Giọng điệu chế giễu, khinh thường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi pháp tự sự trong truyện cổ tày nùng luận văn ths văn học 60 22 01 20 (Trang 85 - 94)

Chương 3 KỸ THUẬT KỂ TRONG TRUYỆN CỔ TÀY – NÙNG

3.2. Giọng điệu

3.2.3. Giọng điệu chế giễu, khinh thường

Nếu như những lời ngợi ca, những lời xót xa, thương cảm luôn được dành cho nhân vật chính diện thì ngược lại, nhân vật phản diện luôn nhận được những lời chế giễu, khinh thường. Dân gian đã dùng những từ ngữ không mấy thiện cảm để chỉ sự tham lam, ích kỷ, thói háo sắc của những tên giàu có, quan lại, những kẻ độc ác... Qua những từ ngữ đó, một giọng điệu căm ghét, khinh thường bật ra như những đòn tấn công mạnh mẽ đánh thẳng vào những kẻ xấu xa trong xã hội xưa và cả nay khiến chúng không khỏi chột dạ, cay cú và khiến người nghe không khỏi hả hê, sung sướng. Ví như khi

miêu tả lão Pản trong Lão Pản của dân tộc Tày, tác giả dân gian đã miêu tả

như sau: "Ngày xưa ở làng nọ có một lão pản nhà giàu nứt đố đổ vách, và rất hám sắc. Tuy tuổi đã ngoài năm mươi và đã có bốn vợ, hắn vẫn chưa lấy làm

thỏa mãn. Đã nhiều lần hắn bỏ tiền bạc ra để dụ dỗ vợ người khác". Chân dung một tên vô lại giàu có dâm ô hiện lên thật sinh động về mặt tính cách và trở nên xấu xí, trái ngược hoàn toàn với vẻ đẹp, tính cách của nhân vật chính diện. Ranh giới giữa nhân vật chính diện và nhân vật phản diện nhờ vào giọng điệu và cách miêu tả càng trở nên rõ ràng khiến người nghe (nhất là trẻ nhỏ) phân biệt một cách dễ dàng hai tuyến nhân vật đồng thời lựa chọn được đối tượng mà mình tán thưởng, bảo vệ hoặc căm ghét, coi thường. Làm sao có thể không coi thường một tên vô lại giàu có háo sắc: "Thấy chị vợ nhà kia xinh đẹp, lão pản có ý tòm tem, hắn đã thả lời trêu ghẹo, nhưng bị chị ta mắng thẳng vào mặt. Thấy cảnh nhà chị nghèo khó, hắn bỏ tiền ra mua chuộc cũng không lay được lòng người đàn bà. Tuy vậy hắn vẫn tìm mọi cách để đưa con mồi vào tròng..." nhưng đến khi bị trúng kế, bị nhốt vào tủ thì lại trở lại thành tên hèn nhát, nhu nhược: "Nhà hãy mở tủ cho tôi ra ngoài kẻo tôi chết ngạt bây giờ." Mụ lấy chìa khóa mở tủ, lão pản lóp ngóp bước ra, bị mụ túm ngay lấy tóc giúi xuống đánh túi bụi. Lão đành phải van lạy vợ, thú thật mọi điều: "- Thôi đừng đánh tôi nữa. Đau lắm rồi ! Từ nay tôi xin chừa."

Kết thúc cho những kiểu truyện về nhân vật tham lam, độc ác, háo sắc luôn đi kèm giọng điệu hả hê, châm biếm sâu cay: "Dứt lời một tiếng nổ long trời lở đất vang lên và mọi thứ đều biến mất. Chỉ còn lại một mình Núng Cún. Đột nhiên nước dâng lên mỗi lúc một to làm cho Núng Cún bỗng thức giấc. Thấy mình đang nằm trên bãi cỏ, hắn rùng mình kêu la cầu cứu, hắn gào, thét đến đứt hơi, nhưng khoảng không trung chẳng có ai trả lời hắn. Hắn hoảng hốt đứng lên, ù té chạy. Nhưng muộn mất rồi, làn nước đã cuốn hắn về với vực

thẳm." (Núng Cún - Nùng). Giọng điệu này như một cú đánh thẳng, mạnh,

không khoan nhượng của quần chúng nhân dân vào bè lũ quan lại thối nát trong xã hội phong kiến miền núi ngày xưa. Điều đó cho thấy, trong tâm hồn

người Tày - Nùng nói riêng và dân tộc thiểu số nói chung không chỉ có lòng nhân hậu, bao dung mà còn có cả thái độ kiên quyết, dũng cảm, dám đấu tranh khi đối mặt với kẻ thù. Chính điều này đã giúp dân tộc Tày - Nùng đã có những cống hiến to lớn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của thực dân phong kiến.

