Chương 1 KHÁI LƯỢC VỀ THI PHÁP TỰ SỰ VÀ VĂN HÓA TÀ Y NÙNG
2.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật chính diện
2.1.1.1. Các dạng lốt tiêu biểu
* Dạng mang lốt con vật
Đây là dạng lốt phổ biến nhất nếu như không nói đến là hầu hết trong kiểu nhân vật người mang lốt vật của truyện cổ Tày - Nùng. Các nhân vật ngay từ khi xuất hiện trong tác phẩm đã có lốt. Như đã nói ở trên, họ là con của những bà mẹ già hiếm con và thường xuất hiện ngay sau câu: "Ngày xưa có hai vợ chồng hiếm muộn mãi mà không sinh được con". Hoặc nó cũng có thể xuất hiện sau đó trong một tình huống mang tính biến cố như nhân vật chính (chàng trai nghèo khổ, chàng trai mồ côi, cô gái xinh đẹp...) gặp nhân vật mang lốt tại một không gian thấm đẫm tình người và chất thần kỳ. Sau đó, nhân vật mang lốt biến hóa, trút lốt để trả ơn, nên duyên vợ chồng với nhân vật chính. Theo khảo sát, trong 11 truyện cổ tích thần kỳ người đội lốt, chúng tôi nhận thấy, các nhân vật đội lốt chủ yếu xuất hiện ở dạng thứ hai: dạng gặp gỡ với nhân vật chính tại không gian thần kỳ, không gian gay cấn, xung đột nhưng cũng thấm đẫm tính nhân văn. Những nhân vật đội lốt này đã giúp đỡ nhân vật chính thực hiện mơ ước của quần chúng ngay sau đó.
Họ có thể mang lốt những con vật hoang dã như cô vợ trong truyện
người vợ của chàng trai Thàng Cao Chúa trong Chàng gánh củi Thàng Cao
Chúa (Nùng); Hoàng tử trong Hoàng tử Nai vàng, cô gái trong Nàng tiên khỉ,
chàng trai trong Chàng rể rùa (Tày)... Ví như trong truyện Chàng gánh củi
Thàng Cao Chúa: Thàng Cao Chúa đã cứu một con rắn hoa mai - con gái
Long Vương. Rắn hóa thành cô gái đẹp và cùng chàng nên duyên chồng vợ. Những nhân vật này đa phần không có tên gọi chính thức, chủ yếu mang tên lốt các con vật như chàng rùa, chàng nai vàng, nàng tiên khỉ, con gái Long Vương... hoặc những tên chung chung, phiếm chỉ như: người vợ, cô gái, cô ấy.... Dạng lốt này cho thấy sự gắn bó, gần gũi của đồng bào Tày - Nùng với
rừng núi. Đồng thời nó cũng cho thấy thế giới tâm linh của người Tày - Nùng: thần tượng núi thiêng, rừng thiêng và các con vật thuộc về núi rừng.
Bên cạnh những con vật hoang dã, thì lại có những nhân vật mang lốt các con vật quen thuộc, gần gũi với đời sống sinh hoạt của nhân dân lao động.
Đó là nhân vật mang lốt con dê trong truyện: Công chúa và "chàng" dê rừng (Nùng); Nhân vật mang lốt con cóc như chàng cóc trong Cóc con Lệnh Trừ (Tày); nhân vật mang lốt cá chép như vợ của Tài Xì Phoòng trong Tài Xì
Phoòng (Tày); nhân vật cô tiên tên Dụ mang lốt bướm trong Chuyện chàng mồ côi (Nùng). Hầu hết nhân vật mang lốt vật xấu xí, gần gũi với đời sống
người lao động trong các truyện cổ tích thần kỳ trên đều lấy được cô gái xinh đẹp hoặc chàng trai tốt bụng đã có công cứu mình.
Tuy nhiên, không phải lúc nào, trong truyện cổ, các lốt đều là những con vật có thật, gần gũi. Một truyện được tìm thấy trong hệ thống truyện được
chúng tôi khảo sát có nhân vật mang lốt thuồng luồng - truyện Chàng Cụt.
