Áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định RCEP:

Một phần của tài liệu TỰ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM (Trang 75 - 80)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.2.4.Áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định RCEP:

Hiệp định Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực RCEP tuyên bố khởi động đàm phán vào tháng 11 năm 2012, tổ chức 31 cuộc họp đàm phán, 19 cuộc họp cấp bộ trưởng, 4 cuộc họp thượng đỉnh kể từ tháng 5 năm 2013, và các nhà lãnh đạo RCEP đã gặp mặt lần thứ 4 vào tháng 11 năm 2020. Ngày 1/1/2022 Hiệp định RCEP đã chính thức có hiệu lực. Hiệp định RCEP được coi là thỏa thuận tự do thương mại lớn nhất thế giới, bao trùm GDP, tổng thương mại và dân số của khoảng 30% thế giới. Đây là hiệp định được xây dựng dựa trên mười nước ASEAN (trong đó có Việt Nam) và năm nước đối tác là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ustralia và Newzealand. Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định RCEP là cơ chế nhà xuất khẩu được cấp phép (approved exporter) và cơ chế dựa vào nhà nhập khẩu. Song song với đó, khác với CPTPP, RCEP cũng chấp nhận chứng nhận xuất xứ bởi bên thứ ba. Các chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, RCEP có quy định bao gồm: Giấy chứng nhận xuất xứ C/O (cơ chế chứng nhận bởi bên thứ ba), và Tuyên bố xuất xứ (cơ chế tự chứng nhận bởi nhà xuất khẩu và nhà sản xuất). Chương 3 của Hiệp định quy định về quy tắc xuất xứ được chia thành 2 phụ lục. Phụ lúc 3A quy định các quy tắc cụ thể sản phẩm, phần phụ lục 3B về Các thông tin tối thiểu cần thiết, trong đó ghi rõ yêu cầu thông tin cho giấy Tuyên bố xuất xứ để tiến hành tự chứng nhận, gổm 12 mục. 93

92

Bộ Công Thương Việt Nam, Gia hạn đăng ký tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa (REX) đến 31/12/2020, tham khảo tại https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/gia-han-dang-ky-tu-chung-nhan-xuat-xu- hang-hoa-rex-den- 31-12.html , truy cập ngày 10/1/2022

93 Hiệp định RCEP, Chương 3, Phụ lục 3B, tham khảo tại

Ngay khi Hiệp định có hiệu lực, Nhật Bản, Newzealand, Úc là nước sẽ áp dụng ngay hệ thống tự chứng nhận bởi nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất, và nhà nhập khẩu, Việt Nam được bảo lưu triển khai trong vòng 10 năm và được gia hạn tối đa thêm 10 năm. Do vậy, Việt Nam hiện tại vẫn đang bảo lưu việc triển khai tự chứng nhận xuất xứ theo Hiệp định RCEP.

3.1.2. Các quy định điều chỉnh về tự chứng nhận xuất xứ của Việt Nam

a) Quy định tại các Hiệp định thương mại mà Việt Nam là thành viên

Như đã đề cập tại Chương 1, mỗi FTA có quy tắc xuất xứ riêng, với mục tiêu thúc đẩy thương mại, đảm bảo rằng hàng hóa nội khối được hưởng những ưu đãi thuế quan đúng như trong cam kết. Các FTA thế hệ mới mà Việt Nam đang tham gia có nhiều FTA quan trọng liên quan tới tự chứng nhận xuất xứ như:

- Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ ASEAN (Asean Wide Self Certification, AWSC) thuộc khuôn khổ Hiệp định ATIGA

- Hiệp định EVFTA, trong đó Việt Nam cần thực thi cơ chế nhà xuất khẩu được chứng nhận.

- Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trong khuôn khổ Hiệp định CPTPP. Hiệp định CPTPP áp dụng cơ chế doanh nghiệp (nhà sản xuất, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu) tự chứng nhận xuất xứ.

- Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trong khuôn khổ Hiệp định RCEP

Ngoài ra, Việt Nam cũng là một quốc gia nằm trong chương trình ưu đãi thuế quan GSP của Liên minh Châu Âu EU, trong đó nhà xuất khẩu Việt Nam cần đăng ký mã số trên hệ thống tự chứng nhận xuất xứ REX.

b) Quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật nội địa:

Trong khuôn khổ pháp lý của Việt Nam, văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc điều chỉnh về tự chứng nhận xuất xứ có Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 được Quốc hội Việt Nam thông qua và ban hành ngày 12 tháng 6 năm 2017 (Luật Quản lý ngoại thương). Tại Mục 4 của Luật này, Chính phủ đã quy định về chứng nhận xuất xứ và việc doanh nghiệp được tự chứng nhận xuất xứ theo nội dung tại các Hiệp định thương mại mà Việt Nam đã kí kết tham gia. Về chứng

từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, khoản 1 Điều 32 Luật này cũng công nhận “chứng từ tự chứng nhận hàng hóa do thương nhân phát hành theo quy định tại khoản 2 Điều 34 của Luật này” 94 là một trong những chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa hợp pháp. Về các văn bản hướng dẫn, có Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 8/03/2018 của Chính phủ về hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa, Thông tư số 05/2018/TT-BCT quy định về xuất xứ hàng hóa do Bộ Công Thương ban hành ngày 3/4/2018.

Để nội luật hóa và hướng dẫn về tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo các FTA đã tham gia, Bộ Công Thương đã ban hành những văn bản quy định, hướng dẫn như sau:

- ATIGA: Thông tư số 28/2015/TT-BCT ngày 20/8/2015 của Bộ Công Thương về việc thực hiện thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN.

Thông tư số 27/2017/TT-BCT để triển khai thực thi theo cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa toàn khối ASEAN.

Tiếp đó, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 19/2020/TT-BCT ngày 14/8/2020 với nội dung “sửa đổi, bổ sung các thông tư quy định thực hiện quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại hàng hóa Asean (viết tắt là Thông tư số 19/2020/TT-BCT) Trong đó, nội dung trọng tâm là Thông tư này đã sửa đổi, bổ sung thủ tục cấp văn bản chấp thuận cho thương nhân trở thành nhà xuất khẩu đủ điều kiện tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa quy định tại Thông tư số 28/2015/TT- BCT và Thông tư số 27/2017/TT-BCT để triển khai thực thi theo cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa toàn khối ASEAN.95

-CPTPP: Thông tư số 03/2019/TT-BCT ngày 22/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định “Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương” (Thông tư số 03/2019/TT-BCT).

94 Khoản 1, Điều 32, Luật Quản lý ngoại thương

Thông tư số 06/2020/TT-BCT ngày 24/3/2020 do Bộ Công Thương ban hành quy định về việc “sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TT-BCT”, trong đó bổ sung lời văn chứng nhận xuất xứ trên C/O để đáp ứng quy định của Hiệp định CPTPP như đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ.

-EVFTA: Thông tư số 11/2020/TT-BCT ngày 15/6/2020 do Bộ Công Thương ban hành quy định “ Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu“.

Trách nhiệm kiểm tra tự chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu được quy định tại Khoản 1, Điều 35, Luật Quản lý ngoại thương, theo đó thì Bộ Công Thương là cơ quan có trách nhiệm trong việc kiểm tra và hướng dẫn kiểm tra về tự chứng nhận xuất xứ của doanh nghiệp.

c) Phân tích quy định pháp luật:

Từ danh sách các quy định pháp luật nội địa và quốc tế đã liệt kê tại mục a và b, có thể thấy nội dung yêu cầu của pháp luật đối với tự chứng nhận xuất xứ như sau:

(1)Tiêu chí xác định các doanh nghiệp Việt Nam được tự chứng nhận xuất xứ: Có 2 loại tiêu chí được dùng để xác định, đó là tiêu chí dành cho chính doanh nghiệp và tiêu chí dành cho giá trị lô hàng.

Trong đó, tiêu chí dành cho doanh nghiệp quy định cụ thể theo nội dung của từng hiện định. Đối với Hiệp định ATIGA, doanh nghiệp được tự chứng nhận xuất xứ thỏa mãn ba quy định tại Điều 4 Thông tư số 28/2015/TT-BCT: doanh nghiệp là nhà xuất khẩu cũng đồng thời là nhà sản xuất, hoặc không là nhà sản xuất thì nhà xuất khẩu đó phải có cam kết văn bản về xuất xứ và sẵn sàng hợp tác với cơ quan chức năng khi cần kiểm trahai là doanh nghiệp không có vi phạm nào về xuất xứ trong hai năm gần nhất, , ba là doanh nghiệp có cán bộ đã được đào tạo về xuất xứ, ngoài ra thì doanh nghiệp có lịch sử đã được cấp C/O ưu đãi đối với hàng hóa cùng nhóm HS (4 số) trong hai năm gần nhất thì cũng đạt điều kiện để tự chứng nhận xuất xứ. Đối với Hiệp định CPTPP, doanh nghiệp có thể là nhà sản xuất, xuất khẩu hoặc nhập khẩu, quy định dành cho từng chủ thể tại Điều 3.21 trong nội dung Hiệp

