Hiệu quả kinh tế xã hội trong chăn nuôi ĐVHD trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng chăn nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh phú thọ và đề xuất các giải pháp quản lý​ (Trang 93)

Thọ

4.3.1. Đầu tư chi phí trong chăn nuôi ĐVHD đối với các loài vật nuôi

Chi phí là một bộ phận quyết định chủ yếu đến hiệu quả sản xuất nói chung và hiệu quả kinh tế của nghề chăn nuôi ĐVHD nói riêng. Nếu kết quả thu đƣợc nhƣ nhau thì chi phí ít hơn có hiệu quả cao hơn. Vì vậy việc tập hợp chi phí sản xuất một cách đầy đủ và hợp lý sẽ giúp cho việc đánh giá hiệu quả đƣợc chính xác và sát thực.

Bảng 4.9. Tổng hợp chi phí chăn nuôi ĐVHD bình quân 1 hộ theo loài

Chỉ tiêu Rắn Lợn rừng Nhím SL (tr.đồng) CC (%) SL (tr.đồng) CC (%) SL (tr.đồng) CC (%) Tổng chi phí 1155,,44 110000 4466,,77 110000 2200,,88 110000 1. Mua con giống 88 5511,,9955 2277 5577,,8822 1122 5577,,6699

2. Thức ăn 44 2255,,9977 1122 2255,,7700 55 2244,,0044

3. Thuốc thú y 00,,55 33,,2255 00,,99 11,,9933 00,,55 22,,4400

4. Chi phí vật chất khác 00,,33 11,,9955 00,,77 11,,5500 00,,55 22,,4400

5. Chi tiền điện nƣớc 00,,33 11,,9955 00,,88 11,,7711 00,,66 22,,8888

6. Trả lãi vốn vay 00,,88 55,,1199 11,,66 33,,4433 00,,55 22,,4400

7. Công lao động 00,,55 33,,2255 33 66,,4422 11 44,,8811

8. Khấu hao TSCĐ 11 66,,4499 00,,77 11,,5500 00,,77 33,,3377

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2017

Qua bảng 4.8 cho thấy: Tổng chi phí cho chăn nuôi ĐVHD ở các loài có sự khác nhau, thể hiện tổng chi phí bình quân 1 hộ cho chăn nuôi Rắn, chăn nuôi Lợn rừng và chăn nuôi Nhím đà lần lƣợt là 15,4 triệu đồng; 46,7 triệu đồng và 20,8 triệu đồng. Trong đó chi phí mua con giống chiếm tỷ lệ cao nhất trên 51% trở lên. Thức ăn là nguyên liệu không thể thiếu đƣợc trong chăn nuôi nói chung

và chăn nuôi ĐVHD nói riêng, vật nuôi phải đƣợc ăn thì mới tồn tại và phát triển đƣợc. Mặt khác giá cả thức ăn lại phụ thuộc vào mùa vụ; nhƣ Rắn thức ăn là chuột thì mùa thu hoạch lúa, màu, chuột dễ bắt hơn và giá cả rẻ hơn còn mùa lúa con gái giá chuột thƣờng đắt hơn do chuột có nhiều chỗ ẩn nấp khó bắt. Thức ăn dạng công nghiệp phụ thuộc vào giá cả trên thị trƣờng vì vậy chi phí về thức ăn chiếm tỷ lệ cao thứ hai trong tổng chi phí đầu tƣ và cũng khác nhau ở các loài khác nhau với 25,97% ở Rắn, Lợn rừng là 25,70% và 24,04% ở loài Nhím. Thuốc thú y sử dụng trong chăn nuôi ĐVHD là những thuốc thông thƣờng nên giá cả ít biến động và lƣợng sử dụng cũng chiếm tỷ lệ nhỏ.

