Nhân vật đại diện cho giai cấp thống trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi pháp tự sự trong truyện cổ tày nùng luận văn ths văn học 60 22 01 20 (Trang 57 - 62)

Chương 1 KHÁI LƯỢC VỀ THI PHÁP TỰ SỰ VÀ VĂN HÓA TÀ Y NÙNG

2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật phản diện

2.2.2. Nhân vật đại diện cho giai cấp thống trị

Một trong những loại nhân vật phản diện luôn xuất hiện với vị trí đối lập với nhân vật chính diện như chàng mồ côi, người phụ nữ, người nghèo, người đội lốt đó chính là bè lũ thồng trị đứng đầu là vua rồi đến quan lại, phú hộ, người giàu trong xã hội. Sự xung đột của nhân vật chính diện và nhân vật phản diện ở đây là sự xung đột giai cấp rõ rệt.

Nhân vật này có thể xuất hiện khi nhân vật chính diện đạt được phần thưởng thứ nhất: Được sự giúp đỡ của phép màu trở nên giàu có, có người vợ xinh đẹp tuyệt trần, nết na. Như vậy, sự xuất hiện của giai cấp thống trị chỉ khi có xung đột về của cải, lợi ích mà tất cả đều bắt nguồn từ lòng tham vô đáy

của chúng. Như trong truyện Chàng gánh củi Thàng Cao Chúa: Chàng mồ côi

gánh củi tên là Thàng Cao Chúa đã cứu một con rắn hoa mai - con gái Long Vương. Rắn hóa thành cô gái đẹp và cùng chàng nên duyên chồng vợ. Họ sống giàu có và hạnh phúc. Sắc đẹp và sự giàu có của vợ chồng Thàng Cao Chúa đến tai tên vua độc ác. Hắn đi dò la khắp nơi và muốn cướp nàng về làm vợ. Hắn điên khùng tìm đủ mọi cách để có bằng được nàng. Và khi hắn xuất hiện, những tình tiết gay cấn, những xung đột trong truyện cũng được bắt đầu đòi hỏi có cách thức để giải thoát nó.

Nhân vật thống trị cũng có thể xuất hiện ngay từ đầu tác phẩm, đối lập

với nhân vật chính diện. Như trong truyện Lão Pản (có nghĩa là người có

nhiều vàng bạc). Lão bước vào đầu truyện với câu giới thiệu: "Ngày xưa ở làng nọ có một lão pản nhà giàu nứt đố đổ vách, và rất hám sắc. Tuy tuổi đã ngoài năm mươi và đã có bốn vợ, hắn vẫn chưa lấy làm thỏa mãn. Đã nhiều lần hắn bỏ tiền bạc ra để dụ dỗ vợ người khác". Bản chất sự tham lam, dâm ô của Lão được giới thiệu như vậy và được chứng minh ngay sau đó khi lão có ý

định cướp vợ, cướp tiền của anh chàng nọ. Hoặc như truyện Ông chúa Mục

Nạ (Tày). Kể về tên chúa đất Mục Nạ tham lam, hung bạo. Hắn đã đánh đập

bỏ đói bà già chăn trâu đến lúc gần chết mà không mảy may thương xót. Hắn

bị trời trừng phạt lấy đi những thứ quý giá chỉ sau một đêm. Hay truyện Tài Xì

Phoòng: Chàng Tài Xì Phoòng được cá thần là con gái Long Vương cứu. Họ

nên vợ chồng. Họ xin cha phù lủ tẩu để lên trần và trở nên vô cùng giàu có. Tên chủ cũ Núng Cún, trước đó đã hành hạ chàng, mời chàng uống rượu và vu cho tội sàm sỡ vợ hắn. Hắn đòi lôi chàng đi kiện nếu chàng không đổi vợ và gia tài cho hắn. Nghe lời công chúa, chàng đã đổi được gia tài lão chủ và 3 vợ đẹp. Sau khi đổi, công chúa biến mất. Lão chủ tham lam bị lũ cuốn trôi.

Bên cạnh nhân vật lão chúa, phú ông là những nhân vật ở ngay trong làng, bản, sống cùng nhân dân lao động và bị họ ghét cay ghét đắng, truyện cổ tích Tày - Nùng còn có hệ thống nhân vật vua quan tham lam, độc ác, nham

hiểm. Đó là ông vua trong Cóc con Lệnh Trừ. Hắn là kẻ bất tài, không biết

trọng người tài và cũng là kẻ không biết giữ chữ tín, sống bội bạc. Hoặc tên

quan tể tướng trong Chàng mồ côi và quan tể tướng. Truyện kể về chàng mồ

côi dũng cảm được dân gọi là anh hùng. Chàng đã bị vua nghe lời xúi giục của tể tướng ép phải xuống Thủy cung cầu hôn công chúa của Long Vương cho vua. Chàng được 3 nàng tiên giúp đã lấy được 3 nắm tóc tiên và 3 hũ vàng

cốm, 3 yến râu rồng từ nhà tể tướng nên đã giúp vua lấy được công chúa, chiến thắng tên tể tướng gian tham....

