Thực trạng triển khai tự chứng nhận xuất xứ của Nhật Bản

Một phần của tài liệu TỰ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM (Trang 42 - 45)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.2.Thực trạng triển khai tự chứng nhận xuất xứ của Nhật Bản

Nhật Bản đã tham gia nhiều Hiệp định trong đó yêu cầu chứng nhận xuất xứ phải được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyển của nước xuất khẩu phát hành (chứng nhận xuất xứ do bên thứ ba). Hầu hết các Hiệp định mà Nhật Bản ký kết từ trước đến gần đây đều xác định xuất xứ và áp dụng thuế suất ưu đãi bằng cơ chế chứng minh xuất xứ này. Tuy nhiên trong các Hiệp định gần đây, cơ chế tự chứng nhận xuất xứ đã nổi lên thành xu hướng chủ đạo và được sử dụng rộng rãi.

Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ của Nhật Bản bao gồm: cơ chế nhà xuất khẩu được cấp phép và cơ chế doanh nghiệp đăng ký. Trong cơ chế doanh nghiệp đăng ký bao gồm cơ chế nhà xuất khẩu/nhà sản xuất tự chứng nhận xuất xử và cơ chế nhà nhập khẩu tự chứng nhận xuất xứ.

Hình 2. Cơ chê tự chứng nhận xuất xứ của Nhật Bản

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp 2.1.2.1. Cơ chế Nhà xuất khẩu được cấp phép

Cơ chế nhà xuất khẩu được cấp phép đã được triển khai tại Nhật Bản từ đầu những năm 2000. Hiệp định đối tác kinh tế có nội dung quy định về cơ chế này đầu tiên là EPA giữa Nhật Bản-Mexico có hiệu lực từ tháng 4 năm 2005. Tiếp đó là EPA giữa Nhật Bản-Thụy Sĩ vào năm 2009, EPA giữa Nhật Bản-Peru năm 2012 và

gần đây nhất là Hiệp định RCEP vào năm 2020. Tuy bắt đầu từ rất sớm so với hình thức doanh nghiệp đăng ký nhưng lại không trở nên phổ biến. Trong 20 EPA và FTA Nhật Bản đã kí kết thì chỉ có 4 Hiệp định có điều khoản quy định về cơ chế này và rải rác 4-5 năm mới xuất hiện tại một Hiệp định mới.

Nhật Bản định nghĩa cơ chế tự chứng nhận xuất xứ theo hình thức nhà xuất khẩu được cấp phép là cơ chế trong đó nhà xuất khẩu đã được Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp cấp phép để tự tạo ra Giấy chứng nhận xuất xứ. Giấy chứng nhận xuất xứ do nhà xuất khẩu tự phát hành này được gọi là giấy chứng nhận xuất xứ loại 2 (phân biệt với giấy chứng nhận xuất xứ loại 1 được phát hành bởi cơ quan có thẩm quyền do Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp chỉ định thực hiện nghiệp vụ). Giấy chứng nhận xuất xứ này được công nhận tại Luật Chứng nhận xuất xứ là 1 trong 2 loại giấy chứng nhận dùng cho việc hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang các bên đã ký kết EPA/FTA với Nhật Bản có quy định về cơ chế này.

Để trở thành nhà xuất khẩu được cấp phép, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp đã quy định các tiêu chuẩn sau đây43:

-Hồ sơ sử dụng Hiệp định: Nhà xuất khẩu có định kỳ được cấp giấy chứng nhận xuất xứ loại 1 (cụ thể là trong vịng 6 tháng cần ít nhất 8 lần được cấp, được tính gộp những lần được cấp tại tất cả các Hiệp định ngoài Hiệp định mà nhà xuất khẩu đang xin cấp phép)

-Thiết lập các chức vụ sau tại cơng ty: có 3 chức vụ bắt buộc phải có trong cơng ty nộp đơn. Đó là: (1) Quản lý về nội bộ chung- quản lý và giám sát toàn bộ nghiệp vụ phát hành các loại giấy tờ chứng nhận của công ty, đồng thời là người quản lý người ở vị trí số 2 và 3; (2) Quản lý về pháp chế- thực hiện được đúng và đầy đủ các nghiệp vụ mà pháp luật và các quy định liên quan đến phát hành giấy chứng nhận xuất xứ, chịu trách nhiệm lưu trữ đối với các loại giấy tờ liên quan đến

43 METI, 原原原原原原原原原原原原原原原原原原原 (Giới thiệu về các nhà xuất khẩu được cấp phép dựa trên Luật Chứng nhận xuất xứ) , tham khảo tại:

https://www.meti.go.jp/policy/external_economy/trade_control/boekikanri/download/gensanchi/1904ninteipr 2.pdf , truy cập ngày 10/1/2022

giấy chứng nhận xuất xứ, ghi vào sổ, và thông báo thay đổi.v.v..., (3) Phụ trách nhiệm vụ phát hành giấy chứng nhận- là người đã có kinh nghiệm thực tế nhất định về phát hành giấy chứng nhận hoặc các nghiệm vụ liên quan.

- Xây dựng hệ thống thông tin liên lạc: Cơng ty phải có hệ thống liên lạc với Phịng chứng nhận xuất xứ thuộc Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp để đáp ứng yêu cầu cung cấp thơng tin, đồng thời cũng phải có hệ

thống liên lạc với Nhà sản xuất nhằm thu thập thông tin liên quan đến mặt hàng được xuất khẩu.

Từ quy định trên có thể thấy rằng, tuy yêu cầu chặt chẽ nhưng nội dung của các tiêu chuẩn ngắn ngọn, dễ hiểu và dễ dàng thực hiện.

Nghĩa vụ đối với nhà xuất khẩu đã được cấp phép như nghĩa vụ lưu giữ chứng từ, và quy định về chế tài trong trường hợp vi phạm thuộc về cơ quan chức năng của nước xuất khẩu hàng hóa.

2.1.2.2. Cơ chế Doanh nghiệp tự chứng nhận xuất xứ

Trong khi đó, cơ chế tự chứng nhận xuất xứ theo hình thức doanh nghiệp (bao gồm nhà xuất khẩu, nhà sản xuất, nhà nhập khẩu) được bắt đầu ở Nhật Bản trong EPA Nhật Bản-Úc năm 2015, tuy muộn hơn 10 năm so với cơ chế nhà xuất khẩu được cấp phép, nhưng sau đó cơ chế này xuất hiện liên tiếp tại các EPA và FTA những năm gần đây như CPTPP năm 2018, EPA Nhật Bản- EU năm 2019, Hợp tác thương mại Nhật Bản-Hoa Kỳ năm 2020 (chỉ có hình thức doanh nghiệp nhập khẩu đăng ký), EPA Nhật Bản- Vương quốc Anh năm 2020 và RCEP năm 2020. Đáng chú ý là ngoại trừ EPA Nhật Bản-Úc và RCEP cho phép lựa chọn cả hình thức chứng nhận xuất xứ bởi bên thứ 3, thì các Hiệp định cịn lại chỉ cho phép một cơ chế duy nhất là Doanh nghiệp tự chứng nhận xuất xứ. Cơ chế này tại Nhật Bản được chia ra làm 2 loại là: (1) nhà xuất khẩu, nhà sản xuất tự chứng nhận và (2) nhà nhập khẩu tự chứng nhận

Một phần của tài liệu TỰ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM (Trang 42 - 45)