Vai trò của tự chứng nhận xuất xứ

Một phần của tài liệu TỰ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM (Trang 35 - 39)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.5.Vai trò của tự chứng nhận xuất xứ

1.2. Khái quát về tự chứng nhận xuất xứ

1.2.5.Vai trò của tự chứng nhận xuất xứ

Nhận thấy được rằng, do cơ chế tự chứng nhận xuất xứ có một sổ ưu điểm nổi trội so với cơ chế chứng nhận bới cơ quan có thẩm quyền, cơ chế này ngày càng đóng vai trị chủ đạo và được sử dụng nhiều hơn trong thương mại quốc tế. Theo khảo sát của WCO thực hiện vào năm 2020 nhằm tổng hợp tỷ lệ áp dụng các cơ chế chứng nhận trong các FTA, đưa đến kết quả là 141 trong số 209 FTA được nghiên cứu (67,5%) có cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, chỉ duy nhất 68 trong số các FTA được nghiên cứu (32,5%) là chỉ các cơ quan có thẩm quyền mới được phép ban hành chứng nhận xuất xứ 35, được thể hiện trong hình dưới đây:

34 https://moj.gov.vn/qt/cacchuyenmuc/pldn/Pages/pho-bien-pl-doanh-nghiep.aspx?ItemID=30

35 WCO, Comparative study on certification of origin, 2020, tr.17 , tham khảo tại:

http://www.wcoomd.org/- /media/wco/public/global/pdf/topics/origin/instruments-and-tools/comparative- study/related- documents/comparative-study-on-certification-of-origin_2020.pdf , truy cập ngày 10/1/2022

Hình 1: Tỷ lệ áp dụng cơ chê chứng nhận xuất xứ trong các hiệp định thương mại quốc tê (số liệu từ năm 1994- năm 2019)

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Đây cũng là xu hướng chung của thế giới. Ngồi các quốc gia có lịch sử lâu đời trong việc sử dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ như Mỹ, EU, Thụy Sỹ,v.v...đã và đang áp dụng cơ chế này trong các FTA mà các quốc gia đó là thành viên, các quốc gia trước đó chưa hề áp dụng cũng đã chuyển đổi sang cơ chế này một vài năm gần đây như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, v.v...

Giải thích cho sự phổ biến đó, có thể kể tới một vài vai trò quan trọng mà cơ chế tự chứng nhận xuất xứ đã và đang đóng góp cho sự phát triển của thương mại quốc tế. Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ giúp giảm thời gian và chi phí về mặt thủ tục, qua đó khuyến khích doanh nghiệp các nước tham gia và tận dụng ưu đãi từ các FTA. Theo cơ chế chứng nhận xuất xứ bởi cơ quan có thẩm quyền, doanh nghiệp sẽ tiêu tốn thời gian để chuẩn bị bộ hồ sơ chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa, thời gian chờ để được xét duyệt và cấp C/O. Thời gian khơng linh hoạt cịn vì lí do phụ thuộc vào lịch làm việc hay nghỉ của các cơ quan nhà nước. Khi chuyển sang cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, quy trình chứng nhận trở nên nhanh chóng và đơn giản hơn. Khơng cịn q trình chứng nhận rường rà, cả hai bên đối tác có thể tiết kiệm chi phí giao dịch, thuận lợi thương mại cũng như tận dụng ưu đãi xuất xứ.

Khi áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, sự áp lực và rủi ro cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền giảm đi đáng kể. Trong môi trường thương mại quốc tế phát triển mạnh mẽ và rộng rãi như hiện nay, số lượng các Hiệp định thương mại được kí kết cũng tăng nhanh mỗi năm, dẫn tới số lượng tăng đáng kể về các mẫu giấy chứng nhận xuất xứ. Áp lực cấp C/O đúng hạn, đảm bảo tính chính xác đối với các cơ quan có thẩm quyền ngày càng trở nên nặng nề hơn. Việc chậm chễ trong việc cấp C/O không chỉ giảm hiệu quả hoạt động của cơ quan thẩm quyền mà còn gây tổn thất nặng nề cho doanh nghiệp trong việc lưu thơng hàng hóa cũng như hưởng ưu đãi thuế quan. Khi áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, bản thân doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm về nguồn gốc xuất xứ các sản phẩm mình kinh doanh. Doanh nghiệp là những người được cho là có sự hiểu biết sâu sắc kĩ lưỡng nhất, có tài liệu và thơng tin chính xác nhất về mặt hàng của mình. Do vậy, việc trách nhiệm được chuyển giao từ cơ quan chức năng sang phía doanh nghiệp là hợp lí, hiệu quả hoạt động tăng cao, và như vậy việc phát triển cơ chế tự chứng nhận xuất xứ là phù hợp với xu thế phát triển thương mại quốc tế của thời đại.