Câu truyện kể về một người đàn bà góa bụa, một lần xuống suối uống nước: "Bất chợt bà vấp phải quả trứng màu trắng bạc. Thấy lạ, bà liền cầm về để ở xó nhà. Đêm nằm, bà mang quả trứng cặp vào nách, lúc để cạnh gối đầu. Một thời gian sau, trứng nở ra một con thuồng luồng nhỏ bé, cổ vằn đỏ sặc sỡ. Thuồng luồng con cứ trườn quanh và bò theo bước chân người đàn bà goá bụa. Bà đi đến đâu thuồng luồng theo đến đó. Thuồng luồng con theo bà lên nương, thuồng luồng quanh quẩn bên cạnh. Một hôm do sơ ý, bà cuốc ngay một nhát trúng đuôi thuồng luồng. Bị đứt đuôi, thuồng luồng con khóc và nói: "Con là người trên trời rơi xuống/ Nhờ mẹ ấp mà con được nở sinh/ Con không có tay có chân/ Nhưng con làm được việc tốt đấy nhé". Nghe xong lời thuồng luồng nói, bà thương thuồng luồng con, tuy là loài rồng rắn nhưng được nở ra từ hơi ấm của bà. Đời goá bụa, bà coi thuồng luồng như con. Bà
liền bế thuồng luồng trên tay và ngửa mặt lên phía mặt trời đằng Đông, xin đặt tên con là "ý Cọt" (chàng Cụt). Thuồng luồng hay con rồng trong quan niệm người Kinh là lốt con vật chỉ có trong trí tưởng tượng của nhân dân. Trong truyện cổ Tày, biểu tượng thuồng luồng vừa thể hiện đươc ước vọng to lớn vừa thể hiện được sự sùng bái của con người với tự nhiên.
Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà số nhân vật mang lốt các con vật chiếm số lượng nhiều như thế. Dường như các dân tộc khi sáng tạo nên những câu chuyện cổ tích về kiểu nhân vật người mang lốt vật đã muốn biểu đạt mối quan hệ hòa hợp giữa con người với tự nhiên. Ước mơ về sự hòa hợp này không những mang lại sự dạng, phong phú cho thế giới lốt vật xuất hiện trong kiểu truyện người mang lốt, mà còn tạo nên một sự hấp dẫn, lôi cuốn kì lạ tới người đọc.
* Dạng lốt người dị hình, dị dạng
Cùng nằm trong kiểu nhân vật người mang lốt vật nhưng nhân vật kiểu này có lốt là người dị hình, dị dạng xấu xí không giống con người bình thường. Song truyện có lốt dị hình, dị dạng trong kho truyện cổ Tày - Nùng tương đối ít. Có thể khi sáng tạo ra kiểu nhân vật mang lốt dưới vẻ ngoài dị hình, dị dạng như thế này, tác giả dân gian muốn khắc họa hình ảnh một tầng lớp người, một kiểu người khá phổ biến trong xã hội là những con người bất hạnh xấu xí, tật nguyền với một mong muốn cho cuộc đời số phận của họ qua mô-típ trút lốt, như một phần thưởng xứng đáng bù đắp cho những thiệt thòi, bất hạnh mà họ đã phải gánh chịu. Đồng thời, họ cũng mong muốn người đời có cái nhìn bình đẳng hơn đối với những số phận không may trong xã hội.
Trong truyện cổ Tày có câu chuyện kể về chàng mồ côi xấu xí là Chàng
mồ côi và cô út tương tự như truyện Sọ Dừa. Chàng vì hoàn cảnh bị rơi xuống
sợi tóc, da dẻ sần sùi, hai vành tai sứt lở, áo quần rách nát". Bộ dạng của chàng khiến con gái của cụ già - người cứu chàng - sợ hãi và khinh ghét. Duy chỉ có cô út thương cảm cho chàng. Nhờ được thần giúp đỡ, với hòn đá thần, chàng đã trút bỏ vẻ ngoài xấu xí để trở thành chàng trai tuấn tú, cưới cô út và sống hạnh phúc. Có thể thấy truyện cổ mang lốt không chỉ phản ánh thế giới quan của người Tày mà còn thẫm đẫm chất nhân văn, nhân đạo sâu sắc.