Pháp luật quốc tế

Một phần của tài liệu TỰ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM (Trang 33)

6. Kết cấu của luận văn

1.2. Khái quát về tự chứng nhận xuất xứ

1.2.3.1. Pháp luật quốc tế

Pháp luật quốc tế có nhiều quy định điều chỉnh cơ chế tự chứng nhận xuất xứ được ghi nhận trong Văn bản hướng dẫn về xuất xứ của WCO, hay trong các Hiệp định thương mại, đặc biệt là các Hiệp định thương mại thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, ATIGA, RCEP, v.v...Nội dung quy định về tự chứng nhận xuất xứ có sự khác nhau tùy theo cam kết tại các FTA này.

Có thể kể đến tiêu biểu như trong Hiệp định CPTPP, Điểu 3.20 quy định rằng các quốc gia thành viên sẽ thực hiện chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo hình thức là tự chứng nhận xuất xứ. Dựa trên tự chứng nhận xuất xứ bởi nhà sản xuất hoặc nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu thì nhà nhập khẩu sẽ được hưởng mức thuế quan ưu đãi, áp dụng tại quốc gia nhập khẩu. Về yêu cầu đối với chủ thể, Điều 3.21 Hiệp định CPTPP cũng quy định rõ: đối với nhà sản xuất, cần chứng nhận hàng hóa trên cơ sở có thơng tin chứng minh xuất xứ; đối với nhà xuất khẩu, nếu khơng đồng thời là nhà sản xuất thì cần có thơng tin chừng minh xuất xứ hoặc dựa vào thông tin cung cấp bởi nhà sản xuất; đối với nhà nhập khẩu, cần có tài liệu được cung cấp từ nhà sản xuất hoặc nhà xuất khẩu. Như vậy, Hiệp định CPTPP đã cho phép chủ thể tham gia vào hoạt động thương mại là nhà sản xuất, nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu đều có thể thực hiện việc tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Khác với CPTPP, theo quy định trong Hiệp định EVFTA thì chủ thể được tự chứng nhận xuất xứ chỉ là nhà xuất khẩu. Trong đó, phân loại nhà xuất khẩu được tự chứng nhận thành ba loại: nhà xuất khẩu bất kỳ nếu giá trị lô hàng không quá 6000 EUR, nhà xuất khẩu được chứng nhận, và nhà xuất khẩu đăng ký (có mã số đăng ký của hệ thống REX32).

Một phần của tài liệu TỰ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w