Kiểu nhân vật người đội lốt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi pháp tự sự trong truyện cổ tày nùng luận văn ths văn học 60 22 01 20 (Trang 29 - 32)

Chương 1 KHÁI LƯỢC VỀ THI PHÁP TỰ SỰ VÀ VĂN HÓA TÀ Y NÙNG

2.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật chính diện

2.1.1. Kiểu nhân vật người đội lốt

Kiểu truyện người mang lốt là một kiểu truyện đặc trưng trong kho tàng truyện cổ dân gian các dân tộc Việt Nam nói chung và trong truyện cổ dân tộc Tày - Nùng nói riêng. Bên cạnh những kiểu truyện tiêu biểu như người dũng sĩ, người mồ côi, người em, người con riêng, những chàng trai có sức khỏe phi thường… thì kiểu truyện người mang lốt, chiếm một số không nhỏ và nó còn góp phần tạo nên vẻ độc đáo trong toàn bộ kho tàng văn học dân gian Tày -

Nùng. Trong hai cuốn Truyện cổ Tày và Truyện cổ Nùng của cùng tác giả Thu

Hương, chúng tôi thống kê có 11/24 truyện thuộc kiểu truyện người mang lốt. Kiểu nhân vật này xuất hiện trong tác phẩm không phải dưới hình dạng một người bình thường mà ẩn thân dưới hình thức “lốt” của một con vật hay lốt của một vật kì dị nào đó (có thể là một cục thịt, một con cóc, người có hình dạng vô cùng xấu xí). Nhân vật chỉ mang hình dạng người (thường có dung mạo khôi ngô hoặc xinh đẹp) sau khi đã vượt qua những thử thách khó khăn trong cuộc đời. Nhờ sự xuất hiện kì dị, sự biến đổi kỳ diệu từ lốt sang hình dạng con người bình thường của nhân vật mà truyện dân gian đã thể hiện sâu sắc triết lý nhân sinh và kiểu tư duy nghệ thuật đặc trưng của mỗi tộc người.

Đối tượng mang lốt trong văn học dân gian chủ yếu là những người nghèo khổ, bất hạnh trong xã hội có giai cấp. Qua khảo sát, trong truyện cổ Tày - Nùng chúng tôi nhận thấy, trong đối tượng mang lốt nếu là phàm trần thì đều là những người nghèo khó, người đi ở, người mồ côi. Ví dụ như chàng trai

mồ côi, nghèo khổ trong Chàng mồ côi và cô út (Tày), chàng mồ côi, rách rưới trong Công chúa và chàng dê rừng (Nùng) hay nhân vật lốt vật kì dị đi hỏi vợ như nhân vật chàng cóc Lệnh Trừ trong trong truyện Cóc con Lệnh Trừ

(Tày) do mang lốt một con cóc nên bị nhà vua và các cô con gái (trừ cô út) khinh ghét, xem thường...

Đặc biệt, bên cạnh người mang lốt là người phàm trần nghèo khó, có số phận bất hạnh, trong truyện cổ Tày - Nùng, người mang lốt còn lại chủ yếu là

nhân vật thần tiên. Ví như nhân vật con gái Long Vương trong truyện Tài Xì

Phoòng. Tài Xì Phoòng là chàng mồ côi phải đi làm thuê từ nhỏ. Một lần,

chàng đã cứu cá chép khỏi cái chết nên bị lão chủ nhà đánh đuổi ra ngoài. Chàng được cá thần là con gái Long Vương cứu. Họ nên vợ chồng rồi xin cha

Phù Lủ Tẩu để lên trần và trở nên vô cùng giàu có. Hoặc như truyện Chàng

gánh củi Thàng Cao Chúa: Chàng mồ côi gánh củi tên là Thàng Cao Chúa đã

cứu một con rắn hoa mai - con gái Long Vương. Rắn hóa thành cô gái đẹp và cùng chàng nên duyên chồng vợ. Họ sống giàu có và hạnh phúc. Sở dĩ nhân vật mang lốt là thần tiên có hai lí do: Một là qua sự gặp gỡ, giúp đỡ của nhân vật thần tiên, tác giả dân gian đề cao vẻ đẹp đạo đức, tâm hồn của nhân vật chính diện; Hai là tác giả dân gian Tày - Nùng đề cao yếu tố "thực" trong xây dựng nhân vật chính diện, tìm cách hợp lý hóa câu chuyện để phù hợp với thực tại cuộc sống, ca ngợi cách sống "ở hiền gặp lành".

