4.4.1. Định hướng
Thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng và Nhà nƣớc về nông nghiệp và nông thôn với kinh nghiệm và thành tựu đạt đƣợc, tỉnh Phú Thọ chủ trƣơng phát triển nền nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hoá gắn với thị trƣờng, từng bƣớc thực hiện công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông thôn, khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần theo định hƣớng XHCN, đồng thời phát huy cao độ các nguồn lực về tự nhiên, kinh tế, xã hội, nguồn lao động, vốn của nông dân và vốn của Nhà nƣớc, hộ hạ tầng hiện có nhằm phát triển nông nghiệp có hiệu quả và bền vững, bảo đảm an ninh lƣơng thực, thực phẩm, tăng sản lƣợng, chất lƣợng nông sản, cung cấp cho tiêu dùng, chăn nuôi , chế biến và xuất khẩu với nhu cầu ngày càng tăng, cải thiện đời sống và bộ mặt nông thôn.
Quan điểm đối với phát triển chăn nuôi ĐVHD:
- Phát huy tối đa tiềm năng về điều kiện tự nhiên, nguồn lao động và kinh nghiệm chăn nuôi, phát triển toàn diện đa dạng chú trọng chăn nuôi các loài lợi thế, chuyển từ chăn nuôi phân tán mang tính tận dụng quy mô nhỏ sang chăn nuôi sản xuất hàng hoá với quy mô phù hợp với điều kiện kinh tế, kỹ thuật và nhu cầu tiêu thụ, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật đặc biệt là công tác giống, thức ăn chăn nuôi, công tác thú y… để đạt năng suất, chất lƣợng và hiệu quả kinh tế cao.
- Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi ĐVHD dựa trên cầu về sản phẩm của thị trƣờng theo hƣớng đa dạng hoá, đồng thời phải chú trọng các thị trƣờng trọng điểm.
- Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi ĐVHD ở các hộ nông dân, tìm kiếm thị trƣờng tiêu thụ đặc biệt là xuất khẩu. Phát huy lợi thế so sánh của vùng tạo ra các sản phẩm có tính cạnh tranh cao, nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trƣờng để phát triển một nền nông nghiệp bền vững.
Tuy nhiên các quan điểm trên phải đƣợc vận dụng một cách tổng hợp để xây dựng nên định hƣớng đúng và các giải pháp mang tính khả thi.
4.4.2. Một số giải pháp phát triển chăn nuôi ĐVHD ở tỉnh Phú Thọ
Để các hộ phát triển nghề chăn nuôi ĐVHD theo định hƣớng trên và cũng để giải quyết những khó khăn, đề tài đã mạnh dạn đƣa ra một số giải pháp chủ yếu nhƣ giải pháp về chính sách, vốn và kỹ thuật, giải pháp về chính sách, về thị truờng… Trong các giải pháp này thì giải pháp về quy hoạch, chăn nuôi và chính sách quản lý có tính quyết định lớn đến phát triển nghề chăn nuôi ĐVHD mang tính đặc thù này. Tuy nhiên cần thực hiện đồng thời và thống nhất các giải pháp này, khi các giải pháp đƣợc thực hiện tốt thì kết quả và hiệu quả của nghề chăn nuôi ĐVHD đƣợc nâng cao, giải quyết đƣợc nhiều chỗ làm việc mới, thu nhập của ngƣời lao động đƣợc nâng lên và dần ổn định. Từ đó góp phần nâng cao mức sống và cải thiện chất lƣợng cuộc sống cho ngƣời dân địa phƣơng.
4.4.2. 1. Giải pháp về vốn:
UBND tỉnh có kế hoạch bố trí ngân sách nhà nƣớc.
Thu hút, kêu gọi đầu tƣ từ các tổ chức trong nƣớc và quốc tế cùng các cá nhân.
Kết hợp bảo tồn với du lịch nhằm tăng nguồn vốn đầu tƣ. Xây dựng các mô hình chăn nuôi trọng điểm.
Trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phƣơng và ngân hàng là cần có những nghiên cứu cụ thể nhằm tạo điều kiện cho ngƣời chăn nuôi ĐVHD đƣợc chủ động hơn về vốn nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.
4.4.2. 2. Giải pháp đào tạo nhân lực:
Tăng cƣờng số lƣợng cán bộ chuyên trách tại các khu vực có tính mô hình chăn nuôi ĐVHD cao.
Xây dựng kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ để hƣớng dẫn tuyên truyền cho nhân dân tốt nhất.
Kêu gọi sự tham gia từ cộng đồng, nhân dân.
4.4.2. 3. Giải pháp khoa học công nghệ:
Tăng cƣờng trao đổi thông tin giữa các hộ chăn nuôi với các viện nghiên cứu, trƣờng đại học…
Tăng cƣờng chuyển giao công nghệ, áp dụng công nghệ tiến tiến nhất vào sản xuất để mang lại hiệu quả cao nhất.
Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về chăn nuôi ĐVHD phục vụ cho công tác theo dõi diễn biến và quản lý.
4.4.2. 4 Giải pháp bảo vệ môi trường:
Đẩy mạnh xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải từ chăn nuôi.
Tích cực triển khai công tác truyền thông, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trƣờng của các hộ chăn nuôi.
- Xây dựng các phƣơng án về tổ chức lãnh thổ:
Tổ chức lãnh thổ dựa vào tiềm năng, lợi thế về tài nguyên thiên nhiên của từng khu vực để đƣa ra chăn nuôi các loài phù hợp với từng địa phƣơng.
Tổ chức không gian ƣu tiên bảo tồn các nguồn gen quý, hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cao
Hiện nay trong tỉnh có một số loài động vật chủ yếu nhƣ Rắn, Lợn rừng, Nhím, ... chăn nuôi thƣơng phẩm và có thể phát triển nhân giống sinh sản. Các loài đƣợc nghiên cứu ở trên đều có khả năng phát triển trên toàn bộ lãnh thổ, cần tìm hiểu nghiên cứu phát triển các loài khác phù hợp với từng điều kiện cụ thể.
4.4.2. 5. Giải pháp về cơ chế chính sách:
Cụ thể hóa các văn bản chính sách có liên quan đến chăn nuôi ĐVHD. Xây dựng quy ƣớc làng nghề, bảo tồn.
Có khung hình phạt dành cho các hành vi nuôi, nhốt, buôn, bán ĐVHD trái pháp luật.
4.4.2. 6. Giải pháp hợp tác:
Tăng cƣờng hợp tác với các tổ chức nghiên cứu tỉnh bạn.
Xây dựng các khóa học, chƣơng trình tập huấn có mời các chuyện gia về ĐVHD truyền đạt.
- Giải quyết tốt thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm:
Tiêu thụ là khâu quan trọng nhất của quá trình chăn nuôi ĐVHD. Ngƣời chăn nuôi cần luôn luôn nắm bắt thông tin giá cả, thị trƣờng nhằm có đƣợc quyết định đúng đắn trong việc bán sản phẩm của mình. Mỗi hộ chăn nuôi cần xây dựng cho mình các quan hệ cần thiết với khách hàng, mối tiêu thụ, tiến tới hình thành một mạng lƣới tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi. Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy rằng đây không chỉ là nhu cầu của phía ngƣời chăn nuôi mà cũng là nhu cầu của ngƣời tiêu dùng.
Đối với thị trƣờng xuất khẩu lợi thế cạnh tranh của Việt Nam còn rất hạn chế, đây chƣa phải là thị trƣờng có triển vọng. Tuy nhiên, với những kinh nghiệm trong quá trình chăn nuôi ĐVHD của ngƣời dân cũng nhƣ mối quan hệ đã tạo dựng với thị trƣờng này thì việc tận dụng nó là cần thiết, nhất là khi giá sản phẩm trong nƣớc thấp.
Về phía chính quyền thì khâu quan trọng nhất cần hỗ trợ cho ngƣời dân thông tin. Nhƣ phần trên đã trình bày, do thị trƣờng đầu ra thƣờng xuyên biến động cho nên ngƣời chăn nuôi ĐVHD cần có thông tin để tự đƣa ra kế hoạch sản xuất và tiêu thụ hợp lý cho mình.
- Xây dựng quy trình chăn nuôi thích hợp:
Quy trình hƣớng dẫn nông dân về tiêu chuẩn quy cách chuồng trại phù hợp với từng loài nuôi, từng điều kiện kinh tế của ngƣời nuôi và đặc điểm sinh thái của mỗi vùng để đáp ứng các tiêu chuẩn quy định của CITES về chăn nuôi và nâng cao hơn nữa hiệu quả và chất lƣợng của việc chăn nuôi ĐVHD. Trung tâm khuyến nông tỉnh, các viện nghiên cứu, kết hợp các địa phƣơng xây dựng quy trình chăn nuôi phù hợp cho từng loài, từng vùng sinh thái, theo từng hình thức nuôi thích hợp. Cần nghiên cứu toàn diện và đề xuất các giải pháp, quy trình phòng và chữa bệnh cho các loài chăn nuôi.
4.4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động chăn nuôi ĐVHD
Để quản lý các cơ sở gây nuôi ĐVHD đƣợc tốt, Chi cục Kiểm lâm Phú Thọ đẩy mạnh công tác quản lý ĐVHD Tăng cƣờng công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức đƣợc đẩy mạnh trên đài phát thanh huyền hình, lồng ghép trong các cuộc họp dân, thực hiện văn bản tuyên truyền, cùng các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Tăng cƣờng yếu tố bảo vệ, phát triển chăn nuôi ĐVHD vào các chính sách hiện hành và sẽ ban hành của các cơ quan quản lý nhà nƣớc về phát triển ngành nghề ở nông thôn trong tỉnh và các chủ trƣơng chính sách, kế hoạch và chiến lƣợc phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.
