Sự xuất hiện của nhân vật mồ côi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi pháp tự sự trong truyện cổ tày nùng luận văn ths văn học 60 22 01 20 (Trang 44 - 45)

Chương 1 KHÁI LƯỢC VỀ THI PHÁP TỰ SỰ VÀ VĂN HÓA TÀ Y NÙNG

2.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật chính diện

2.1.2.1. Sự xuất hiện của nhân vật mồ côi

Trong kho tàng văn học dân gian Tày - Nùng, chúng tôi thấy có gần 50% là truyện kể về người mồ côi. Con số đó khẳng định, kiểu truyện về người mồ côi đã trở nên phổ biến và thành một nét đặc sắc trong kho tàng truyện cổ Tày - Nùng. Những nhân vật không cha, không mẹ luôn gợi được sự

thương xót lẫn cảm phục từ cộng đồng. Họ là những Tài xì Phoòng, Chàng

những câu truyện cổ về họ. Họ cũng có thể là những chàng mồ côi chung tên

Mồ Côi trong Chim Phàng náo, Chiếc gậy thần; Mồ côi xử kiện, Chàng mồ

côi và quan tể tướng, Chàng mồ côi và cô út, Chàng câu cá... Tên truyện có

thể được đặt theo nhiều cách khác nhau, nhưng dù theo cách nào thì nội dung truyện cũng kể về cuộc đời của những con người mồ côi có số phận bất hạnh và những giấc mơ đổi đời cho các số phận ấy thông qua những biến đổi kỳ diệu.

Những nhân vật mồ côi thường được giới thiệu như “Ngày xưa có chàng Mồ côi rất nghèo. Ngày ngày, chàng phải vào rừng kiếm củi để lấy tiền

mua gạo nuôi thân và nuôi mẹ” (Lấy vợ tiên) hoặc: “Ngày xưa ở bên kia sông,

có một chàng mồ côi, không cha mẹ, không anh em, không người thân

thích”(Chiếc gậy thần). Qua những câu đầu, không chỉ xuất thân mà toàn bộ

hoàn cảnh bất hạnh, kém may mắn và luôn chịu sự thua thiệt so với những nhân vật khác của mồ côi được giới thiệu. Chàng mồ côi xuất hiện trong cảnh

cô đơn, nghèo khó. Anh ta hoặc là bị anh trai, chị dâu xua đuổi (Chim Phàng

náo, Bí mật của yêu tinh), hoặc phải đi ở và làm thuê để mong kiếm cái ăn qua

ngày (Tài Xì Phoòng, Lấy vợ tiên, Chiếc gậy thần). Sự xuất hiện của mồ côi

trong truyện cho thấy cái nhìn vừa hiện thực, vừa nhân đạo của các tác giả dân gian về những số phận mồ côi bất hạnh, đau khổ trong xã hội thời xưa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi pháp tự sự trong truyện cổ tày nùng luận văn ths văn học 60 22 01 20 (Trang 44 - 45)