Đạo đức, phẩm chất và tài năng của nhân vật mồ côi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi pháp tự sự trong truyện cổ tày nùng luận văn ths văn học 60 22 01 20 (Trang 45 - 48)

Chương 1 KHÁI LƯỢC VỀ THI PHÁP TỰ SỰ VÀ VĂN HÓA TÀ Y NÙNG

2.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật chính diện

2.1.2.2. Đạo đức, phẩm chất và tài năng của nhân vật mồ côi

Các nhân vật chính trong truyện cổ tích nói chung, truyện cổ tích Tày - Nùng nói riêng bao giờ cũng mang trong mình phẩm chất đạo đức tốt đẹp, phẩm chất lý tưởng theo quan niệm của nhân dân.

Chàng mồ côi tuy cô độc, nghèo khổ nhưng luôn là người có lòng tốt, thật thà và chăm chỉ. Chính phẩm chất đạo đức ấy đã giúp nhân vật nhận được những tình cảm tốt đẹp từ cộng đồng và hơn hết nhận được sự hỗ trợ của yếu

tố thần để có thể thay đổi cuộc đời của mình. Chàng mồ côi trong Chiếc gậy

thần: “Tuy nghèo khổ nhưng mồ côi rất tốt bụng. Thấy ai có khó khăn chàng

cũng thường giúp đỡ, vì vậy dân làng đều có lòng thương". Hay chàng mồ côi Thàng Cao Chúa: "Chàng rất nghèo nhưng lại sẵn sàng giúp đỡ người khác. Vì vậy, mọi người trong bản và vùng xung quanh đó rất mến chàng”. Họ cũng được các nhân vật thần hóa thành con vật, người già, hoặc cô gái bị nạn... thử

thách lòng tốt (Tài Xì Phoòng, Chàng gánh củi Thàng Cao Chúa, Cái túi trí

khôn, Lấy vợ tiên…) và nhận được những phần thưởng xứng đáng nhờ lòng tốt

đó.

Ngoài bản chất thật thà, tốt bụng, chăm chỉ, nhân vật mồ côi còn là những người tài năng, thông minh vào bậc nhất trong cộng đồng. Có nhiều nhân vật được xây dựng là những người có tài đặc biệt như chàng mồ côi câu

cá trong truyện Chàng câu cá có tài chữa bệnh hóc xương, nhờ đó mà gặp

được Long Vương và nhận được cái chảo thần. Hay như chàng mồ côi có khả năng chuyện trò với các con vật và tìm ra cách chữa bệnh cho nàng tiểu thư bị

câm (Mồ côi và ba con)… Hầu hết sự tài trí, thông minh của các nhân vật mồ

côi đều thông qua sự hỗ trợ của yếu tố thần kỳ mới được bộc lộ.

Và để ngợi ca đạo đức, tài năng của họ, tác giả dân gian thường xây dựng trong sự tương phản, đối lập với các nhân vật khác và thường được thể hiện qua nhiều tình huống truyện lặp đi lặp lại. Nhân vật thuộc lực lượng đối lập của nhân vật mồ côi bao gồm rất nhiều đối tượng. Đó là viên quan Núng

Cún (Tài Xì Phoòng), là tên đại vương (Chiếc gậy thần), là tên chúa bản (Lấy

vợ tiên), là người anh (Chim Phàng náo, Bí mật của ba con yêu tinh)… Các

nhân vật này thường đối lập với mồ côi về mọi mặt: tài sản, địa vị, tính cách. Chúng có nhiều của cải, có địa vị cao nhưng vô cùng ích kỉ, tham lam, luôn ghen ghét, đố kị và tìm mọi cách ức hiếp mồ côi, luôn âm mưu chiếm đoạt

những gì mà mồ côi có được. Để hại mồ côi, chúng dò la (Chim Phàng náo), đổi tráo (Tài Xì Phoòng), lừa bịp và trắng trợn cướp bóc (Chiếc gậy thần, Lấy

vợ tiên). Và đây đều là những hành động điển hình của giai cấp thống trị. Ví

như trong truyện Tài Xì Phoòng, Niềm hạnh phúc của chàng trai Tài Xì Phoòng sau khi gặp và lấy được con gái vua Long Vương chưa kéo dài được bao lâu thì vợ chồng chàng bắt đầu phải đối mặt với âm mưu, thủ đoạn lừa bịp và cướp bóc của viên quan Núng Cún.

Song, thử thách trong truyện dân gian là để thử lòng người, là dịp để nhân vật mồ côi phô bày phẩm chất, tài năng như đã nói đến ở trên và là dịp để thỏa mãn mơ ước của quần chúng nên đứng trước những thử thách do các nhân vật đối lập tạo ra, nhân vật mồ côi thường được sự giúp đỡ của các thế lực thần tiên. Tuy nhiên, họ đã vượt qua được thử thách với chính tài năng,

đạo đức của mình. Người em trong truyện Chim Phàng náo dù vô cùng buồn

bã vì bị người anh hắt hủi, nhưng vẫn nỗ lực làm lụng và hi vọng vào những quả đào mà chàng dày công vun trồng được. Khi bắt gặp chim Phàng náo đến ăn trộm quả, chàng không thở than, khóc lóc mà chủ động “Đứng dậy túm lấy

chim để hỏi duyên cớ vì sao chim ăn mất quả ”. Hay như truyện Bí mật của

yêu tinh: Người em bị đuổi khỏi nhà, vào rừng ngủ, nhờ can đảm, lén nghe

được chuyện bí mật của 3 yêu tinh mà trở nên giàu có. Người anh học theo nhưng run sợ, đái ra quần, bị yêu tinh phát hiện và ăn thịt. Qua đó, chúng ta có thể nhận thất các nhân vật ở đây dù vẫn hoạt động trong sự hỗ trợ, tác động của yếu tố thần kỳ nhưng đã thể hiện vai trò tích cực, chủ động trước những tình huống mang tính thử thách. Nếu không có đủ phẩm chất và tài năng, người em đã không mang được vàng về và đã chịu cái kết giống người anh.

Nếu các nhân vật chính thuộc kiểu truyện “người mang lốt vật” thường đối mặt với những thử thách là phải làm những công việc khó khăn, phải vượt

qua những thử thách để lấy được người con gái ngoan hiền, xinh đẹp, thì nhân vật mồ côi là phải đấu tranh để giành lại những gì mình đã có (bao gồm cả những người vợ) và gìn giữ lấy hạnh phúc của cuộc đời mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi pháp tự sự trong truyện cổ tày nùng luận văn ths văn học 60 22 01 20 (Trang 45 - 48)