Công thức xung đột

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi pháp tự sự trong truyện cổ tày nùng luận văn ths văn học 60 22 01 20 (Trang 75 - 80)

Chương 3 KỸ THUẬT KỂ TRONG TRUYỆN CỔ TÀY – NÙNG

3.1. Công thức truyện kể

3.1.3.2. Công thức xung đột

* Các kiểu xung đột

Truyện cổ tích thần kì nổi lên hai loại xung đột: xung đột xã hội giữa người với người trong đó nổi bật nhất là xung đột giai cấp; xung đột giữa con người với những trở lực của thiên nhiên. Xung đột xã hội là đề tài chính của truyện cổ Tày - Nùng.

Đề tài về sự xung đột của con người với những trở lực của thiên nhiên trong truyện cổ tích thần kì có thể coi là sự tiếp nối về cuộc đấu tranh của con người nhằm tìm hiểu và chế ngự những sức mạnh tự nhiên trong thần thoại và

sử thi. Đỉnh núi Phia Mu là truyện kể về một người nông dân không có gỗ lợp

nhà, cả đời phải ở trong nhà tranh, nhà cỏ. Mỗi lần gió bão, ông đều phải dựng lại nhà rất khổ sở. Ông đã quyết tâm tìm đến đất tiên để xin tiên giúp. Tiên đã đưa cho ông lão 1 cái hộp và 3 trái cam dặn về nhà mới được mở. Lần thứ

nhất về gần đến nhà ông lão đã mở nên cột kèo bay xuống vực. Lần thứ hai, ông lại được tiên giúp cho 1 hộp khác. Khi về, vợ đã chết, con cái đã ra ở riêng. Ông mở hộp ra thấy toàn hạt giống các loài gỗ quý. Từ đấy, họ đã có rừng và rừng không chỉ cho họ gỗ làm nhà, rừng còn bảo vệ họ. Trong câu chuyện, hai lần người đàn ông vượt qua thử thách mới thành công để đưa gia đình từ chỗ ở ngoài xsdbãi trống đến chỗ ở trong các căn nhà kiên cố cũng giống như quá trình con người học cách xây dựng nhà cửa để chiến thắng thiên tai. Câu chuyện còn cho thấy tầm quan trọng của rừng trong cuộc sống người Tày - Nùng và việc bảo vệ rừng nhằm chống lại những khó khăn mà tự

nhiên mang đến cho họ. Hoặc như truyện Pế Giả Mải (Sự tích Hồ Ba Bể).

Một bà lão hay hóa thân của Giao Long đã cho mẹ con bà góa nắm trấu để thoát khỏi cơn đại hồng thủy. Dân làng ăn ở bạc bẽo, tham lam đã chìm xuống dưới lòng hồ. Nạn đại hồng thủy - một trong những nỗi kinh hãi lớn nhất của người xưa đã được phản ánh trong truyện cổ Tày - Nùng mang đậm cái nhìn của người xưa về vũ trụ bao la. Đồng thời, đó cũng chính là lời lí giải hợp lý nhất của họ về những chứng tích còn lại đến ngày nay do cơn đại hồng thủy gây ra. Trong truyện, chúng ta cũng thấy, ngoài xung đột giữa con người và thiên nhiên còn có cả sự đan xen xung đột xã hội. Sự lồng ghép nhiều chức năng trong truyện cổ làm cho nó trở nên sâu sắc hơn.

Xung đột xã hội là loại xung đột dễ thấy nhất, chiếm số lượng nhiều nhất trong kho tàng truyện cổ Tày - Nùng. Nó cho thấy mâu thuẫn giai cấp sâu sắc trong xã hội phong kiến Tày - Nùng, đồng thời đề cao ước mơ của quần

chúng nhân dân. Trong truyện Chàng mồ côi và quan tể tướng: Một chàng mồ

côi dũng cảm được dân gọi là anh hùng. Chàng đã bị vua nghe tể tướng ép phải xuống Thủy cung cầu hôn công chúa của Long Vương cho vua. Xung đột xã hội được bắt đầu giữa một bên là chàng mồ côi - đại diện cho người lao

động và một bên là quan tể tướng đại diện cho giai cấp thống trị. Hoặc như

trong truyện Nàng công chúa Ba và ông vua độc ác: Một ông vua luôn tìm

cách giết hiền tài vì sợ cướp ngôi báu. Được tin có cô gái nghèo thông minh, vua đã cưới cho hoàng tử ba để tiện hãm hại. Khi về cung vua, giữa cô gái và nhà vua nảy sinh mâu thuẫn và trở thành xung đột được thể hiện trong cuộc tranh tài nhằm trừ họa yêu tinh cho đất nước.

