Tiềm năng về tài nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng chăn nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh phú thọ và đề xuất các giải pháp quản lý​ (Trang 49 - 56)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.2. Tiềm năng và nguồn nhân lực

3.2.1 Tiềm năng về tài nguyên

* Tài ngun khống sản: Phú Thọ là tỉnh khơng giàu có về tài nguyên

khống sản nhƣng ở đây có một số loại khống sản có ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có hơn 300 mỏ và điểm khống sản các

loại khác nhau phân bố theo các vùng tập trung ở các huyện Thanh Thủy, Tân Sơn, Hạ Hòa, Thanh Sơn, Yên Lập...Tài nguyên khoáng sản của tỉnh có thể chia thành năm nhóm nhƣ sau:

- Nhóm nguyên liệu cháy gồm than đá, than bùn với tổng trữ lƣợng 1.722.239 tấn/năm. Đặc biệt là than bùn ở Thanh Sơn - Thanh Thủy có đầy đủ các tiêu chuẩn để sản xuất phân vi sinh với hàm lƣợng N, P, K đều cao, hàm lƣợng axit humic đạt trung bình, độ phân hủy lớn hơn 20%.

- Nhóm khống sản kim loại bao gồm kim loại đen nhƣ sắt và kim loại màu nhƣ kẽm, vàng, chì, bạc... Nhóm khống sản này đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh Phú Thọ nói riêng và cả nƣớc nói chung. Cụ thể là:

+ Quặng sắt là tiềm năng khoáng sản quan trọng của tỉnh song có sự phân bố khơng tập trung. Hiện nay, có khoảng 7 doanh nghiệp đƣợc cấp phép khai thác, chế biến quặng sắt. Trữ lƣợng đạt 42.782.800 tấn.

+ Chì kẽm: Tổng trữ lƣợng năm 2015 là 2.340 tấn.

+ Ngồi ra, trên địa bàn tỉnh cịn tìm thấy vàng, bạc ở một số nơi. Trữ lƣợng khoáng sản này tuy khơng lớn chỉ tầm 339.193 kg nhƣng có ý nghĩa về mặt kinh tế.

- Nhóm khống sản phi kim loại nhƣ barit, kaolin, mica... trong đó đáng chú ý nhất là Dolomit với trữ lƣợng và tài nguyên là 15.001.374.850 tấn.

- Nhóm khống sản vật liệu xây dựng bao gồm nhiều loại nhƣ: đá ốp lát, sét xi măng, gạch ngói, cát, cuội sỏi... Trong đó, đá vơi xi măng, đá vôi xây dựng có trữ lƣợng lớn khoảng 138.360.000 m3.

- Nhóm khống sản lỏng nhƣ nƣớc khống nóng trên địa bàn huyện Thanh Thủy với trữ lƣợng 1.400 m3/s trở thành thế mạnh thúc đẩy ngành du lịch sinh thái nghỉ dƣỡng của huyện Thanh Thủy nói riêng và tồn tỉnh nói chung. Nhƣ vậy, tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh tƣơng đối phong phú

và đóng vai trị quan trọng. Việc khai thác và chế biến khống sản khơng chỉ đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho các ngành mà còn tạo thêm việc làm cho ngƣời dân, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nói riêng và phát triển bền vững của tỉnh nói chung.

Tóm lại: Phú Thọ là tỉnh có lợi thế để phát triển ngành cơng nghiệp khai thác và chế biến khống sản, cơng nghiệp gốm sứ, cơng nghiệp xi măng và vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, việc phát triển công nghiệp đã và đang ảnh hƣởng trựcn tiếp và gián tiếp tới tính đa dạng sinh học của tỉnh nhƣ hoạt động khai thác cát tràn lan trên địa bàn tỉnh; múc đất trái phép ở huyện Phù Ninh, cao lanh ở huyện Thanh Sơn, Thanh Thủy; việc các lò gạch thủ công vẫn hoạt động..., đã và đang diễn ra công khai và chƣa đƣợc giải quyết dứt điểm.

Theo các tài liệu thổ nhƣỡng hiện có, đất đai Phú Thọ gồm 2 nhóm chính: - Nhóm đất đồng bằng: chủ yếu là phù sa sơng Thái Bình có xen kẽ phần nhỏ phù sa sơng Hồng, diện tích 147.900 ha, bằng 88,97% diện tích đất tự nhiên trong tỉnh.