định CPTPP, tuy nhiên do Việt Nam đang bảo lưu thực hiện cơ chế này nên trong Thông tư số 03/2019/TT-BCT không có quy định cụ thể về điều kiện để doanh nghiệp tự chứng nhận xuất xứ. Tương tự như vậy, chưa có quy định cụ thể được nội luật hóa cho doanh nghiệp được trong pháp luật nội địa hướng dẫn nội dung Hiệp định EVFTA, tại Thông tư số 11/2020/TT-BCT chỉ quy định đối về hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế quan khi có “Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ theo quy định tại Điều 24 Thông tư này do nhà xuất khẩu đủ điều kiện theo quy định của Liên minh châu Âu phát hành đối với lô hàng có trị giá bất kỳ, hoặc Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ phát hành bởi nhà xuất khẩu đăng ký tại cơ sở dữ liệu điện tử phù hợp quy định của Liên minh châu Âu và đã được thông báo với Việt Nam”96, và đối với hàng hóa của Việt Nam nhập khẩu vào EU thì cần “Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ phát hành bởi nhà xuất khẩu đủ điều kiện hoặc nhà xuất khẩu đăng ký tại cơ sở dữ liệu phù hợp quy định của Bộ Công Thương”97. Có thể thấy rằng nội dung quy định tiêu chí dành cho các doanh nghiệp được tự chứng nhận xuất xứ đã có tại các hiệp định nhưng được đưa vào văn bản nội luật chưa đầy đủ.

Đối với tiêu chí về giá trị lô hàng, khi hàng Việt Nam xuất khẩu đi EU thì bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều được tự chứng nhận xuất xứ nếu giá trị hàng hóa không quá 6000 EUR, nếu giá trị vượt quá 6000 EUR thì doanh nghiệp bắt buộc đăng ký mã số REX. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(3) Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ:

Đối với chứng từ, Thông tư số 11/2020/TT-BTC có quy định như sau: “Nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên hóa đơn, phiếu giao hàng hoặc chứng từ thương mại khác có đủ thông tin về hàng hóa, bằng cách đánh máy, đóng dấu hoặc in nội dung lời văn khai báo xuất xứ hàng hóa trên chứng từ.”98 Trong đó thuật ngữ “chứng từ thương mại khác” có thể là “phiếu gửi hàng, hóa đơn chiếu lệ hoặc phiếu đóng gói. Chứng từ vận tải như vận tải đơn hoặc vận đơn hàng không không được coi là chứng từ thương mại khác. Nội dung tự chứng nhận xuất xứ không được thực hiện trên một mẫu riêng biệt. Nội dung tự chứng nhận xuất xứ

96 Điểm a, b, Khoản 1, Điều 19, Thông tư số 11/2020/TT-BTC 97 Điểm c, Khoản 2, Điều 19, Thông tư số 11/2020/TT-BTC

được phép thực hiện trên một trang khác của chứng từ thương mại với điều kiện nhận biết được trang đó là một phần của chứng từ thương mại.”99

(3)Hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm về tự chứng nhận xuất xứ:

Hậu quả pháp lý khi doanh nghiệp vi phạm về tự chứng nhận xuất xứ nói riêng và vi phạm về xuất xứ hàng hóa nói chung được quy định tại Điều 3.30 Hiệp định CPTPP, trong đó các quốc gia được phép ban hành hình phạt theo pháp luật của quốc gia đó đối với hành vi vi phạm này. Trong trường hợp phát hiện vi phạm, ngoài việc hàng hóa mất ưu đãi thì quốc gia nhập khẩu có thể áp dụng hình phạt đối với thương nhân vi phạm.

Một phần của tài liệu TỰ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM (Trang 75 - 80)