Qua loại truyện thể hiện xung đột xã hội, ta nhận thấy: Nhân dân đã có ý thức trong việc nhìn nhận quan hệ giữa tầng lớp thống trị và dân nghèo, biết phản ánh, thể hiện thái độ yêu ghét thông qua các nhân vật đối lập trong truyện cổ. Tuy nhiên, đây là sự nhận thức chưa chín muồi, thể hiện trong cách giải quyết xung đột xã hội trong những câu chuyện đó.

* Giải quyết xung đột

Khác với truyện cổ tích sinh hoạt và truyện cổ tích về loài vật, xung đột trong truyện cổ tích thần kì Tày - Nùng thường được giải quyết nhờ sự can thiệp của các lực lượng thần kì. Theo thống kê sơ lược, chín mươi phần trăm xung đột trong truyện cổ Tày - Nùng được giải quyết với sự có mặt của yếu tố thần kỳ. Điều này có lẽ phản ánh tư duy nguyên thủy của người Tày - Nùng khi xưa: Coi trọng thần thánh, quan niệm vạn vật hữu linh, tin và hành động theo sự chỉ bảo của lực lượng siêu nhiên... Điều này cũng có thể lí giải cho khát vọng đổi đời, khát vọng công bằng của quần chúng là rất lớn và muốn thực hiện nó một cách mau chóng. Mượn vào thần linh, họ truyền tải khát vọng đó đến người tiếp nhận, khơi dậy trong lòng người tiếp nhận sức mạnh liên kết để tạo ra sự thay đổi. Trong những truyện cổ dạng này, phẩm chất của nhân vật chính diện như tài năng, khí phách được xây dựng bởi các yếu tố thần kỳ. Hay nói cách khác, nhân vật bình thường đã được thần lỳ hóa tài năng và tính cách để đáp ứng nhu cầu giải quyết xung đột một cách nhanh chóng.

Ở những truyện có yếu tố thần kỳ song nó lại không phải là thế lực đứng ra để giải quyết mâu thuẫn giữa hai thế lực cái Ác - cái Thiện như một vị quan tòa. Mâu thuẫn trong truyện được giải quyết dựa vào thuyết nhân - quả. Nhân vật chính diện bị hại (quả) bởi chính lòng tham, sự độc ác của mình (nhân), yếu tố thần kỳ chỉ mang tính thúc đẩy (chất xúc tác) để cái ác mau

chóng sập bẫy và trả giá. Trong truyện Cây khế, người anh tham lam bị chết

bởi chính lòng tham của mình. Lẽ ra anh ta đã sống và trở nên giàu có giống người em nếu nghe lời chim may túi ba gang chứ không phải là túi mười hai gang. Sự tham lam, cố chấp ngay cả khi tính mạng bị đe dọa đã đẩy anh ta vào con đường chết. Chim phượng hoàng và đảo vàng thần kỳ kia không phải là nguyên nhân cái chết của anh ta. Chúng chỉ khiến lòng tham của người anh trở nên mạnh mẽ và chi phối lương tâm, trí tuệ khiến anh ta đi đến giới hạn cuối