Kết thúc của những nhân vật phản diện này thường là: chúng phải chịu

mất hết gia sản hoặc bị trừng phạt bằng cái chết như tên Núng Cún trong Tài

Xì Phoòng; tên quan tể tướng trong Chàng mồ côi và quan tể tướng, tên phú

ông trong Lão Pản ... hoặc có trường hợp, phải sống suốt đời trong lốt các con vật như ông vua trong Cóc con Lệnh Trừ... Sự trừng phạt đó là sự trừng phạt

của nhân dân giành cho cái Ác để cất lên khúc khải hoàn của cái Thiện khi kết thúc cuộc chiến Thiện - Ác. Sự trừng phạt đó cũng cho thấy mong ước của nhân dân được gửi gắm trong truyện cổ tích: mong muốn được thay đổi xã hội tốt đẹp hơn. Tuy nhiên nó cũng bộc lộ những hạn chế nhất định trong tư tưởng của quần chúng: Họ mới chỉ chuyển giao quyền lực từ tay kẻ này sang tay kẻ khác (là đồng minh với họ) những chưa ý thức được phải lật đổ giai cấp thống trị để tạo dựng cuộc sống mới về cả chất và lượng.

TIỂU KẾT

Bất kỳ một tác phẩm văn học nào cũng đều coi trọng nghệ thuật xây dựng nhân vật. Nhân vật được coi như linh hồn tác phẩm, giúp tác phẩm sống và truyền tải những thông điệp của tác giả đến người tiếp nhận. Một tác phẩm thành công trước tiên phải kể đến sự đóng góp của nghệ thuật xây dựng nhân vật. Trong truyện cổ tích thần kỳ hay truyện cổ tích sinh hoạt nói chung và truyện cổ Tày Nùng nói riêng, nhân vật giữ vai trò vô cùng quan trọng. Trong việc khắc họa tính cách và mô tả số phận nhân vật, khác với truyện ngắn hiện đại – chuyên nghiệp, truyện cổ tích dân gian và Tày- Nùng nói riêng đều khắc họa và mô tả trên nguyên tắc điển hình hóa cao độ. Mọi chi tiết, tình huống ở đây đều được chọn lọc, mã hóa, trở thành những loại hình nhân vật, những mô tip – chủ đề. Truyện dân gian Tày- Nùng cũng như truyện dân gian nói chung thiên về ngôn ngữ kể, tường thuật sự kiện, hơn là miêu tả. Hình tượng nhân vật ít tính tạo hình, không cụ thể nhưng vẫn đảm bảo tính sinh động, và đặc biệt là gây ấn tượng với người nghe.

Đối với nhân vật chính diện thường gồm các kiểu nhân vật: nhân vật người đội lốt vật, nhân vật mồ côi, nhân vật thông minh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật con vật thông minh... có tác dụng phản ánh niềm tin, chân lý, khát vọng, phẩm chất của đông đảo quần chúng nhân dân. Nhân vật chính diện thường có ngoại hình đẹp, phẩm chất đạo đức tốt và là hình tượng tiêu biểu cho nhân dân lao động. Đó là những nhân vật chức năng, mang trong mình trọng trách to lớn: làm trong sạch xã hội trong khoảnh khắc thần kỳ.

Đối lập với nhân vật chính diện, nhân vật phản diện thường gồm người anh tham lam, độc ác; tên chúa đất, lão phú ông, vua quan ngu dốt... Trong tác phẩm, nhân vật phản diện ở thế đối lập, gây ra thử thách và làm nền cho nhân vật chính diện bộc lộ tài năng, phẩm chất của mình.

Sự mâu thuẫn và đấu tranh của nhân vật phản diện thể hiện ước mơ có một xã hội tốt đẹp hơn của quần chúng lao động. Nó cũng phản ánh sâu sắc quy luật nhân quả của: "ác giả, ác báo", "ở hiền gặp lành", "gieo gió gặt bão"... cũng như niềm tin của người lao động vào sự thắng thế của cái Thiện trong cuộc chiến Thiện - Ác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi pháp tự sự trong truyện cổ tày nùng luận văn ths văn học 60 22 01 20 (Trang 57 - 62)