Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động chăn nuôi ĐVHD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng chăn nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh phú thọ và đề xuất các giải pháp quản lý​ (Trang 101 - 104)

Để quản lý các cơ sở gây nuôi ĐVHD đƣợc tốt, Chi cục Kiểm lâm Phú Thọ đẩy mạnh công tác quản lý ĐVHD Tăng cƣờng công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức đƣợc đẩy mạnh trên đài phát thanh huyền hình, lồng ghép trong các cuộc họp dân, thực hiện văn bản tuyên truyền, cùng các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Tăng cƣờng yếu tố bảo vệ, phát triển chăn nuôi ĐVHD vào các chính sách hiện hành và sẽ ban hành của các cơ quan quản lý nhà nƣớc về phát triển ngành nghề ở nông thôn trong tỉnh và các chủ trƣơng chính sách, kế hoạch và chiến lƣợc phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.

Cụ thể hoá quy ƣớc, xây dựng chế tài nghiêm minh, tăng cƣờng thanh tra - kiểm tra để kịp thời chấn chỉnh, kiên quyết xử lý những trƣờng hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ ĐVHD, đồng thời ban hành những chính sách khen thƣởng, biểu dƣơng những cơ sở thực hiện tốt bảo vệ ĐVHD.

Quy định cụ thể về điều kiện chăn nuôi các loài ĐVHD phù hợp với thực tế địa phƣơng.

Thƣờng xuyên tổ chức kiểm tra, ngăn chặn, phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật những hành vi vi phạm các quy định của Nhà nƣớc về săn, bắt, mua, bán, vận chuyển, nuôi, giết mổ, kinh doanh, tàng trữ, xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu trái phép các loài ĐVHD và sản phẩm, dẫn xuất của chúng trên địa bàn.

- Làm tốt công tác phối hợp giữa Hạt Kiểm lâm với UBND các xã, thị trấn và các ngành chức năng (Thú y, Tài nguyên và Môi trƣờng...) để tháo gỡ khó khăn trong việc cấp giấy chứng nhận nuôi ĐVHD, tăng cƣờng công tác thẩm định các điều kiện gây nuôi, những hộ nào đáp ứng đầy đủ các điều kiện mới cấp giấy đăng ký trại nuôi.

- Việc kiểm tra các cơ sở nuôi nhốt phải thực hiện hàng tháng, cần tập trung vào: Điều kiện an toàn chuồng trại cho ngƣời và vật nuôi; công tác vệ sinh môi trƣờng, quy trình, kỹ thuật chăm sóc, ngăn ngừa dịch bệnh; tình hình cập nhật thông tin, theo dõi, ghi chép sổ sách về phát sinh tăng - giảm số lƣợng, chủng loại vật nuôi... Phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các trƣờng hợp vi phạm, đặc biệt là những chủ hộ lợi dụng nhập ĐVHD có nguồn gốc bất hợp pháp đƣa vào đàn nuôi.

QUY TRÌNH XÁC NHẬN NGUỒN GỐC LÂM SẢN

- Nghiên cứu, đề xuất Nhà nƣớc có chính sách hỗ trợ cho các hộ gia đình, cá nhân hiện đang nuôi nhốt một số loài ĐVHD trái phép nhƣng tự nguyện giao nộp cho Nhà nƣớc để quản lý.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng chăn nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh phú thọ và đề xuất các giải pháp quản lý​ (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)