Thời gian lao động đầu tƣ cho các loài rất khác nhau tùy vào mỗi loài với chủ yếu là lao động gia đình. Lao động thuê ngoài ít vì quy mô của ngƣời chăn nuôi chƣa cần phải thuê lao động ngoài mà tận dụng lao động trong gia đình. Đặc biệt vì chăn nuôi ĐVHD là một loại hình đặc thù do vậy Nhà nƣớc hiện vẫn đang khuyến khích các hộ gia đình nuôi để phát triển kinh tế, giải quyết việc làm góp phần xoá đói, giảm nghèo do đó các hộ chăn nuôi chƣa phải nộp thuế.

4.3.2. Hiệu quả sản xuất trong chăn nuôi ĐVHD

Giá trị sản xuất bình quân 1 hộ đối với hộ nuôi Rắn, Lợn rừng và Nhím đƣợc thể hiện ở bảng 4.9

Bảng 4.10. Thu nhập từ hoạt động chăn nuôi ĐVHD của các hộ điều tra Chỉ tiêu ĐVT Rắn Lợn rừng Nhím Tổng số hộ điều tra Hộ 30 5 15 I. Tính tất cả các hộ điều tra 1. Khối lƣợng sản phẩm thu đƣợc - Sản phẩm chính Kg 66..552200,,77 33..664422,,88 44..331122,,66 - Sản phẩm phụ Kg 5500,,88 00,,0000 00,,0000 2. Giá trị sản xuất Tr. đ 3609 592 1264,5 3. Chi phí trung gian Tr. đ 648 189 367,5 4. Giá trị gia tăng Tr. đ 2967 396 601,5 5. Thu nhập hỗn hợp Tr. đ 2928 433,5 741 II. Tính bình quân 1 hộ điều tra

1. Giá trị sản xuất Tr. đ 120,3 118,4 84,3 2. Chi phí trung gian Tr. đ 21,6 37,8 24,5 3. Giá trị gia tăng Tr. đ 98,9 79,2 40,1 4. Thu nhập hỗn hợp Tr. đ 97,6 86,7 49,4

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2017

Theo bảng 4.9 giá trị sản xuất bình quân 1 hộ đối với hộ nuôi Rắn, Lợn rừng và Nhím tƣơng ứng lần lƣợt là 120,3 triệu đồng; 118,4 triệu đồng và 84,3 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, thu nhập hỗn hợp bình quân của các hộ tƣơng ứng là 97,6 triệu đồng; 86,7 triệu đồng và 49,4 triệu đồng.

Tỷ lệ sản phẩm phụ chiếm một phần rất nhỏ trong cơ cấu tổng sản phẩm chăn nuôi Rắn vì sản phẩm phụ ở đây là xác và da Rắn lột, còn chăn nuôi Lợn rừng và kỳ đà không có sản phẩm phụ.

Qua đó cho thấy chăn nuôi các loài ĐVHD nói trên đều mang lại thu nhập hỗn hợp cao cho các hộ chăn nuôi, trong đó chăn nuôi Rắn cao hơn chăn nuôi Lợn rừng và Nhím. Từ đó góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ đồng

thời tạo điều kiện cho các ngành nghề khác phát triển theo nhƣ các dịch vụ về thức ăn, thuốc thú y, vận chuyển, xây dựng, chế biến.

* Nhận xét chung về hiệu quả kinh tế chăn nuôi ĐVHD

Số liệu bảng 4.10 cho thấy giá trị sản xuất từ mô hình chăn nuôi ĐVHD đem lại bình quân là 95,25 triệu đồng, trong đó giá trị sản xuất của chăn nuôi Lợn rừng cao nhất đạt 106,22 triệu đồng/hộ, giá trị sản xuất của chăn nuôi Rắn là 92,69 triệu đồng/hộ, chỉ tiêu này của chăn nuôi Nhím là 86,85 triệu đồng/hộ. So sánh 3 mô hình chăn nuôi qua các chỉ tiêu trong bảng 4.11 ta thấy hiệu quả kinh tế của mô hình chăn nuôi Rắn đạt đƣợc cao nhất, cao hơn hẳn các mô hình còn lại không chỉ ở tất cả các chỉ tiêu.

