Tình hình chăn nuôi ĐVHD ở tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng chăn nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh phú thọ và đề xuất các giải pháp quản lý​ (Trang 28 - 32)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Ở Việt Nam

1.2.4. Tình hình chăn nuôi ĐVHD ở tỉnh Phú Thọ

1.2.4.1. Hiện trạng nuôi, trồng và khai thác động vật, thực vật hoang dã

Những năm qua cùng với sự đổi mới để phát triển trong quản lý kinh tế, theo đó nhà nƣớc có chủ trƣơng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chăn nuôi sinh sản/sinh trƣởng một số loài ĐVHD nhằm bảo tồn, phát triển ĐVHD trong điều kiện có kiểm soát, làm giảm sự suy thoái và áp lực khai thác ĐVHD ngoài tự nhiên. Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi, có địa hình thuận lợi và môi trƣờng sinh thái phù hợp cho nhiều loài ĐVHD sinh sống phát triển, nhất là các loài trăn, Rắn, Lợn rừng, cầy, hƣơu, dúi, Nhím...vv.

Đƣợc sự chỉ đạo của Uỷ ban Nhân dân tỉnh và lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Phú Thọ, Chi cục Kiểm lâm đã triển khai thực hiện các văn bản quy định của nhà nƣớc về đăng ký nuôi ĐVHD; tổ chức, quản lý đảm bảo yêu cầu về chuồng trại, vệ sinh môi trƣờng; thực hiện các nội dung quy định về cải cách thủ tục hành chính để các tổ chức, cá chăn nuôi ĐVHD đƣợc thuận lợi; mở sổ sách ghi chép theo dõi kết quả và số lƣợng trại nuôi; phối hợp với chính quyền địa phƣơng hƣớng dẫn các cơ sở, trại nuôi ĐVHD thực hiện đúng các quy định nhà nƣớc; kiểm tra hồ sơ nguồn gốc con giống đƣa vào gây nuôi, chuồng trại, các điều kiện về an toàn cho ngƣời và vật nuôi, vệ sinh môi trƣờng; xác nhận hồ sơ sản phẩm ĐVHD gây nuôi khi vận chuyển tiêu thụ; tạo thuận lợi để hoạt động này phát triển.

Trong tỉnh hiện có tổng các loài ĐVHD đƣợc gây nuôi nhƣ sau:

+ Tổng số loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm, tổng số cá thể và tổng số trại/cơ sở nuôi là: 195 cơ sở, 08 loài với 57.794 cá thể.

+ Tổng số loài ĐVHD thông thƣờng, tổng số cá thể và tổng số trại/ cơ sở nuôi là: 181 cơ sở, 09 loài với 5.494 cá thể.

1.2.4.2. Công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra và xử lý các hành vi vi phạm về nuôi, trồng, khai thác động vật, thực vật hoang dã

Để hoạt động nuôi ĐVHD phát triển, lực lƣợng kiểm lâm Phú Thọ đã tổ chức, phối hợp các biện pháp tuyên truyền, hƣớng dẫn, tạo các điều kiện thuận lợi giúp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nuôi sinh sản, nuôi sinh trƣởng ĐVHD có điều kiện thuận lợi, chấp hành đúng các quy định của nhà nƣớc; đồng thời cũng để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc, ý thức chấp hành pháp luật trong công tác bảo vệ rừng; góp phần bảo vệ các loài ĐVHD trong tự nhiên, hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật về săn, bắt, giết mổ, buôn bán động vật rừng trái phép. Thực hiện đúng các quy định của nhà nƣớc trong công tác cấp giấy chứng nhận trại/cơ sở nuôi, trồng và khai thác các loài động, thực

vật trên địa bàn tỉnh. Có sổ sách theo dõi quản lý xuất, nhập động vật khi có sự thay đổi.

Hàng năm Chi cục Kiểm lâm Phú Thọ đã xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các qui định của Nhà nƣớc trong công tác xử phạt vi phạm hành chính của các đơn vị trực thuộc; kiểm tra các cơ sở kinh doanh, chế biến lâm sản trên địa bàn tỉnh. Từ năm 2013 đến nay đã tiến hành thanh tra, kiểm tra 04 lần. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thƣờng xuyên tuần tra, kiểm soát không để xảy ra các tụ điểm cất giữ, mua, bán, kinh doanh lâm sản trái pháp luật. Tổ chức kiểm tra và quản lý tốt các tổ chức, hộ gia đình gây nuôi ĐVHD trên địa bàn, tạo điều kiện cho các cơ sở phát triển kinh tế. Kiên quyết xử lý các hành vi mua, bán, nuôi nhốt, kinh doanh trái phép các loài động, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Từ năm 2013 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã kiểm tra, xử lý 590 vụ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, tổng thu nộp ngân sách nhà nƣớc 4,1tỷ đồng. Trong đó xử lý 71 vụ vi phạm về hành vi vận chuyển, mua, bán, cất giữ ĐVHD trái pháp luật; tang vật tịch thu gồm 1.545.6kg ĐVHD các loại.

1.2.4.3. Những khó khăn, bất cập trong công tác quản lý nuôi, trồng và khai thác các loài động vật, thực vật hoang dã

Các trại nuôi đa số nhỏ, lẻ, phân tán; ngƣời nuôi ĐVHD chủ yếu là các hộ nông dân nghèo, khó khăn về kinh tế, hạn chế trong nhận thức; có hộ gia đình chƣa thực hiện đầy đủ việc đăng ký gây nuôi; có cơ sở nuôi chƣa đảm bảo các điều kiện về vệ sinh môi trƣờng, các tiêu chuẩn về chuồng trại nhƣng không thể xử lý đƣợc vì pháp luật không quy định rõ các tiêu chuẩn cụ thể cho từng loại chuồng trại thế nào là đạt yêu cầu, thể nào là không bảo đảm hoặc vi phạm, vì vậy rất khó trong công tác quản lý, kiểm tra đánh giá mức độ sai phạm để áp dụng quy định của pháp luật.

Hiện nay nuôi ĐVHD đƣợc nhiều hộ gia đình, cá nhân đầu tƣ bỏ giống, vốn, chuồng trại để chăn nuôi nhƣng làm ra sản phẩm mà không có nơi tiêu thụ nhƣ (Rắn, Nhím), giá cả sụt giảm, ế ẩm, ngƣời chăn nuôi bị thua lỗ dẫn đến chán nản, bỏ bê, không thực nghiêm các quy định của nhà nƣớc về điều kiện nuôi ĐVHD.

Chính quyền địa phƣơng nhiều nơi cũng chƣa thực sự quan tâm quản lý hoạt động nuôi sinh sản, nuôi sinh trƣởng ĐVHD vì vậy hoạt động này còn thể hiện tính tự phát, khó quản lý.

- Tỉnh Phú Thọ hiện tại chƣa có công trình nghiên cứu về việc chăn nuôi ĐVHD.

Chƣơng 2

MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng chăn nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh phú thọ và đề xuất các giải pháp quản lý​ (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)