Giọng điệu đồng cảm, thương xót

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi pháp tự sự trong truyện cổ tày nùng luận văn ths văn học 60 22 01 20 (Trang 80 - 83)

Chương 3 KỸ THUẬT KỂ TRONG TRUYỆN CỔ TÀY – NÙNG

3.2. Giọng điệu

3.2.1. Giọng điệu đồng cảm, thương xót

Trong truyện cổ tích sinh hoạt và truyện cổ tích thần kỳ, khi kể về những số phận bất hạnh như chàng mồ côi, chàng trai xấu xí... giọng điệu của

truyện kể thường thương xót, đồng cảm. Trong truyện Chàng Mồ Côi và cô út

đã mở đầu bằng một giọng thương cảm: "Ngày xưa, có một chàng thanh niên mồ côi cha mẹ từ tấm bé, được người làng nuôi cho lớn khôn. Người ta quen gọi chàng là Mồ Côi. Thấy vậy một vài chàng trai trẻ trong làng đem lòng ghen ghét, họ tìm cách hãm hại Mồ Côi.". Rồi giọng điệu đó trở nên xót xa khi kể đến những khó khăn mà chàng đã phải vượt qua: "Một hôm, Mồ côi bị bốn trai làng xúm lại đánh đến sứt mặt, mẻ trán giữa lúc chàng đang cùng một cô gái làng đi làm đồng về. Chàng bị đau dừ cả người, nằm mấy ngày chưa lại sức. Thấy bọn con trai ghét mình, chàng bèn chạy sang làng bên cạnh làm thuê, gánh mướn nuôi thân. Nhưng đến ở làng này chưa được bao lâu, chàng lại bị bọn trai làng rủ nhau gây chuyện và đánh đập. Mồ côi lại phải bỏ làng này ra đi một lần nữa. lần này chàng định đi kiếm ăn ở một nơi rất xa". Đôi chỗ ở trên, chúng ta thấy giọng điệu có phần như bênh vực, như đứng "cùng phe" với Mồ Côi. Trong truyện, những trai làng hiếp đáp Mồ Côi đều được gọi là "bọn" còn Mồ Côi luôn được gọi là "chàng". Đó chính là một thái độ bênh vực, ghét cái xấu, thương cái thiện bị hiếp đáp. Những từ ngữ "một

hôm", "chàng bèn", "lại phải" không chỉ tạo ra biến chuyển thời gian cho truyện mà hơn hết, dường như trong đó có giọng điệu ngập ngừng pha chút thương cảm khi Mồ Côi hết lần này đến lần khác bị trai làng đố kỵ, ghen ghét. Nhất là khi Mồ Côi đi làm thuê cho phú ông, bị phú ông lừa mà ngã vào hang tối: "Chàng đi mãi trong hang nhưng đi tới đâu cũng chỉ thấy tối như bưng. Xung quanh chàng chỉ có những con dơi bay đi bay lại, chúng bay giữa đầu chàng rứt từng sợi tóc, từng mảnh da. Mặc dầu vậy chàng cố len lỏi đi hết góc hang này lại dò đi sang góc hang kia mong tìm một lối thoát." Sự bế tắc của Mồ Côi, nỗi đau của Mồ Côi trong giọng điệu ngập ngừng không khỏi khiến người nghe động lòng, xót xa.