Đối tượng để văn học dân gian chế giễu, coi thường luôn là những tên giàu có, quan lại háo sắc, tham tiền như lão pản của dân tộc Tày, Núng Cún của dân tộc Nùng. Tuy nhiên, truyện dân gian cũng rất công bằng. Không chỉ những tên quan lại lắm tật ít tài bị khinh ghét mà ngay cả những người nông dân khi bị của cải làm cho biến chất cũng trở thành đối tượng bị văn học dân gian lên án. Đó là nhân vật chàng Mồ Côi trong truyện Chuyện chàng Mồ Côi của dân tộc Nùng. Cũng như những nhân vật bất hạnh khác, Mồ Côi được giới thiệu khi bắt đầu truyện kể bằng giọng điệu thương xót, đồng cảm. Vốn sinh ra đã sớm vắng bóng cha mẹ, Mồ Côi luôn chăm chỉ làm lụng. Thế nhưng khi gặp được Dụ - một nàng tiên hóa thân thành bướm được chàng cứu - và lấy Dụ về, được nàng giúp cho có một cuộc sống giàu sang, sung sướng, chàng bỗng trở nên ham chơi lười làm. Chàng cho rằng không phải làm nữa, của cải vẫn sẽ chất đầy bồ, nhà vẫn cao, cửa vẫn rộng. Mặc cho người vợ hiền hết lời khuyên nhủ, chàng vẫn chứng nào tật đó. Bởi quá buồn bã, nàng đã bỏ về Long cung mang theo cuộc sống sung túc được tạo nên bởi phép màu khiến Mố Côi trở lại thành kẻ lang thang, nghèo khổ. Tuy truyện có giọng điệu chế giễu khi Mồ Côi bị của cải làm cho thay đổi, trở thành người đi ngược với bản chất chăm chỉ, lam lũ của cả cộng đồng nhưng kết thúc truyện, không giống với giọng điệu hả hê đối với những nhân vật phản diện đã nói ở trên, một giọng điệu vừa có phần chế giễu vừa có phần khuyên răn, xót xa đã để lại trong lòng người nghe những ý nghĩa sâu sắc. Phải, một người ham chơi, lười

làm không thể suốt đời sống trong vinh hoa, phú quý. Đó là bài học cho những người đang lắng nghe truyện, giúp họ thoát khỏi những ảo tưởng mơ hồ, sống thực tế và biết trân trọng của cải, trân trọng hạnh phúc.

TIỂU KẾT

Kỹ thuật kể truyện là một yếu tố cơ bản, không thể thiếu trong thi pháp tự sự. Kỹ thuật kể chuyện trong truyện cổ dân gian người Tày - Nùng không chỉ phản ánh tư duy nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, xây dựng nhân vật, xây dựng tình huống truyện, nó còn cho thấy sự giao thoa, tiếp nhận của truyện cổ Tày - Nùng với truyện cổ nhiều dân tộc khác trong khu vực. Tuy vậy, sức hấp dẫn của câu chuyện nhiều khi không chỉ đơn thuần xuất phát từ nội dung kể,

mà còn phụ thuộc rất nhiều vào cách kể. Trong truyện cổ Tày - Nùng ngày

nay, kỹ thuật kể dẫu đã được "hiện đại hóa" bởi người sưu tầm, người kể (đặc biệt là lớp trẻ) khiến cho giọng điệu, motip, sự kiện có khác so với truyện cổ trước đó nhưng vẫn nổi lên được tâm hồn và văn hóa người Tày - Nùng đã kết tinh bao đời nay.

Nghiên cứu kỹ thuật kể trong thi pháp tự sự truyện cổ Tày - Nùng, luận văn đi sâu nghiên cứu những công thức kể, giọng điệu, kết cấu... tồn tại trong truyện qua đó nhằm khơi gợi và đánh giá một cách chân thực, đúng đắn những tinh hoa của một phần kho tàng văn hóa dân gian của hai tộc người chiếm ưu thế miền Đông - Tây Bắc Tổ quốc. Những kiểu công thức quen thuộc súc tích, ngắn gọn với kết cấu 3 phần rành mạch; giọng điệu đồng cảm, thương xót, ca ngợi, tự hào, chế giễu, khinh thường,..; những nhân vật với cái tên của người Tày, người Nùng, với kiểu tư duy của dân tộc mình... đã mang đến cho truyện cổ Tày - Nùng nét đặc trưng, làm nên "chất chỉ thị màu" để nhận diện nó trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam.