Bảng 4.11. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của chăn nuôi ĐVHD

(Tính bình quân 1 hộ điều tra)

STT Chỉ tiêu ĐVT Rắn Lợn rừng Nhím Bình quân 1 GO Tr. đ 120,3 118,4 84,3 107,67 2 IC Tr. đ 21,6 37,8 24,5 27,97 3 VA Tr. đ 98,7 80,6 59,8 79,70 4 MI Tr. đ 97,7 79,9 59,1 78,90 5 GO/IC Lần 5,57 3,13 3,44 4,05 6 VA/IC Lần 4,57 2,13 2,44 3,05 7 MI/IC Lần 4,52 2,11 2,41 3,02

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2017

Giá trị gia tăng (VA) của chăn nuôi Rắn là 98,7 triệu đồng/hộ và thu nhập hỗn hợp (MI) là 97,7 triệu đồng/hộ. Các chỉ tiêu này tƣơng ứng với chăn nuôi Lợn rừng là 80,6 triệu đồng; 79,9 triệu đồng. Với chăn nuôi Nhím là 59,8 triệu đồng; 59,1 triệu đồng. Qua các chỉ tiêu này ta thấy sự chênh lệch rõ ràng giữa 3 mô hình chăn nuôi ĐVHD.

Tƣơng tự với các chỉ tiêu GO/IC; VA/IC; MI/IC ta cũng thu đƣợc kết quả là giá trị của mô hình chăn nuôi Rắn lớn nhất. Nhƣ vậy chăn nuôi Rắn là mô hình mang lại thu nhập cao cho ngƣời dân địa phƣơng. Tuy nhiên, chăn nuôi Rắn đòi hỏi phải có kinh nghiệm và cũng có khó khăn riêng nên tuỳ vào từng điều kiện cụ thể phát triển loài nuôi cho phù hợp.

4.4. Định hƣớng và các giải pháp nhằm quản lý ĐVHD ở tỉnh Phú Thọ

4.4.1. Định hướng

Thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng và Nhà nƣớc về nông nghiệp và nông thôn với kinh nghiệm và thành tựu đạt đƣợc, tỉnh Phú Thọ chủ trƣơng phát triển nền nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hoá gắn với thị trƣờng, từng bƣớc thực hiện công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông thôn, khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần theo định hƣớng XHCN, đồng thời phát huy cao độ các nguồn lực về tự nhiên, kinh tế, xã hội, nguồn lao động, vốn của nông dân và vốn của Nhà nƣớc, hộ hạ tầng hiện có nhằm phát triển nông nghiệp có hiệu quả và bền vững, bảo đảm an ninh lƣơng thực, thực phẩm, tăng sản lƣợng, chất lƣợng nông sản, cung cấp cho tiêu dùng, chăn nuôi , chế biến và xuất khẩu với nhu cầu ngày càng tăng, cải thiện đời sống và bộ mặt nông thôn.

Quan điểm đối với phát triển chăn nuôi ĐVHD:

- Phát huy tối đa tiềm năng về điều kiện tự nhiên, nguồn lao động và kinh nghiệm chăn nuôi, phát triển toàn diện đa dạng chú trọng chăn nuôi các loài lợi thế, chuyển từ chăn nuôi phân tán mang tính tận dụng quy mô nhỏ sang chăn nuôi sản xuất hàng hoá với quy mô phù hợp với điều kiện kinh tế, kỹ thuật và nhu cầu tiêu thụ, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật đặc biệt là công tác giống, thức ăn chăn nuôi, công tác thú y… để đạt năng suất, chất lƣợng và hiệu quả kinh tế cao.

- Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi ĐVHD dựa trên cầu về sản phẩm của thị trƣờng theo hƣớng đa dạng hoá, đồng thời phải chú trọng các thị trƣờng trọng điểm.

- Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi ĐVHD ở các hộ nông dân, tìm kiếm thị trƣờng tiêu thụ đặc biệt là xuất khẩu. Phát huy lợi thế so sánh của vùng tạo ra các sản phẩm có tính cạnh tranh cao, nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trƣờng để phát triển một nền nông nghiệp bền vững.

Tuy nhiên các quan điểm trên phải đƣợc vận dụng một cách tổng hợp để xây dựng nên định hƣớng đúng và các giải pháp mang tính khả thi.

4.4.2. Một số giải pháp phát triển chăn nuôi ĐVHD ở tỉnh Phú Thọ

Để các hộ phát triển nghề chăn nuôi ĐVHD theo định hƣớng trên và cũng để giải quyết những khó khăn, đề tài đã mạnh dạn đƣa ra một số giải pháp chủ yếu nhƣ giải pháp về chính sách, vốn và kỹ thuật, giải pháp về chính sách, về thị truờng… Trong các giải pháp này thì giải pháp về quy hoạch, chăn nuôi và chính sách quản lý có tính quyết định lớn đến phát triển nghề chăn nuôi ĐVHD mang tính đặc thù này. Tuy nhiên cần thực hiện đồng thời và thống nhất các giải pháp này, khi các giải pháp đƣợc thực hiện tốt thì kết quả và hiệu quả của nghề chăn nuôi ĐVHD đƣợc nâng cao, giải quyết đƣợc nhiều chỗ làm việc mới, thu nhập của ngƣời lao động đƣợc nâng lên và dần ổn định. Từ đó góp phần nâng cao mức sống và cải thiện chất lƣợng cuộc sống cho ngƣời dân địa phƣơng.

4.4.2. 1. Giải pháp về vốn:

UBND tỉnh có kế hoạch bố trí ngân sách nhà nƣớc.

Thu hút, kêu gọi đầu tƣ từ các tổ chức trong nƣớc và quốc tế cùng các cá nhân.

Kết hợp bảo tồn với du lịch nhằm tăng nguồn vốn đầu tƣ. Xây dựng các mô hình chăn nuôi trọng điểm.

Trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phƣơng và ngân hàng là cần có những nghiên cứu cụ thể nhằm tạo điều kiện cho ngƣời chăn nuôi ĐVHD đƣợc chủ động hơn về vốn nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.

4.4.2. 2. Giải pháp đào tạo nhân lực:

Tăng cƣờng số lƣợng cán bộ chuyên trách tại các khu vực có tính mô hình chăn nuôi ĐVHD cao.

Xây dựng kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ để hƣớng dẫn tuyên truyền cho nhân dân tốt nhất.

Kêu gọi sự tham gia từ cộng đồng, nhân dân.

4.4.2. 3. Giải pháp khoa học công nghệ:

Tăng cƣờng trao đổi thông tin giữa các hộ chăn nuôi với các viện nghiên cứu, trƣờng đại học…

Tăng cƣờng chuyển giao công nghệ, áp dụng công nghệ tiến tiến nhất vào sản xuất để mang lại hiệu quả cao nhất.

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về chăn nuôi ĐVHD phục vụ cho công tác theo dõi diễn biến và quản lý.

4.4.2. 4 Giải pháp bảo vệ môi trường:

Đẩy mạnh xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải từ chăn nuôi.

Tích cực triển khai công tác truyền thông, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trƣờng của các hộ chăn nuôi.

- Xây dựng các phƣơng án về tổ chức lãnh thổ:

Tổ chức lãnh thổ dựa vào tiềm năng, lợi thế về tài nguyên thiên nhiên của từng khu vực để đƣa ra chăn nuôi các loài phù hợp với từng địa phƣơng.

Tổ chức không gian ƣu tiên bảo tồn các nguồn gen quý, hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cao

Hiện nay trong tỉnh có một số loài động vật chủ yếu nhƣ Rắn, Lợn rừng, Nhím, ... chăn nuôi thƣơng phẩm và có thể phát triển nhân giống sinh sản. Các loài đƣợc nghiên cứu ở trên đều có khả năng phát triển trên toàn bộ lãnh thổ, cần tìm hiểu nghiên cứu phát triển các loài khác phù hợp với từng điều kiện cụ thể.