Cụ thể hoá quy ƣớc, xây dựng chế tài nghiêm minh, tăng cƣờng thanh tra - kiểm tra để kịp thời chấn chỉnh, kiên quyết xử lý những trƣờng hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ ĐVHD, đồng thời ban hành những chính sách khen thƣởng, biểu dƣơng những cơ sở thực hiện tốt bảo vệ ĐVHD.
Quy định cụ thể về điều kiện chăn nuôi các loài ĐVHD phù hợp với thực tế địa phƣơng.
Thƣờng xuyên tổ chức kiểm tra, ngăn chặn, phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật những hành vi vi phạm các quy định của Nhà nƣớc về săn, bắt, mua, bán, vận chuyển, nuôi, giết mổ, kinh doanh, tàng trữ, xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu trái phép các loài ĐVHD và sản phẩm, dẫn xuất của chúng trên địa bàn.
- Làm tốt công tác phối hợp giữa Hạt Kiểm lâm với UBND các xã, thị trấn và các ngành chức năng (Thú y, Tài nguyên và Môi trƣờng...) để tháo gỡ khó khăn trong việc cấp giấy chứng nhận nuôi ĐVHD, tăng cƣờng công tác thẩm định các điều kiện gây nuôi, những hộ nào đáp ứng đầy đủ các điều kiện mới cấp giấy đăng ký trại nuôi.
- Việc kiểm tra các cơ sở nuôi nhốt phải thực hiện hàng tháng, cần tập trung vào: Điều kiện an toàn chuồng trại cho ngƣời và vật nuôi; công tác vệ sinh môi trƣờng, quy trình, kỹ thuật chăm sóc, ngăn ngừa dịch bệnh; tình hình cập nhật thông tin, theo dõi, ghi chép sổ sách về phát sinh tăng - giảm số lƣợng, chủng loại vật nuôi... Phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các trƣờng hợp vi phạm, đặc biệt là những chủ hộ lợi dụng nhập ĐVHD có nguồn gốc bất hợp pháp đƣa vào đàn nuôi.
QUY TRÌNH XÁC NHẬN NGUỒN GỐC LÂM SẢN
- Nghiên cứu, đề xuất Nhà nƣớc có chính sách hỗ trợ cho các hộ gia đình, cá nhân hiện đang nuôi nhốt một số loài ĐVHD trái phép nhƣng tự nguyện giao nộp cho Nhà nƣớc để quản lý.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Phú Thọ là tỉnh có vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn phân hóa đa dạng nên có sự phong phú về kiểu hệ sinh thái và thành phần loài với nhiều loài sinh vật đặc hữu, quý hiếm. Đây cũng là thuận tiện và khó khăn trong chăn nuôi và quản lý ĐVHD trên địa bàn tỉnh. Theo kết quả điều tra, xác định đƣợc:
1. Trong những năm qua, chăn nuôi ĐVHD của hộ nông dân ở Phú Thọ đã có bƣớc phát triển vững chắc cả về số lƣợng, chất lƣợng và hình thức chăn nuôi. Năm 2017 cả tỉnh có 380 hộ chăn nuôi ĐVHD, hầu hết các hộ đã đăng ký với cơ quan Kiểm lâm, tập trung chủ yếu ở các huyện Thanh Ba, Hạ Hòa, Phù Ninh, Lâm Thao và Đoan Hùng.
2. Có tất cả 18 loài động vật hoang dã đƣợc nuôi trên địa bàn tỉnh, trong đó các loài đƣợc nuôi phổ biến là Rắn, Lợn rừng, Nhím.
3. Qua nghiên cứu cho thấy các loài đƣợc chăn nuôi phổ biến nhƣ Rắn, Lợn rừng, Nhím đều cho hiệu quả kinh tế cao. Trong đó chăn nuôi Rắn cho hiệu quả kinh tế cao hơn các mô hình khác. Giá trị gia tăng (VA) của chăn nuôi Rắn là 98,7 triệu đồng/hộ và thu nhập hỗn hợp (MI) là 97,7 triệu đồng/hộ. Các chỉ tiêu này tƣơng ứng với chăn nuôi Lợn rừng là 80,6 triệu đồng; 79,9 triệu đồng. Với chăn nuôi Nhím là 59,8 triệu đồng; 59,1 triệu đồng.
4. Có nhiều vấn đề tồn tại cần giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi ĐVHD. Trong số các vấn đề mà ngƣời chăn nuôi quan tâm nhất là vấn đề thị trƣờng, chính sách, khả năng mở rộng quy mô, vốn, giống… Đây cũng là căn cứ để các cấp có thẩm quyền tập trung hỗ trợ cho các cơ sở chăn nuôi.