Hoặc trong truyện Bí mật của ba yêu tinh (Nùng), hình ảnh người em bị

anh trai và chị dâu tham lam, ích kỷ ghét bỏ, hãm hại đành phải gạt nước mặt thui thủi một mình vào rừng phát rẫy trồng ngô cũng khiến người nghe không khỏi mủi lòng, thương cảm. "Ngày xưa có hai anh em mồ côi ăn ở với nhau rất hòa thuận và biết thương yêu nhường nhịn nhau. Nhưng khi người anh lấy vợ thì tình anh em đã khác trước. Người chị dâu không những ăn ở với em không tốt mà còn lấy cớ là em chỉ ăn hại, bèn xúi chồng ghét bỏ em và đuổi em ra khỏi nhà. Thấy anh chị ăn ở tệ bạc với mình, người em đành gạt nước mắt ra đi. Chàng định vào rừng, dựng một túp lều rồi phát rẫy để trồng ngô gieo lúa"... Còn nỗi buồn nào hơn nỗi buồn của người em mồ côi, chỉ còn biết có anh trai là máu mủ trên đời nay phải dứt áo ra đi, sống thui thủi như kẻ không nhà, không người thân. Người đọc, người nghe thấy phẫn nộ khi liên tưởng đến người anh ở nhà cùng vợ hưởng cuộc sống sung sướng để em cô đơn một mình trong nghèo khó.

Cũng kể về thân phận những chàng mồ côi, nhưng trong truyện Hò

côi cả cha lẫn mẹ từ hồi còn nhỏ. Chàng sống và lớn lên dưới bàn tay chăm sóc của các bác, các chú trong bản". Có lẽ ở đây, chàng Hò Kính Thán mặc dù "từ khi lên tám chàng đã phải chăn trâu thuê để kiếm ngày hai bữa. Năm 15 tuổi chàng phải đi vào rừng làm than. Lúc nào người chàng cũng bám đầy bụi than" nhưng còn được lớn lên trong vòng tay bao bọc của làng xóm, chàng không cô độc, không quá đáng thương đến nỗi không có một cái tên riêng như chàng Mồ Côi trong truyện trên. Dù cái tên Hò Kính Thán (đen như than) có chút xấu xí nhưng so với Mồ Côi, chàng hạnh phúc hơn nhiều, cuộc đời của chàng cũng không gặp nhiều bất hạnh như Mồ Côi.

Những truyện kể về nhân vật xấu xí, mồ côi bao giờ cũng để lại trong lòng người nghe những xúc cảm sâu lắng về tình thương, tình người, khơi gợi trong họ lòng trắc ẩn. Đó cũng chính là một phần mục đích của truyện cổ: làm giàu có thêm cho tâm hồn, hướng con người đến cái chân - thiện. Một giọng điệu xót xa, thương cảm không thể thiếu trong những câu truyện cổ như vậy. Nếu người kể không xúc động sâu lắng hoặc không đưa được niềm xúc động trước những bất hạnh của con người vào truyện kể, không làm người nghe rung cảm theo những số phận bất hạnh của câu chuyện thì truyện kể đó đã không còn giá trị nhân văn, giá trị giáo dục. Chính bởi thế, truyện cổ tích rất hợp với trẻ em - lứa tuổi trong sáng, dễ tiếp nhận những giá trị đẹp đẽ mà truyện mang lại. Và nhờ những rung cảm truyền đi nhiều thế hệ, bà kể cho cháu, mẹ kể cho con, anh chị kể cho em đã khiến truyện cổ bất diệt trước thời gian. Khi truyện được kể bởi những người đã từng có nhiều trải nghiệm phong phú trong cuộc đời thì giọng điệu càng trở nên truyền cảm, giọng điệu xót thương, đồng cảm càng trở nên rõ ràng hơn khiến đứa trẻ càng dễ bộc lộ cảm xúc thương mến, yêu thích cái đẹp, cái thiện và căm ghét cái xấu hơn. Nhiều trẻ em đã khóc khi những nhân vật mồ côi, xấu xí trong truyện gặp nạn. Giọt

nước mắt của những tâm hồn trong sáng đó đã đánh dấu sự thành công của truyện trong cách xây dựng cốt truyện, nhân vật, sự kiện, ngôn ngữ và người kể trong giọng điệu, giọng kể. Và những ấn tượng đầu đời như vậy sẽ khiến đứa trẻ lớn lên trở thành người tốt, biết cảm thông, biết quan tâm và hi sinh cho đồng loại, cho đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi pháp tự sự trong truyện cổ tày nùng luận văn ths văn học 60 22 01 20 (Trang 80 - 83)