Nhân vật người anh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi pháp tự sự trong truyện cổ tày nùng luận văn ths văn học 60 22 01 20 (Trang 54 - 57)

Chương 1 KHÁI LƯỢC VỀ THI PHÁP TỰ SỰ VÀ VĂN HÓA TÀ Y NÙNG

2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật phản diện

2.2.1. Nhân vật người anh

Đối lập với phẩm chất, tài năng, trí tuệ của người em trai út là nhân vật người anh tham lam, độc ác. Thường nhân vật người anh không phải là người tham lam, độc ác ngay từ khi xuất hiện trong tác phẩm. Bản chất hiền lành, nông dân của anh ta vẫn còn. Bản chất này chỉ thay đổi khi người anh lấy vợ. Điều này có thể lý giải như sự hình thành chiếm hữu tài sản cuối thời kỳ nguyên thủy. Lấy vợ có nghĩa là cần có nhu cầu sở hữu cá nhân. Người anh trở nên ích kỷ cho riêng mình, sẵn sàng đẩy người em ra ở riêng và gần như không có tài sản gì ngoài một loài cây như cây khế, cây táo hoặc một thửa ruộng khô cằn hay một túp lều tranh rách nát. Kiểu truyện này thường thấy trong văn học dân gian Việt Nam đặc biệt là văn học dân gian các dân tộc

thiểu số. Tiêu biểu là truyện Cây khế, người anh tham lam độc ác sau khi đuổi

em ra ở riêng, thấy người em trở nên giàu có, hắn đòi đổi cả gia tài để chiếm cây khế nhằm được giàu có hơn. Cuối cùng, hắn phải trả giá bằng cái chết trên biển do lòng tham vô đáy của mình. Giống với truyện Cây khế, trong dân tộc

Tày - Nùng cũng có chuyện Hai anh em và ba con yêu tinh hay còn có tên Bí

mật của yêu tinh. Truyện kể người em út bị đuổi khỏi nhà. Chàng phải vào

rừng trèo lên cây cao mà ngủ. Đêm đến có ba con yêu tinh vô tình đứng dưới gốc cây nói chuyện về kho báu. Nhờ can đảm, lén nghe được chuyện bí mật của 3 yêu tinh mà chàng trở nên giàu có. Thấy em giàu có, người anh học theo nhưng run sợ, đái ra quần, bị yêu tinh phát hiện và ăn thịt.

Hay như truyện Chim Phàng náo: Người em bị đuổi khỏi nhà khi người

anh lấy vợ, chàng chỉ được chia một cây táo. Một lần có con chim phàng náo đến anh táo, chàng túm lấy đuôi chim để đòi chim trả lại táo đã ăn, nhờ đó

chàng được chim giúp đỡ và trở nên giàu có. Người anh tham lam đòi đổi cả gia tài để lấy cây táo nhưng cuối cùng không giàu được mà phải trả giá bằng cái chết. Bi kịch này của người anh chỉ xảy ra khi hắn ta cố tình hỏi người em lý do vì sao lại giàu nhanh thế, được người em thành thật trả lời và chỉ kết thúc cuộc chiến tranh giành (thực ra chỉ có người anh tranh giành) bằng cái chết hoặc toàn bộ gia sản của hắn tiêu vong.

Sự biến mất của tài sản, cái chết... là hình phạt mà nhân dân muốn dành cho những con người sống không có tình nghĩa như người anh. Hình phạt đó phản ánh triết lý "ở hiền gặp lành, ở ác gặp giữ". Đồng thời khẳng định: cái Thiện dù yếu thế hơn cái Ác ở thời điểm nào đó nhưng nhất định sẽ thắng cái Ác.

Xây dựng nhân vật người anh trong truyện cổ tích, tác giả dân gian chủ yếu dùng bút pháp tự sự, ít kết hợp với miêu tả ngoại hình song luôn làm chân dung nhân vật người anh hiện lên sinh động. Người đọc, người nghe dễ dàng hình dung ra rằng: Đó hẳn phải là kẻ có khuôn mặt gian tham, tướng người không đứng đắn, đôi mắt gian xảo, lời nói hiểm độc.