- Nhóm đất đồi núi: Diện tích 18.320 ha bằng 11,03% diện tích tự nhiên trong tỉnh, phân bố ở phía đơng bắc tỉnh, thuộc 2 huyện n Lập và Kinh Mơn. Đây là vùng đất thích hợp cho việc phát triển chăn ni.

- Theo nguồn gốc phát sinh, đất đai của tỉnh đƣợc phân thành những loại sau:

+ Nhóm đất đồng bằng (đất lúa nƣớc): Do hai hệ thống sông Hồng và sơng Thái Bình tạo nên, cũng là đất phù sa nhƣng có tính chất và đặc điểm khác nhau. Đây là vùng đất thích hợp cho sản xuất lúa nƣớc và các loại cây trồng khác cung cấp thức ăn tinh, các phụ phẩm nông nghiệp cho gia súc.

+ Đất phù sa sơng Hồng thƣờng có màu nâu tƣơi, kết cấu tơi xốp, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, đất trung tính, ít chua, địa hình nghiêng dần từ phía sơng vào nội đồng. Các yếu tố dinh dƣỡng từ trung bình đến tốt.

+ Đất phù sa hệ thống Thái Bình đa số có màu nâu nhạt hoặc hơi xám. Thành phần cơ giới thƣờng từ trung bình đến thịt nặng.

* Tài nguyên rừng, thảm thực vật

Phú Thọ có diện tích rừng tự nhiên 170.609,01 ha trong đó: rừng sản xuất 120.672,35 ha, rừng phòng hộ 33.515,03 ha và rừng đặc dụng là 16.421,62 ha. Tỉnh có hệ động thực vật rừng khá phong phú và đa dạng về chủng và loài.

- Khu hệ thực vật rừng: Theo kết quả thống kê 375 phiếu thống kê, đánh giá khu hệ thực vật thì tỉnh Phú Thọ thuộc vùng Đơng Bắc Bộ kết hợp với yếu tố địa lý, cấu tạo địa chất và cấu trúc địa hình đã đem đến cho rừng của tỉnh Phú Thọ các yếu tố thực vật đặc hữu của khu hệ đệ tam Nam Trung Hoa - Bắc Việt Nam. Hệ thực vật trên địa bàn tỉnh rất phong phú và đa dạng, gỗ có từ nhóm 1 đến nhóm 8, trữ lƣợng gỗ ƣớc khoảng 3,5 triệu m3 gồm các loài thuộc các họ chủ yếu nhƣ Re (Lauraceae), Dâu tằm (Moraceae), Dẻ (Fegaceae)...và một số họ thuộc ngành hạt trần. Ngồi ra, trên địa bàn tỉnh cịn xuất hiện một số lồi cây thuộc dịng đặc hữu Malaysia, Indonesia di cƣ đến nhƣ Chò chỉ, Chò nâu, Táu... Hiện nay rừng tự nhiên của tỉnh phần lớn là rừng non mới phục hồi, nhƣng vẫn còn rừng tự nhiên là rừng già ở vƣờn quốc gia Xuân Sơn, Yên Lập, Hạ Hịa và Việt Trì với nhiều lồi động, thực vật q hiếm. Đối với rừng sản xuất, hiện tại gỗ làm nguyên liệu giấy đã có thể cung cấp 40 - 50% yêu cầu của nhà máy.

- Khu hệ động vật rừng: Theo kết quả thống kê điều tra sơ bộ phiếu phỏng vấn ngƣời dân kết hợp với tài liệu điều tra động vật rừng của các cơ quan, tổ chức thì Phú Thọ có khoảng 390 lồi động vật, bao gồm: 94 loài thú; 223 lồi chim; 73 lồi bị sát và lƣỡng cƣ. Trong đó, trên địa bàn cịn có các lồi động vật

có giá trị nhƣ Hƣơu, Lợn rừng, Khỉ bạc má, Sóc, Chồn... Đặc biệt là lồi Vƣợn quần đùi tRắng thƣờng xuất hiện ở Vƣờn Quốc gia Xuân Sơn.

Với điều kiện thuận lợi, rừng Phú Thọ đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội trong tỉnh những năm qua nhờ chính sách giao đất giao rừng và triển khai các chƣơng trình trồng rừng phủ xanh đồi núi trọc đã giúp diện tích rừng trên địa bàn tỉnh tăng nhanh. Hơn nữa độ che phủ rừng tăng lên góp phần quan trọng vào việc bảo vệ môi trƣờng sinh thái, chống bào mịn, rửa trơi đất đai, điều hịa khơng khí, giảm thiểu một phần hiệu ứng nhà kính do khí thải của các nhà máy cơng nghiệp gây ra, chống biến đổi khí hậu một cách hiệu quả và đặc biệt đảm bảo tính ổn định và tính đa dạng sinh học trên tồn tỉnh.