cùng và phải trả giá. Hoặc như chuyện Gặp mặt yêu tinh cũng có cái kết tương

tự: "Hắn lân la hỏi em bằng cách nào mà chóng có của như vậy. Người em thực bụng kể cho anh nghe mọi điều từ lúc ngủ đêm giữa rừng sâu gặp yêu tinh như thế nào rồi lần hồi đưa vàng bạc về nhà ra sao v.v... Nghe nói vậy, người anh liền về bàn với vợ rồi cũng lên đường ra đi như người em. Đêm hôm ấy, người anh cũng ngủ lại trên cành cổ thụ mà ngày nào em mình đã tự trói mình ngủ để chờ gặp yêu tinh. Quả nhiên, đêm ấy về khuya, Hầu tinh, Hổ tinh và Hùng tinh lại kéo nhau đến họp ở gốc cây ấy. Chúng khịt đánh hơi rồi nói với nhau: "Quanh đâu đây có mùi thịt người, chúng ta hãy đi tìm mà ăn cho đỡ đói." Nói xong chúng chia nhau đi lùng sục, thấy nói vậy người anh ngồi trên cành cây hoảng hốt vãi đái lúc nào không biết. Nước đái chảy xuống rơi lộp bộp trên đống lá khô, nghe tiếng động Hầu tinh ngẩng mặt nhìn lên cây và phát hiện ra anh chàng. Hầu tinh liền trèo lên kéo cổ anh chàng xuống và gọi Hổ tinh cùng Hùng tinh đến. Người anh kêu van rối rít, nhưng những lời

cầu khẩn của hắn không lọt tai lũ yêu tinh đang đói. Chỉ một loáng, chúng đã nuốt gọn hắn vào bụng." Hùng tinh và Hổ tinh không phải là thế lực thần kỳ giúp giải quyết xung đột bởi nó có thể ăn thịt bất cứ ai. Người anh ở trên đã chết vì lòng tham của mình. Điều này cho thấy nét đẹp trong tâm hồn người lao động: yêu sự công bằng nhưng cũng rất yêu hòa bình, tin tưởng và hành động theo đúng triết lý nhân sinh "gieo gió ắt gặt bão".

Tuy nhiên, cũng có một số ít truyện cổ (thường là truyện cổ tích sinh hoạt, sự tích những người anh hùng), trong đó nhân vật chính diện tự giải quyết xung đột bằng tài năng, phẩm chất của mình. Một trong những câu

truyện đó là truyện Chàng Quan Triều. Bằng tài năng của mình, Quan Triều

đã thắng được giặc và nhờ đức độ của mình, chàng đã khiến nhà vua trở thành một ông vua hiền minh: "Thắng trận trở về, Quan Triều được nhà vua sai bày yến tiệc khoản đãi. Vua phong chức tể tướng cho chàng giữa muôn tiếng reo hò của quân sĩ và các quan văn võ triều đình. Sau đó, chàng tâu vua bãi bỏ lệnh thu vàng bạc của dân để xây lâu đài, lại xin đem vàng bạc trong kho phân phát cho những người nghèo. Nhà vua nhất nhất nghe lời. Trăm họ được no ấm. Nước nhà trở lại yên vui. Về sau, khi Quan Triều chết, dân lập đền thờ để

ghi nhớ công của chàng." (Chàng Quan Triều - Tày). Yếu tố thần kỳ trong

truyện (chi tiết chàng Quan Triều hóa bướm) đã giúp Quan Triều gặp được vua nhưng không đóng vai trò trong giải quyết xung đột, mang lại kết quả như

trên. Hoặc như truyện Mồ Côi xử kiện của dân tộc Nùng, nhờ vào trí thông

minh của mình, Mồ Côi đã giúp người dân nghèo, người lương thiện chiến thắng cái Ác, cái Xấu.

Ngoại trừ truyện cổ tích sinh hoạt với kết thúc sau xung đột, nhân vật phản diện học được bài học từ bỏ thói tham lam, ích kỷ, còn các truyện cổ tích thần kỳ khác, nhân vật chính diện đều trả giá bằng gia tài hoặc tất cả gia tài và

tính mạng. Trong thế giới truyện cổ tích, đúng chính là đúng, sai là sai. Nhân dân không khoan nhượng trước những hành động độc ác, nham hiểm và kiên quyết loại trừ nó để cái Thiện được toàn thắng vẻ vang. Kiểu kết thúc xung đột này cho thấy yếu tố thưởng phạt trong truyện cổ tích thần kỳ rất rõ ràng, công bằng đại diện cho tư duy đơn giản, mạch lạc của người xưa trong cách ứng xử quan hệ xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi pháp tự sự trong truyện cổ tày nùng luận văn ths văn học 60 22 01 20 (Trang 75 - 80)