4.4.2. 5. Giải pháp về cơ chế chính sách:

Cụ thể hóa các văn bản chính sách có liên quan đến chăn nuôi ĐVHD. Xây dựng quy ƣớc làng nghề, bảo tồn.

Có khung hình phạt dành cho các hành vi nuôi, nhốt, buôn, bán ĐVHD trái pháp luật.

4.4.2. 6. Giải pháp hợp tác:

Tăng cƣờng hợp tác với các tổ chức nghiên cứu tỉnh bạn.

Xây dựng các khóa học, chƣơng trình tập huấn có mời các chuyện gia về ĐVHD truyền đạt.

- Giải quyết tốt thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm:

Tiêu thụ là khâu quan trọng nhất của quá trình chăn nuôi ĐVHD. Ngƣời chăn nuôi cần luôn luôn nắm bắt thông tin giá cả, thị trƣờng nhằm có đƣợc quyết định đúng đắn trong việc bán sản phẩm của mình. Mỗi hộ chăn nuôi cần xây dựng cho mình các quan hệ cần thiết với khách hàng, mối tiêu thụ, tiến tới hình thành một mạng lƣới tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi. Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy rằng đây không chỉ là nhu cầu của phía ngƣời chăn nuôi mà cũng là nhu cầu của ngƣời tiêu dùng.

Đối với thị trƣờng xuất khẩu lợi thế cạnh tranh của Việt Nam còn rất hạn chế, đây chƣa phải là thị trƣờng có triển vọng. Tuy nhiên, với những kinh nghiệm trong quá trình chăn nuôi ĐVHD của ngƣời dân cũng nhƣ mối quan hệ đã tạo dựng với thị trƣờng này thì việc tận dụng nó là cần thiết, nhất là khi giá sản phẩm trong nƣớc thấp.

Về phía chính quyền thì khâu quan trọng nhất cần hỗ trợ cho ngƣời dân thông tin. Nhƣ phần trên đã trình bày, do thị trƣờng đầu ra thƣờng xuyên biến động cho nên ngƣời chăn nuôi ĐVHD cần có thông tin để tự đƣa ra kế hoạch sản xuất và tiêu thụ hợp lý cho mình.

- Xây dựng quy trình chăn nuôi thích hợp:

Quy trình hƣớng dẫn nông dân về tiêu chuẩn quy cách chuồng trại phù hợp với từng loài nuôi, từng điều kiện kinh tế của ngƣời nuôi và đặc điểm sinh thái của mỗi vùng để đáp ứng các tiêu chuẩn quy định của CITES về chăn nuôi và nâng cao hơn nữa hiệu quả và chất lƣợng của việc chăn nuôi ĐVHD. Trung tâm khuyến nông tỉnh, các viện nghiên cứu, kết hợp các địa phƣơng xây dựng quy trình chăn nuôi phù hợp cho từng loài, từng vùng sinh thái, theo từng hình thức nuôi thích hợp. Cần nghiên cứu toàn diện và đề xuất các giải pháp, quy trình phòng và chữa bệnh cho các loài chăn nuôi.

4.4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động chăn nuôi ĐVHD

Để quản lý các cơ sở gây nuôi ĐVHD đƣợc tốt, Chi cục Kiểm lâm Phú Thọ đẩy mạnh công tác quản lý ĐVHD Tăng cƣờng công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức đƣợc đẩy mạnh trên đài phát thanh huyền hình, lồng ghép trong các cuộc họp dân, thực hiện văn bản tuyên truyền, cùng các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Tăng cƣờng yếu tố bảo vệ, phát triển chăn nuôi ĐVHD vào các chính sách hiện hành và sẽ ban hành của các cơ quan quản lý nhà nƣớc về phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng chăn nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh phú thọ và đề xuất các giải pháp quản lý​ (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)