Khó khăn còn tồn tại từ góc nhìn của quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu TỰ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM (Trang 81)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.4. Khó khăn còn tồn tại từ góc nhìn của quản lý nhà nước

Cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm trực tiếp về cơ chế tự chứng nhận xuất xứ là Bộ Công Thương, được quy định tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP về Quy định chi tiết luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa. Điều 28 quy định về trách nhiệm của Bộ Công Thương trong việc hướng dẫn kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa trước và sau việc tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu của thương nhân. Điều 31 quy định quyền hạn của Bộ Công Thương trong việc hướng dẫn và tổ chức đào tạo nhằm tạo thuận lợi thương nhân trong quá trình tự chứng nhận xuất xứ. Bộ Công Thương cũng quy định tiêu chí lựa chọn thương nhân; quy trình, thủ tục tự chứng nhận xuất xứ; nghĩa vụ và trách nhiệm của thương nhân tự chứng nhận xuất xứ; cơ chế kiểm tra, xác minh việc tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu của thương nhân và chế tài xử lý vi phạm. Như vậy, Bộ Công Thương đang là cơ quan chủ quản trong tự chứng nhận xuất xứ. Khi hàng hóa được trực tiếp di chuyển qua các cửa khẩu, cơ quan Hải quan là đơn vị chịu trách nhiệm về kiểm tra xuất xứ háng hóa xuất nhập khẩu khi thực hiện thủ tục hải quan. Khi chuyển đổi sang cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, trách nhiệm trong công tác kiểm tra và xét duyện Giấy chứng nhận xuất xứ chuyển lên trách nhiệm kiểm soát tính chính xác của chứng từ tự chứng nhận xuất xứ. Như vậy, trách nhiệm về quản lý trong cơ chế này đặt nặng hơn lên cơ quan Hải quan. Thêm vào đó, cơ quan Hải quan cũng tăng rủi ro về doanh thu thuế hải quan. Từ quan điểm về thu thuế hải quan, việc áp dụng tự chứng nhận cần có các bước để đảm bảo rằng hàng hóa nhập khẩu miễn thuế hoặc mức thuế quan ưu đãi vào lãnh thổ của Việt Nam được thực hiện trên cơ sở tự chứng nhận tuyên bố xuất xứ chính xác, nếu không việc thất thu thuế sẽ xảy ra rất dễ dàng. Việc kiểm soát này cũng như việc thực

hiện thủ tục hải quan, và sự chia sẻ thông tin giữa hai Bộ là rất cần thiết. Đây là tiền đề đặc biệt quan trọng nhằm tạo điều kiện áp dụng cơ chế chứng nhận mới, cũng là một thách thức trong quản lý nhà nước Việt Nam.

3.2. Bài học đối với Việt Nam dựa trên kinh nghiệm quốc tê

3.2.1. Khuyến nghị về sửa đổi bổ sung quy định pháp luật:

Tại thời điểm hiện nay, các FTA lớn đã có hiệu lực tại Việt Nam bao gồm CPTPP, EVFTA, sắp tới là RCEP đều có yêu cầu về thực hiện hình thức tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Tuy rằng trong các hiệp định này, Việt Nam sẽ có thời gian để chuẩn bị cho việc triển khai hình thức này theo quy định, nhưng quy định pháp luật liên quan đến tự chứng nhận xuất xứ của Việt Nam còn rất ít ỏi. Việt Nam cần gấp rút hơn nữa trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp lý đáp ứng yêu cầu thực tế, hướng tới triển khai thực hiện hiệu quả.