Nhân vật người anh này thường xuất hiện hai lần: Lần thứ nhất ở đầu tác phẩm, sau đoạn giới thiệu: "Ngày xưa có hai anh em mồ côi ăn ở với nhau rất hòa thuận và biết thương yêu nhường nhịn nhau. Nhưng khi người anh lấy vợ thì tình anh em đã khác trước. Người chị dâu không những ăn ở với em không tốt mà còn lấy cớ là em chỉ ăn hại, bèn xúi chồng ghét bỏ em và đuổi em ra khỏi nhà. Thấy anh chị ăn ở tệ bạc với mình, người em đành gạt nước mắt ra đi." Dù có cái "ngày xưa", "hòa thuận" song cũng không cứu vãn được sự trừng phạt mà nhân dân đã dành cho kẻ đáng lẽ ra phải bao bọc lấy người em - máu mủ ruột rà - khi cha mẹ không còn nữa. Điều này cho thấy, nhân dân là người công tâm và tin theo luật nhân quả ở đời. Phật giáo, Đạo giáo, Nho

giáo có ảnh hưởng tương đối sâu sắc đến đời sống tâm linh và tâm lý người Tày. Sự trả giá của người anh hợp với quy luật "gieo gió gặt bão" và không thể cứu vãn được. Lần thứ hai người anh xuất hiện là khi nghe tin em trai trở nên giàu có. Có nhiều cách để hắn xuất hiện. Có thể bằng sự dò la như trong

Chim Phàng náo, cũng có thể bằng cách đến nịnh nọt để khai thác thông tin

trực tiếp như trong Bí mật của yêu tinh. Song dù bằng cách nào, hắn cũng đi

đến mục đích cuối cùng: làm gì đó để chiếm hữu tài sản của người em hoặc

giàu có hơn người em. Trong Bí mật của yêu tinh, hắn xuất hiện lần thứ hai

như sau: "Nghe đồn người em mình bỗng trở nên giàu có, người anh tìm đường sang thăm em, thấy vợ chồng em có nhà cao cửa rộng, nhiều bạc lắm vàng, người anh hết sức ngạc nhiên. Hắn lân la hỏi em bằng cách nào mà chóng có của như vậy. Người em thực bụng kể cho anh nghe mọi điều từ lúc ngủ đêm giữa rừng sâu gặp yêu tinh như thế nào rồi lần hồi đưa vàng bạc về nhà ra sao v.v..." và kết thúc ngay sau đó: "Nghe nói vậy, người anh liền về bàn với vợ rồi cũng lên đường ra đi như người em. Đêm hôm ấy, người anh cũng ngủ lại trên cành cổ thụ mà ngày nào em mình đã tự trói mình ngủ để chờ gặp yêu tinh. Quả nhiên, đêm ấy về khuya, Hầu tinh, Hổ tinh và Hùng tinh lại kéo nhau đến họp ở gốc cây ấy. Chúng khịt đánh hơi rồi nói với nhau:

- Quanh đâu đây có mùi thịt người, chúng ta hãy đi tìm mà ăn cho đỡ đói.

Nói xong chúng chia nhau đi lùng sục, thấy nói vậy người anh ngồi trên cành cây hoảng hốt vãi đái lúc nào không biết. Nước đái chảy xuống rơi lộp bộp trên đống lá khô, nghe tiếng động Hầu tinh ngẩng mặt nhìn lên cây và phát hiện ra anh chàng. Hầu tinh liền trèo lên kéo cổ anh chàng xuống và gọi Hổ tinh cùng Hùng tinh đến. Người anh kêu van rối rít, nhưng những lời cầu

khẩn của hắn không lọt tai lũ yêu tinh đang đói. Chỉ một loáng, chúng đã nuốt gọn hắn vào bụng." Kết thúc số phận của người anh bằng cái chết cũng là kết thúc của tác phẩm với sự thắng thế của cái Thiện. Người em - đại diện cho cái Thiện - tiếp tục làm cái Thiện tỏa sáng khi đem những tiền của mình được thần tiên giúp đỡ mà có ra chia cho dân nghèo để tất cả cùng sung túc. Hành động này phản ánh mơ ước về lẽ công bằng, về cuộc sống "xã hội chủ nghĩa" mà sau này, trong xã hội hiện đại, con người đã đấu tranh để hướng đến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi pháp tự sự trong truyện cổ tày nùng luận văn ths văn học 60 22 01 20 (Trang 54 - 57)