Đọc truyện cổ với người Tày - Nùng đó là niềm tự hào, là cuộc hội ngộ với quá khứ của cha ông. Còn đối với người các dân tộc khác nói chung và người Việt nói riêng, đó cũng là cách để hiểu thêm được những người dân tộc anh em, hiểu thêm được mối quan hệ mật thiết biết bao đời nay.

KẾT LUẬN

Thi pháp tự sự là phương pháp nghiên cứu tối ưu khi nghiên cứu truyện cổ dân gian. Thi pháp tự sự cùng những phương pháp đặc thù khác cho phép

người nghiên cứu bóc tách những yếu tố trọng yếu tạo nên thế giới nghệ thuật của truyện cổ dân gian. Đó là yếu tố nhân vật, tình tiết, sự kiện, giọng điệu... Qua việc bóc tách, nghiên cứu, thi pháp tự sự cho phép người viết thâm nhập và khơi gợi những giá trị ẩn dấu bên trong truyện cổ - những giá trị trầm tích văn hóa bao đời nay. Nghiên cứu truyện cổ Tày- Nùng từ góc nhìn thi pháp tự sự, thế giới quan, nhân sinh quan, tư duy thẩm mỹ, tâm lý dân tộc... của tộc người sở hữu truyện cổ dân gian được khai thác, quảng bá và trân trọng.

Truyện cổ Tày - Nùng thấm đẫm văn hóa tộc người. Bất cứ sản phẩm

nào của con người dù đơn giản cho đến phức tạp phần nào cũng phản ánh được vân văn hóa của người tạo ra nó. Truyện cổ dân gian nói riêng và những sáng tác dân gian nói chung là một bộ phận quan trọng của văn hóa, là nơi in dấu những dấu ấn đậm nét của lịch sử hình thành và phát triển của tộc người. Qua nghiên cứu, qua thực tế, chúng tôi nhận thấy truyện cổ Tày - Nùng thẫm đẫm tính tự sự trữ tình, tư duy thẩm mỹ và đặc trưng tâm lý tộc người.

Thi pháp truyện cổ Tày - Nùng được tìm hiểu trên hầu hết các bình diện từ cốt truyện, nhân vật đến kết cấu, công thức, giọng điệu. Nổi bật trong kỹ

thuật truyện kể của truyện cổ Tày - Nùng là công thức truyện kể, kiểu kết cấu trong mở đầu, phát triển và kết thúc. Ở mỗi kiểu công thức, luận văn đều đưa ra những ý kiến phân tích, chứng minh và những đánh giá nhất định. Thế giới nhân vật trong truyện cổ là thế giới vừa đặc trưng, vừa cá biệt lại vừa giao thoa. Sự giống nhau trong cách phân chia thế giới nhân vật thành hai tuyến rõ rệt, không có nhân vật hai mặt phức tạp ở truyện cổ Tày - Nùng cũng giống như những truyện cổ khác trên thế giới. Song ở truyện cổ Tày - Nùng, thế giới

nhân vật này đại diện cho con người Tày - Nùng giữa chốn rừng núi mênh mông, phản ánh những đặc trưng trong lối sống, lối tư duy, tâm lý... khác hẳn so với truyện cổ của những dân tộc sinh sống trong môi trường văn hóa khác. Bằng giọng kể phù hợp với từng kiểu truyện, từng nhân vật, khi tha thiết, đau buồn, cảm thông; khi chế giễu, khinh thường; khi ngợi ca, tự hào... truyện cổ dân gian Tày - Nùng dễ dàng đi vào lòng người, khơi dậy những mơ ước và khắc sâu những giá trị nhân văn cao đẹp.

MỤC LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Triều Ân, (1994-1995), Truyện thơ Tày, Nxb. Văn hoá Dân tộc.

2. Nông Quốc Chấn, (1974), Nghiên cứu văn học dân gian trong mối

quan hệ giữa các dân tộc, Tạp chí Văn học, tháng 1-1974.

3. Nông Quốc Chấn, (1964), Truyện thơ Tày-Nùng, Nxb. Văn hóa Dân

tộc.

4. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà

Nội.