5. Phú Thọ là tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển chăn nuôi ĐVHD. Để quản lý, bảo vệ cũng nhƣ phát triển chăn nuôi ĐVHD ở Phú Thọ phải thực hiện đồng bộ các giải pháp kinh tế, kỹ thuật và tổ chức. Trong đó các giải pháp
về thị trƣờng, chính sách, vốn, giống trong chăn nuôi ĐVHD nếu đƣợc thực hiện tốt sẽ có tác động quan trọng đến việc phát triển nghề nuôi ĐVHD tại địa phƣơng.
2. Kiến nghị
Việc chăn nuôi ĐVHD theo quy định của nhà nƣớc là một hoạt động mang lại những kết quả tích cực nhƣ: tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập và làm giầu chính đáng cho ngƣời dân vì vậy cần đƣợc các cấp, các ngành quan tâm, tạo các điều kiện thuận lợi; giúp ngƣời nuôi có nơi tiêu thụ sản phẩm ổn định, tạo thành xu hƣớng chăn nuôi mới phát triển cho nền kinh tế.
2.1. Đối với Nhà nƣớc:
Nhà nƣớc cần hoàn thiện và triển khai các chính sách kích thích ngành nghề nông thôn phát triển, đặc biệt là chính sách hỗ trợ cho nghề mới - nghề chăn nuôi ĐVHD, đồng thời vấn đề xây dựng chính sách nên quan tâm tới khía cạnh khi chính sách đề ra phải sát với tình hình thực tế để ngƣời nông dân tiếp cận và thực hiện đƣợc những quy định đó.
Cần có quan điểm đánh giá đúng về nghề chăn nuôi ĐVHD. Nếu có định hƣớng và quản lý tốt, đây có thể là một nghề kinh doanh rất có lợi thế cho phát triển kinh tế, góp phần xoá đói giảm nghèo. Hiện nay, các chính sách chăn nuôi chƣa có định hƣớng rõ ràng và chƣa khuyến khích chăn nuôi, phát triển để tăng thu nhập, đặc biệt đối với cộng đồng có thu nhập thấp. Nên xây dựng một chính sách hoặc định hƣớng về vấn đề này, vừa để giúp cho việc quản lý, cũng nhƣ khuyến khích việc khai thác và sử dụng bền vững tiềm năng của ĐDSH phục vụ đời sống và phát triển kinh tế.
Cần có chính sách quản lý thông thoáng, đặc biệt là thủ tục xác nhận nguồn gốc chăn nuôi cho những loài ĐVHD mà các hộ chăn nuôi đã chứng minh đƣợc là đã sinh sản qua 2- 3 thế hệ liên tiếp. Hiện nay, rất nhiều gia đình
đã thành công trong việc cho sinh sản nhiều loài ĐVHD thế hệ F2 trong điều kiện nuôi nhốt, nhƣng vẫn gặp khó khăn trong việc đăng ký. Thủ tục vận chuyển và tiêu thụ động vật nuôi cũng phải đƣợc đơn giản hoá để khuyến khích phát triển.
Đề nghị Nhà nƣớc xây dựng chính sách giao cho các cơ quan nghiên cứu khoa học, nghiên cứu cụ thể tập tính, đặc tính sinh học cũng nhƣ quy trình chăn nuôi sinh sản những loài ĐVHD quý, hiếm. Để từ đó chuyển giao cho các hộ nông dân chăn nuôi, nhằm giải quyết việc làm đang dƣ thừa rất lớn trong khu vực nông thôn.
Đề nghị Nhà nƣớc xây dựng cơ chế thƣởng cho những ngƣời cung cấp thông tin về việc khai thác ĐVHD trong tự nhiên, khuyến khích cộng đồng dân cƣ giám sát, phát hiện cung cấp tin cho các cơ quan chức năng ngăn chặn kịp thời tệ nạn khai thác tuỳ tiện động thực vật trong môi trƣờng hoang dã.
Cần hỗ trợ và ƣu đãi lãi suất vốn vay đối với các hộ gia đình, các hộ kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực nàyvì chu kỳ sản xuất tƣơng đối dài, lâu thu hồi vốn đồng thời rất thiếu vốn… Mặt khác, Nhà nƣớc nên có tổ chức khuyến khích phát triển ngành nghề từ Trung ƣơng xuống địa phƣơng.
2.2. Đối với tỉnh Phú Thọ:
Để đáp ứng các tiêu chuẩn quy định của CITES về chăn nuôi và nâng cao hơn nữa hiệu quả và chất lƣợng của việc chăn nuôi ĐVHD, cần hƣớng dẫn nông dân về tiêu chuẩn quy cách chuồng trại phù hợp với từng loài nuôi, từng