Cơ cấu vốn bình quân một hộ chăn nuôi ĐVHD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng chăn nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh phú thọ và đề xuất các giải pháp quản lý​ (Trang 89 - 91)

Vốn

Rắn Lợn rừng Gấu ngựa Nhím Bình quân SL (tr.đ) CC (%) SL (tr.đ) CC (%) SL (tr.đ) CC (%) SL (tr.đ) CC (%) SL (tr.đ) CC (%) Tự có 60 75,0 100 76,9 250 83,3 50 83,3 115 80,7 Vay 20 25,0 30 23,1 50 16,7 10 16,7 27,5 19,3 Cộng 80 130 300 60 142,5

Qua điều tra, phần lớn các hộ gia đình có vốn tự có là chủ yếu và mong muốn đƣợc vay vốn để đầu tƣ thêm nhƣ: mua con giống mở rộng quy mô, ngoài ra còn cần một lƣợng vốn để đầu tƣ mua nguyên liệu, làm kinh doanh dịch vụ nông nghiệp. Song nguồn vốn vay trực tiếp từ ngân hàng ít, lãi suất cao, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của hộ gia đình.

* Về lao động chăn nuôi ĐVHD

Trong các nguồn lực để sản xuất kinh doanh thì lao động có vị trí hết sức quan trọng quyết định đến quá trình sản xuất của hộ chăn nuôi ĐVHD.

Qua điều tra cho thấy các hộ điều tra chủ yếu sử dụng lao động là ngƣời trong gia đình. Số lao động thuê thƣờng xuyên không có hoặc rất ít theo mùa vụ (3 - 5 lao động chủ yếu tập chung vào nghề nuôi Lợn rừng). Điều này có thể giải thích bởi nhiều công việc trong chăn nuôi ĐVHD không nặng nhọc nhƣng đòi hỏi sự siêng năng dày dạn kinh nghiệm, do vậy thuê lao động thì sẽ làm tăng chi phí và giảm hiệu quả. Mặt khác, với quy mô chăn nuôi của các hộ nhƣ hiện nay thì chỉ cần lao động gia đình cũng có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu sản xuất.

4.2. Công tác quản lý hoạt động chăn nuôi ĐVHD trên địa bàn tỉnh.

Công tác quản lý hoạt động chăn nuôi ĐVHD trên địa bàn tỉnh đƣợc thực hiện theo các Nghị định của Chính phủ: số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 về thi hành Luật bảo vệ rừng; số 32/2006/NĐ ngày 30/3/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006 của Chính phủ quy định về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái nhập khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trƣởng, trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật (kể cả loài lai) hoang dã nguy cấp, quý, hiếm; Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN ngày 29/9/2008 của Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban

hành Quy chế quản lý gấu nuôi và các văn bản hƣớng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý hoạt động chăn nuôi ĐVHD.

Đƣợc sự chỉ đạo của Uỷ ban Nhân dân tỉnh và lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phú Thọ, Chi cục Kiểm lâm đã triển khai thực hiện các văn bản quy định của nhà nƣớc về đăng ký nuôi ĐVHD; tổ chức, quản lý đảm bảo yêu cầu về chuồng trại, vệ sinh môi trƣờng; thực hiện các nội dung quy định về cải cách thủ tục hành chính để các tổ chức, cá nhân nuôi ĐVHD đƣợc thuận lợi; mở sổ sách ghi chép theo dõi kết quả và số lƣợng trại nuôi; phối hợp với chính quyền địa phƣơng hƣớng dẫn các cơ sở, trại nuôi ĐVHD thực hiện đúng các quy định nhà nƣớc; kiểm tra hồ sơ nguồn gốc con giống đƣa vào gây nuôi, chuồng trại, các điều kiện về an toàn cho ngƣời và vật nuôi, vệ sinh môi trƣờng; xác nhận hồ sơ sản phẩm ĐVHD gây nuôi khi vận chuyển tiêu thụ, tạo thuận lợi để hoạt động này phát triển.

Theo báo cáo của Chi cục Kiểm lâm tỉnh, hầu hết các hộ chăn nuôi ĐVHD đã hoàn tất việc đăng ký, tỷ lệ đăng ký trại nuôi đạt 98%. Bên cạnh đó vẫn có một số hộ chăn nuôi ĐVHD đã đăng ký giấy phép nhƣng giấy phép hết hạn và chƣa kịp gia hạn (huyện Thanh Ba 02 hộ, huyện Hạ Hòa 03 hộ) và một số hộ chăn nuôi tự phát, chƣa đăng ký trại nuôi (huyện Yên Lập 01 hộ, huyện Đoan Hùng 02 hộ), nguyên nhân do số lƣợng và số loài nuôi còn ít, sản phẩm hàng hoá chƣa nhiều và giá cả thị trƣờng chƣa ổn định, điều kiện đi lại ở nhiều vùng còn khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng chăn nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh phú thọ và đề xuất các giải pháp quản lý​ (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)