*Đánh giá tổng quan điều kiện tự nhiên có liên quan đến Đa dạng sinh học tỉnh Phú Thọ:

Phú Thọ là một trong số các tỉnh có tính đa dạng sinh học cao cả về hệ sinh thái rừng và hệ sinh thái nông nghiệp. Do đặc điểm về vị trí địa lý, đặc biệt là sự phân hóa của khí hậu, sự chia cắt mạnh mẽ của địa hình đã tạo cho tỉnh sự đa dạng phong phú về các loài động, thực vật và nguồn gen. Đặc biệt, vƣơn Quốc gia Xuân Sơn trên địa bàn tỉnh còn đƣợc coi là kho giống bản địa, kho cây thuốc khổng lồ của cả nƣớc. Lƣợng nƣớc mƣa trên địa bàn tỉnh tƣơng đối cao, chế độ nhiệt thấp, độ ẩm thích hợp, các sơng ngịi có nƣớc quanh năm đƣợc coi là những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho quá trình sinh trƣởng và phát triển của thảm thực vật rừng.

Trong những năm gần đây, nhờ công tác bảo vệ rừng và tài nguyên rừng ở các huyện đƣợc nâng cao, giúp quá trình phục hồi rừng nhanh và cũng là môi trƣờng sống thuận lợi cho nhiều loài động vật đặc biệt các loài thú. Tạo cho hệ sinh thái rừng có tính thích nghi chống chịu cao. Điều kiện tự nhiên đã tạo cho

tỉnh nhiều cảnh quan đẹp, hấp dẫn du lịch. Trong đó phải kể đến 5 khu vực có hệ sinh thái đa dạng nổi bật trên địa bàn tỉnh:

Vƣờn quốc gia Xn Sơn: có diện tích 15.048 ha nằm ở vùng tam giác ranh giới giữa 3 huyện: Phú Thọ, Hịa Bình và Sơn La nhƣng phần lớn diện tích là trên địa bàn xã Xuân Sơn huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ. Nằm ở đoạn cuối dãy Hoàng Liên Sơn với kiểu địa hình núi đá vơi đặc trƣng. Vƣờn quốc gia chứa đựng những đặc sắc về cảnh quan, mơi trƣờng, tài ngun với các lồi động, thực vật phong phú, đa dạng. Vƣờn quốc gia Xuân Sơn có các hệ sinh thái độc đáo nhƣ rừng nhiệt đới vẫn mang tính nguyên sinh, phân bố trên núi đất và núi đá vơi vùng thấp và 7 hệ sinh thái chính nhƣ rừng trên núi đá vơi; rừng trên núi đất; trảng cỏ, cây bụi, tre nứa; nông nghiệp; khu dân cƣ; rừng trồng và hệ sinh thái các thủy vực. Ở đây có nhiều lồi động vật đặc hữu và nhiều lồi có giá trị bảo tồn cao nhƣ: Báo gấm, Nai, Sơn dƣơng... Ngồi ra, khí hậu thay đổi bốn mùa trong một ngày: buổi sáng mát mẻ, buổi trƣa có chút nóng, buổi chiều có gió hiu hiu và buổi tối có ít se lạnh cùng với sự đa dạng của các hệ sinh thái là nền tảng hình thành các kiểu thảm thực vật khác nhau ở nơi đây. Chƣa kể đến ở vƣờn quốc gia Xn Sơn cịn có nhiều cảnh quan thiên nhiên kì thú với các đỉnh núi cao hơn 1000 m, nhiều hang động đa dạng và độc đáo từ hệ thống núi đá vôi nhƣ hang Lun, hang Lạng, động Tiên... đa dạng về chủng loại, phong phú về số lƣợng nhiều hang có kích thƣớc lớn, hạch nhũ đẹp có tiềm năng du lịch cao, ngoạn mục, hấp dẫn du khách. Bên cạnh đó, vƣơn quốc gia Xn Sơn có 73% là diện tích rừng tự nhiên, trong đó: rừng giàu là 107 ha; rừng trên núi đá vôi là 1.396 ha.