5. Hoàng Thị Châu (1989), Tiếng Việt trên các miền đất nước, Nxb Khoa

học Xã hội, Hà Nội.

6. Hà Minh Đức, (CB), (2012), Lý luận Văn học, Nxb. Giáo dục Việt

Nam.

7. Nguyễn Tấn Đắc, (2001), Truyện kể dân gian đọc bằng type và motif, Nxb. Khoa học Xã hội.

8. Nguyễn Thiện Giáp (1985), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Đại học và

Trung học chuyên nghiệp.

9. Vũ Bá Hùng (2000), Tiếng Việt và một số ngôn ngữ dân tộc trên bình

diện ngữ âm, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

10. Nguyễn Thị Huế (2012), Từ điển type truyện dân gian Việt Nam, Nxb

Lao động, Hà Nội.

11. Hà Thị Thu Hương, (2007), Mối quan hệ văn hóa Tày - Việt dưới góc

độ thẩm mỹ qua một số kiểu truyện kể dân gian cơ bản, Luận án Tiến sĩ Văn

học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội.

12. Đinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên, (1974) Văn học dân gian, Nxb.

Đại học và Trung học chuyên nghiệp.

14. Đinh Trọng Lạc (1988), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt,

Nxb Giáo dục.

16. Hoàng Văn Ma (Cb) (1971), Ngữ pháp tiếng Tày - Nùng, Nxb Khoa

học xã hội, Hà Nội.

17. Hoàng Văn Ma, Lục Văn Pảo, (2005), Từ điển Việt - Tày - Nùng, Nxb

Từ điển Bách khoa, Hà Nội

18. Đặng Thái Nghiêm, (1983), Đề tài hôn nhân trong truyện cổ tích thần

kỳ Mường, Tạp chí Văn học, tháng 5-1983.

19. Phan Đăng Nhật (1981), Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam

(trước Cách mạng tháng Tám (1945), Nxb. Khoa học Xã hội.

20. Võ Quang Nhơn (1983), Văn học dân gian các dân tộc ít người ở Việt

Nam, Nxb. Khoa học Xã hội.

21. Lê Trường Phát, (2000), Thi pháp văn học dân gian, Nxb Giáo dục. 22. Hoàng Phê (1997), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm từ điển học, Nxb Đà

Nẵng.

23. Lã Văn Pô, (1984), Văn hóa Tày - Nùng, Nxb Văn hóa.

24. Lê Chí Quế (1990), Văn học dân gian Việt Nam, NXB Đại học và

Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội.

25. Trần Hữu Sơn, (1997), Văn hóa dân gian Lào Cai, Nxb Văn hóa dân

gian, Hà Nội.

26. Trần Đình Sử (CB), (2007), Tự sự học - Một số vấn đề lí luận và lịch

sử, Nxb. Đại học Sư phạm.

27. Vũ Anh Tuấn, (1983), Thử tìm hiểu sắc thái dân tộc qua một bản

truyện cổ dân gian Tày dạng Tấm Cám, Sưu tập Dân tộc học, Viện Dân tộc

28. Vũ Anh Tuấn, (1984), Một số biểu tượng chủ đạo trong truyện cổ

miền núi, Tạp chí văn học dân gian, Viện Văn học dân gian, Số 2.

29. Vũ Anh Tuấn (1991), Khảo sát cấu trúc và ý nghĩa một số motip

truyện kể dân gian Tày ở vùng Đông Bắc Việt Nam, Luận án Phó Tiến sĩ, Hà

Nội.

30. Vũ Anh Tuấn,(2004), Truyện thơ Tày - Nguồn gốc, quá trình phát

triển và thi pháp thể loại, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.

31. Nguyễn Thị Thiên Tứ, (2011), Truyện dân gian Tày - Nùng Cao Bằng,

Nxb Thanh Niên, Hà Nội.

32. Đỗ Bình Trị, (2006), Truyện cổ tích thần kỳ Việt đọc theo hình thái

học của truyện cổ tích của V.Ja.Propp, Nxb. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ

Chí Minh

33. Đỗ Bình Trị, (1999), Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn

học dân gian, Nxb. Giáo dục.

34. Lê Trung Vũ (1991), Khảo sát về dạng truyện người mồ côi trong

truyện cổ tích H'mông, luận văn Đại học Tổng hợp Hà Nội.

35. Nguyễn Như Ý (1997), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi pháp tự sự trong truyện cổ tày nùng luận văn ths văn học 60 22 01 20 (Trang 85 - 94)