Do nhân vật mang lốt chủ yếu là thần tiên, mang lốt để thử người trần và tìm cách thay đổi số phận người trần nên giới tính chủ yếu của nhân vật mang lốt trong truyện cổ Tày Nùng là giới tính nữ. Khảo sát kiểu nhân vật người mang lốt vật ở phương diện giới tính chúng tôi thấy rằng: Nếu giới tính nhân vật mang lốt là nam giới thì chủ yếu là chàng mồ côi, chàng đi ở và mang lốt với mục đích cuối cùng là lấy được người vợ xinh đẹp, nhân hậu. Người vợ đó thường là những người con út, em út trong gia đình, có nhan sắc và có tấm lòng nhân ái hơn người, hoặc là những cô gái con nhà quyền thế có trái tim nhân hậu. Nếu như dáng vẻ bên ngoài của nhân vật mang lốt làm cho

mọi người sợ hãi và khinh ghét thì lại luôn khơi lên trong lòng những người con gái nết na ấy sự thông cảm sâu sắc. Tình cảm đó cao đẹp hơn tình yêu nam nữ - đó chính là lòng nhân đạo cao cả, là tình người. Ví như trong truyện

Chàng mồ côi và cô út (Tày): Mặc dù chàng trai không có tai, không có tóc,

hình dạng vô cùng xấu xí khiến các cô chị ghê sợ nhưng lại khiến cô út thương

cảm và yêu chàng. Hoặc trong truyện Công chúa và chàng dê rừng (Nùng):

Có anh chàng Dàng mồ côi cả cha lẫn mẹ, anh phải làm lụng nên trở nên xấu xí. Nhờ lòng tốt gánh giúp củi mà anh được một tiên ông sửa mặt cho trở nên vô cùng đẹp đẽ. Nhưng vì da anh vẫn đen nên anh phải chui vào bộ lông của một con dê ẩn nấp trong hang gần cung vua. Công chúa hàng ngày đi chăn dê được anh giúp đỡ đã mến con dê.

Và khác với các nhân vật nam, các nhân vật nữ giới khi mang lốt đều là tiên và chỉ mang lốt các loài vật. Khi trút lốt con vật, nàng tiên không chỉ giúp những chàng trai nghèo, mồ côi trở nên sung túc, giàu có mà qua đó trở thành nhân vật điển hình đại diện cho người phụ nữ trong xã hội xưa với những

phẩm chất đáng quý. Như nhân vật nàng Kháy trong truyện Nàng Kháy (Tày)

đã mang lốt một quả trứng lạ được chàng Hoa Long nhặt đem về nhà, sau một thời gian lén trút lốt thành cô gái xinh đẹp, làm việc nhà giúp Hoa Long. Rồi sau đó, bỏ lốt, kết hôn với Hoa Long sống cuộc hạnh phúc, đầm ấm. Hay như

truyện Chàng gánh củi Thàng Cao Chúa cũng vậy. Con gái Long Vương đã từ

bỏ lốt rắn để nên duyên với người đàn ông lam lũ, mồ côi là chàng Thàng Cao Chúa. Đức hi sinh, thủy chung, hiền dịu, khôn ngoan... là những phẩm chất đẹp của những nhân vật chính diện nữ này. Chúng tôi sẽ còn bàn đến những phẩm chất đẹp đó trong phần sau của luận văn.

Vậy tại sao người dân không chỉ Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới lại sáng tạo nên hình tượng nhân vật đội lốt? Phải chăng đó là sản phẩm phản

ánh khả năng quan sát tự nhiên, khả năng tư duy lồng ghép hiện tượng đó với triết lý nhân sinh của con người? Rắn lột xác, bướm chui ra từ kén, con ốc, con cua, con cá... hết sức gần gũi với đời sống thường ngày đã trở thành nguồn sáng tạo giúp người dân xây dựng nên những nhân vật chính diện đội lốt ở trên? Và để hợp lý hóa truyện, khiến nó trở nên gần gũi, người kể đã "bịa" nguồn gốc của các nhân vật này:

+ Nguồn gốc từ một quá trình sinh nở đặc biệt: Truyện Cóc con Lệnh

Trừ, Chàng Cụt... là những truyện mà các nhân vật ngay từ khi sinh ra đã ở

trong lốt vật. Chàng Lệnh Trừ mang lốt một con cóc. Chàng Cụt mang lốt một con thằn lằn. Điều đáng nói ở đây là họ đều là con của những gia đình hiếm hoi, ao ước có một mụn con. Vì cơ duyên thần kỳ như cầu cúng thần linh hay thụ thai với thần mà có chửa rồi sinh con ra. Nguồn gốc của những nhân vật đội lốt này đều có mang dòng dõi của thần tiên và chính vậy, quá trình lớn lên của họ từ khi sinh ra đến lúc trút lốt đều hết sức thần kỳ.

+ Xuất hiện tình cờ, ban đầu không rõ nguồn gốc: Đó là truyện Quang

Cún, Vợ chồng tân trạng, Chuyện chàng mồ côi, Chàng gánh củi Thàng Cao Chúa... Những nhân vật chính trong truyện đã gặp nhân vật đội lốt một cách

rất tình cờ như khi đi rừng thì gặp, khi đang làm việc thì gặp. Hoặc cũng có nhân vật ẩn mình sau lốt vật được nhân vật chính cứu sống. Ví dụ con gái

Long Vương trong truyện Chuyện chàng mồ côi trong lốt con bướm xinh đẹp

đã tình cờ được chàng mồ côi cứu sống hay con gái Long Vương với lốt cá

anh vũ trong Quang Cún(Nùng) đã được chàng Quang Cún cứu. Dường như

tác giả dân gian cố bày ra một sự xuất hiện tình cờ nhưng lại ngỡ như "duyên

tiền định" nhằm khiến cho niềm tin vào triết lý ở hiền gặp lành càng được

khẳng định hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi pháp tự sự trong truyện cổ tày nùng luận văn ths văn học 60 22 01 20 (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)