Rừng quốc gia đền Hùng với diện tích 538 ha bao gồm cả rừng nguyên sinh và rừng trồng. Ở đây có một hệ động, thực vật phong phú và đa dạng, có nhiều lồi xếp loại quý hiếm cần đƣợc bảo tồn và những loài đã đƣợc ghi vào sách đỏ của Việt Nam. Nhờ có các điều kiện tự nhiên nhƣ: khí hậu á nhiệt đới

gió mùa với hai mùa rõ rệt, mùa nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 và mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau; Lƣợng mƣa trung bình hàng năm 1.850 mm, tháng có lƣợng mƣa thấp nhất cũng là 24.9 mm đã giúp rừng quốc gia đền Hùng dù có diện tích nhỏ vẫn có hệ sinh thái đa dạng, phong phú.

Ngã ba sông Đà - Lô - Thao: là nơi hội tụ của 3 dịng sơng lớn trong hệ thống sông Hồng với sự phong phú về nơi cƣ trú cho quần xã thủy sinh vật và có mức đa dạng sinh học cao với 11 loài cá, 2 lồi q hiếm có giá trị kinh tế và là khu vực có những bãi đẻ trứng, bãi giống, bãi kiếm mồi của nhiều lồi có giá trị kinh tế. Tại nơi gặp nhau của 3 con sông đƣợc gọi là Bạch Hạc hay còn gọi là Tam Giang vào mùa khô rộng, nƣớc chảy cuồn cuộn còn vào mùa lũ nƣớc đỏ ngầu phù sa.

Khu bảo vệ cảnh quan Núi Nả: thuộc địa phận xã Quân Khê - huyện Hạ Hòa với diện tích 670 ha, độ cao 1.200 m đƣợc ví nhƣ điểm tựa của miền thƣợng vùng trung du, đƣợc phủ một màu xanh của các loài cây nhiệt đới, khá nhiều trong đó có các lồi q hiếm nhƣ Lim, Gụ, Đinh... Khơng chỉ là thực vật phong phú mà cịn có các lồi động vật nhƣ Khỉ, Nai, Hỗng... Ở đây có khoảng 10 thác nƣớc lớn, nhỏ đặc biệt có những thác nƣớc cao tới 20m, có thác đổ xuống những vực nƣớc sâu và có thác lại đổ xuống những bãi cuội. Đây là một trong những hệ sinh thái rừng phục hồi với nhiều loài cây bản địa đƣợc gây trồng phát triển tốt, tạo những lâm phần có cấu trúc bền vững, cảnh quan môi trƣờng thuận lợi làm cho tính đa dạng sinh học tại nơi đây ngày càng tăng.

Khu bảo vệ cảnh quan n Lập: Có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm. Nhiệt độ trung bình 22,50C; đơi khi xuất hiện mƣa đá vào mùa hè, sƣơng mù vào mùa đơng. Địa hình khá đa dạng và phức tạp; có nhiều dãy núi cao, độ dốc lớn; hệ thống suối, khe, ngòi hẹp và dốc lại phân bố khơng đều làm cho địa hình bị phân cắt mạnh tạo nền tảng cho các loài động, thực vật trở nên phong phú, đa dạng. Khu vực có diện tích cần bảo vệ cảnh quan là 330 ha, chủ yếu là

rừng đặc dụng. Bên cạnh, những điều thuận lợi mà điều kiện tự nhiên đem lại cho sự đa dạng sinh học của tỉnh thì vẫn cịn nhiều khó khăn, hạn chế nhƣ:

Sự phân bố không đều theo không gian và thời gian các yếu tố khí hậu, thủy văn và địa hình bị chia cắt mạnh gây nhiều khó khăn trong bảo tồn đa dạng sinh học. Nhiệt độ tăng lên ảnh hƣởng đến các hệ sinh thái tự nhiên, làm dịch chuyển các ranh giới nhiệt của hệ sinh thái nƣớc ngọt, làm thay đổi cơ cấu các loài thực vật và động vật ở một số vùng, một số lồi có nguồn gốc ơn đới và á nhiệt đới có thể bị suy giảm về số lƣợng làm giảm tính đa dạng sinh học. Lƣợng mƣa phân bố không đều trong năm ảnh hƣởng rất lớn tới chế độ dịng chảy bình thƣờng và dịng chảy lũ trên các con sông, đặc biệt là các con sông lớn nhƣ sông Hồng, sơng Lơ và sơng Đà đã gây ra tình trạng sạt lở, xói mịn, ngập lụt vào mùa mƣa và thiếu nƣớc vào mùa khô ảnh hƣởng đến năng suất cây trồng, vật nuôi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng chăn nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh phú thọ và đề xuất các giải pháp quản lý​ (Trang 49 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)