Tiểu kêt Chương 1: Như vậy tại Chương 1, luận văn đã đưa ra những khái

niệm cơ bản và khái quát về xuất xứ, quy tắc xuất xứ cũng như nguồn luật điều chỉnh, những thủ tục để chứng nhận xuất xứ, song hành với đó là cơ chế tự chứng nhận xuất xứ. Thơng qua việc phân tích chung về cơ chế chứng nhận xuất xứ bởi bên thứ ba và cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, đặc biệt là việc phân loại cơ chế tự chứng nhận xuất xứ. Chương 1 cũng đã nêu lên vai trò quan trọng của cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trong môi trường thương mại quốc tế ngày càng sơi động hiện nay và lưu ý về tính phức tạp khi áp dụng tự chứng nhận xuất xứ theo nội dung các Hiệp định khác nhau.

CHƯƠNG 2: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ TỰ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ

Trong Chương 1, luận văn đã nêu và làm rõ các khái niệm nền tảng về xuất xứ và tự chứng nhận xuất xứ. Chương 2 này sẽ đi vào phân tích rõ hơn kinh nghiệm của một vài quốc gia hoặc khu vực. Theo số liệu từ WCO, có thể thấy rằng mơ hình tự chứng nhận xuất xứ không phân bố một cách đồng đều, từng loại cơ chế phổ biến ở mỗi một khu vực khác nhau. Thứ nhất, tác giả lựa chọn Nhật Bản, Nhật Bản là nước chủ yếu áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ là nhà xuất khẩu được cấp phép, tuy nhiên những năm gần đây đang có sự chuyển đổi mới36. Nhật Bản cũng là nước nằm trong khu vực châu Á, có quan hệ kinh tế xã hội gần gũi với Việt Nam, đặc biệt là việc Hải quan Việt Nam và Nhật Bản có mối quan hệ bền chặt, trong đó Việt Nam đã và đang học tập và sử dụng hệ thống quản lý của Hải quan Nhật Bản. Thứ hai, tác giả lựa chọn khu vực kinh thế Châu Âu (European Union, viết tắt là EU) được làm đại diện với cơ chế nhà xuất khẩu đăng ký, đặc biệt là sự thành lập và đưa vào sử dụng rộng rãi hệ thống REX . Hơn nữa, EU đã và đang là một thị trường xuất khẩu lớn và đồng thời là thị trường nhập khẩu hứa hẹn của Việt Nam, phát triển mạnh và rất nhanh trong những năm vừa qua, và xu hướng còn mạnh mẽ hơn trong tương lai nhờ các FTA giữa Việt Nam và EU. Hai sự lựa chọn trên hướng tới hai quốc gia có vị trí địa lý cách xa Việt Nam. Do vậy, tác giả lựa chọn tham khảo kinh nghiệm của nước thứ ba là nước Cộng hịa Singapore, là đất nước có vị trí địa lý gần gũi với Việt Nam, đồng thời cũng là một quốc gia phát triển cao trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là về thương mại quốc tế.

Đối chiếu với các khái niệm đã nêu trong Chương 1 cũng như với quy định pháp luật của các quốc gia liên quan và quốc tế, Chương 2 có mục tiêu nêu rõ các tiến bộ cũng như hạn chế khi áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ của các quốc gia này, điều đó giúp tạo cơ sở vững chắc cho các kiến nghị mà tác giả sẽ nêu trong Chương 3.

2.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản

Một phần của tài liệu TỰ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM (Trang 35 - 39)