi tham gia vào làm việc cho cơ quan tổ chức doanh nghiệp đều được trả lương, trả lương công bằng theo quy chế. Quy chế phụ thuộc vào điều kiện kinh tế kỹ thuật của đơn vị, nếu đơn vị có nguồn thu lớn thì quy chế chi tiêu sẽ rộng rãi hơn, kích thích người lao động hơn.
Sức lao động là yếu tố đầu vào chính yếu của quá trình sản xuất kinh doanh cho dù với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật các công nghệ mới được ra đời và ứng dụng nhanh chóng vào sản xuất với mức độ cơ khí hoá, tự động hoá tối đa thì vai trò lao động sống vẫn không thể phủ nhận mà nó ngày càng thể hiện được tầm quan trọng của mình thông qua sức mạnh của trí tuệ trong việc phát minh và ứng dụng các kỹ thuật vào quá trình sản xuất.
Sức lao động là cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp, nó kết hợp với các yếu tố khác để tạo ra sản phẩm. Nên tất yếu một đòi hỏi đặt ra là phải có một chính sách trả lương hợp lý, thỏa mãn nhu cầu tối thiểu của người lao động và ngày càng hoàn thiện cơ chế quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp.
Khả năng tài chính của doanh nghiệp
Khả năng tài chính của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng mạnh tới tiền lương.Với doanh nghiệp có khối lượng vốn lớn thì khả năng chi trả tiền lương cho người lao động
sẽ thuận tiện dễ dàng. Còn ngược lại nếu khả năng tài chính không vững thì tiền lương của người lao động sẽ rất bấp bênh, phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, khoản trích để hình thành quỹ lương.
Trình độ lao động
Trình độ lao động: Với lao động có trình độ cao thì sẽ có được thu nhập cao hơn so với lao động có trình độ thấp hơn bởi để đạt được trình độ đó người lao động phải bỏ ra một khoản chi phí tương đối cho việc đào tạo đó. Có thể đào tạo dài hạn ở trường lớp cũng có thể đào tạo tại doanh nghiệp. Để làm được những công việc đòi hỏi phải có hàm lượng kiến thức, trình độ cao mới thực hiện được, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp thì việc hưởng lương cao là tất yếu.
Thâm niên công tác, kinh nghiệm làm việc
Thâm niên công tác và kinh nghiệm làm việc thường đi đôi với nhau. Một người qua nhiều năm công tác sẽ đúc rút được nhiều kinh nghiệm, hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra trong công việc, nâng cao bản lĩnh trách nhiệm của mình trước công việc đạt năng suất chất lượng cao vì thế mà thu nhập của họ sẽ ngày càng tăng lên. Ngày nay trong nhiều tổ chức yếu tố thâm niên công tác có thể không phải là một yếu tố quyết định cho việc tăng lương. Thâm niên công tác chỉ là một trong những yếu tố giúp cho đề bạt, thăng thưởng nhân viên.
Sự hợp tác và làm việc theo nhóm: phân công rõ ràng giúp người làm ra thành tích vượt trôi và nâng cao hiệu quả công việc; hợp tác tốt mang lại quyền lực lớn để thực hiện nhiệm vụ dễ dàng hơn. Thường xuyên làm việc theo nhóm và hợp tác với các đồng nghiệp giúp theo đuổi thành tích cao hơn, thành công hơn và sẽ được sếp đánh giá cao, theo đó lương sẽ tăng cao hơn.
Phẩm chất về năng lực chuyên môn kỹ thuật, đặc biệt là về kỹ năng nghề nghiệp của người lao động
Đây là phẩm chất về chất lượng cực kỳ quan trọng của người lao động. Nội dung của phẩm chấtvề năng lực chuyên môn kỹ thuật, nhất là về kỹ năng nghề nghiệp, của người lao động được phản ánh ở tỷ lệ lao động qua đào tạo nói chung (cao đẳng, đại học, sau đại học và dạy nghề) và qua đào tạo nghề theo các cấp trình độ; chỉ số về năng lực canh tranh của lao động; chỉ số đánh giá chất lượng lao động…Các chỉ số nói trên càng cao sẽ tỷ lệ thuận với phẩm chất này của người lao động.
Thu nhập tiền lương của mỗi người còn phụ thuộc vào mức hoàn thành công việc của họ. Cho dù năng lực là như nhau nhưng nếu mức độ hoàn thành công việc là khác nhau thì tiền lương phải khác nhau. Đó cũng là sự phản ánh tất yếu của tính công bằng trong chính sách tiền lương.
Tiềm năng nhân viên
Những người có tiềm năng là những người chưa có khả năng thực hiện những công việc khó ngay, nhưng trong tương lai họ có tiềm năng thực hiện được những việc đó. Trả lương cho những tiềm năng được coi như đầu tư cho tương lai giúp cho việc giữ chân và phát triển tài năng cho tiềm năng của tương lai .Có thể có những người trẻ tuổi được trả lương cao bởi vì họ có tiềm năng trở thành những nhà quản trị cấp cao trong tương lai.
Những người có tiềm năng thường có những phẩm chất sau:
Cần nỗ lực làm việc cho công ty, sau đó mới tính đến sự báo đáp từ công ty Nên đứng từ góc độ của công ty xem xét mọi việc, đối đãi người khác như với chính bản thân mình; luôn tin tưởng vào công việc của mình.