3.2.2.1. Khuyến nghị về nới lỏng các tiêu chí lựa chọn nhà xuất khẩu đủ điềukiện tự chứng nhận xuất xứ: kiện tự chứng nhận xuất xứ:

Mặc dù quy định nhà xuất khẩu đủ điều kiện đã được Bộ Công Thương nới lỏng khi ban hành Thông tư số 19/2020/TT_BCT năm 2020, so với tiêu chuẩn mà Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản ban hành dành cho nhà xuất khẩu đủ điều kiện, thấy được rằng tiêu chuẩn của phía Nhật Bản rõ ràng, ngắn gọn và có tính khuyến khích nhiều hơn so với quy định này tại Việt Nam. 101 Việt Nam có thể tham khảo các tiêu chuẩn này của Nhật Bản để nghiên cứu áp dụng trong tương lai.

Luận văn đề xuất giảm bớt tiêu chuẩn về vi phạm quy định xuất xứ hàng hóa xuống dưới 2 năm, hoặc quy định tối đa số lần vi phạm, tối đa về giá trị lô hàng vi phạm trong 2 năm (phía Nhật Bản không có quy định tiêu chuẩn về không vi phạm này). Mặc dù các nhà sản xuất và xuất khẩu được cho là biết rõ nhất về nguyên liệu và quá trình sản phẩm của họ được sản xuất ra như thế nào, nhưng các doanh nghiệp không phải lúc nào cũng hoàn hảo về kiến thức hoặc hiểu biết của họ về các quy tắc xuất xứ còn thiếu, đặc biệt là với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, lịch sử

thành lập và kinh doanh chưa dài. Điều này có thể dẫn đến việc khai báo sai xuất xứ một cách vô tình, bất cẩn. Dựa trên phương châm tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, Việt Nam không nên loại bỏ doanh nghiệp ra khỏi cơ chế tự chứng nhận xuất xứ khi vi phạm không có tính nghiêm trọng cao. Việc loại bỏ như vậy khiến doanh nghiệp bỏ lỡ nhiều cơ hội khi không tham gia được vào cơ chế.

Tuy vậy, cũng cần lưu ý rằng bối cảnh phát triển về cơ chế tự chứng nhận xuất xứ giữa Việt Nam và Nhật Bản có sự cách biệt khá lớn về thời gian sử dụng cũng như trình độ chuyên môn, do vậy có những tiêu chuẩn phía Việt nam có như yêu cầu đào tạo bắt buộc là cần thiết trong điều kiện này. Yêu cầu linh hoạt hơn là nhà xuất khẩu chứng minh kiến thức xuất xứ có thể được nghiên cứu áp dụng trong tương lai.

Bảng 3. So sánh tiêu chuẩn nhà xuất khẩu đủ điều kiện tự chứng nhận xuất xứ giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tiêu chuẩn Việt Nam Nhật Bản

cho nhà

xuất khẩu

1.Về hồ sơ Đã được cấp Giấy chứng nhận xuất Hồ sơ sử dụng Hiệp định: trong sử dụng xứ hàng hóa ưu đãi đối với hàng hóa 6 tháng (tính đến thời điểm nộp cùng nhóm HS (4 số) trong 02 năm hồ sơ) có ít nhất 8 lần được cấp gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ Giấy chứng nhận xuất xứ (do

sơ bên thứ ba cấp)

2. Về nhân (iii) Có cán bộ được đào tạo về xuất Chức vụ bắt buộc có tại công ty: sự xứ (có chứng nhận từ Bộ Công (1) quản lý nội bộ chung (2)

Thương) quản lý pháp chế (3) phụ trách

nghiệm vụ phát hành giấy tự chứng nhận xuất xứ

3. Về hệ (không quy định) (3) Hệ thống thông tin liên lạc:

thống thông liên lạc với cơ quan thẩm quyền,

tin liên lạc liên lạc với nhà sản xuất

4. Về vi (ii) Không vi phạm quy định về xuất (không quy định) phạm xứ hàng hóa trong 02 năm

gần nhất

5. liên quan (i) Là nhà xuất khẩu đồng thời là nhà (không quy định) đến nhà sản sản xuất.

xuất hoặc:

(v) trường hợp nhà xuất khẩu không phải là nhà sản xuất,

nhà xuất khẩu phải được nhà sản xuất cam kết bằng văn bản về xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu và sẵn sàng hợp tác trong trường hợp kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và kiểm tra,

xác minh tại cơ sở sản xuất

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp 3.2.2.2. Khuyến nghị thắt chặt chế tài xử lý hành vi vi phạm về tự chứng nhận xuất xứ, hành vi giả mạo xuất xứ

Việc áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ thay cho cơ chế chứng nhận xuất xứ bởi cơ quan thẩm quyền, cộng với việc mở rộng phạm vi cơ chế chứng nhận xuất xứ tuy có thể thúc đẩy thương mại, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, nhưng được đánh giá là sẽ dẫn tới tới nguy cơ cao hơn xuất hiện giả mạo xuất xứ do thiếu vắng công tác kiểm tra phê duyệt khi phát hành chứng từ chứng minh xuất xứ.Với một cơ

chế đề cao sự tự giác như cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, sẽ luôn có doanh nghiệp tìm cách gian lận xuất xứ bởi cơ quan nhà nước không tham gia trực tiếp vào quá trình chứng nhận. Các vi phạm có thể nằm ở việc làm giả giấy tờ chứng minh, cung cấp thông tin sai, v.v...trong quá trình tự chứng nhận xuất xứ, dẫn tới tạo điều kiện cho việc xuất nhập khẩu các mặt hàng giả mạo xuất xứ.

Đối với vi phạm về giấy tờ trong tự chứng nhận xuất xứ, Điều 44 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP do Chính phủ ban hành về “Xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” có quy định xử phạt vi phạm về xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu. Trong đó, tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung của chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hoặc văn bản chấp nhận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cơ quan có thẩm quyền cấp thì phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Các hành vi vi phạm như tự chứng nhận sai xuất xứ hàng hóa, làm giả chứng tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cung cấp tài liệu không đúng sự thật để tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa thì phạt tiền từ 30.000.000 đồng tới 50.000.000 đồng. Đối với hành vi sử dụng chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa giả thì mức phạt cao nhất là 70.000.000 đồng102.

Việc giả mạo xuất xứ Việt Nam nhằm làm lệch hướng thương mại, hưởng lợi từ các FTA mà Việt Nam là thành viên. Đối với vi phạm của doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hoá giả mạo xuất xứ Việt Nam, Điều 17 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP của Chính Phủ về “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan” có quy định mức phạt. Mức phạt từ 70.000.000 đồng đến tối đa là 100.000.000 đồng đối với hàng hóa có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên, hình thức phạt bổ sung là tịch thu tang vật.103

Các mức phạt nêu trên được cho là không đủ tính răn đe. Trong lúc đó, trên thực tế thì một lô hàng giả mạo xuất xứ thành công thì sẽ nhận được lợi nhuận rất lớn. Ví dụ như có thể giả mạo xuất xứ Việt Nam bằng cách đưa linh kiện, sản phẩm chưa hoàn chỉnh vào Việt Nam rồi thêm vào những bước gia công, lắp ghép đơn

102 Khoản 1,3,4 Điều 44 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP 103 Điều 17(1)(đ) Nghị định số 128/2020/NĐ-CP

giản để gắn mắc sản xuất tại Việt Nam104. Khi xuất khẩu đi nước đối tác thành công thì khoản tiền lãi có thể bù lại được giá trị chịu phạt.

Do vậy, về mức xử phạt vi phạm, luận văn khuyến nghị học tập theo quy định mức phạt từ Singapore: Đối với vi phạm lần thứ nhất, phạt 100.000 đô la Singapore hoặc gấp ba lần giá trị hàng hóa liên quan và / hoặc phạt tù đến hai năm. Đối với lần vi phạm thứ hai, mức phạt gần như tăng gấp đôi: phạt 200.000 đô la Singapore hoặc gấp bốn lần giá trị hàng hóa liên quan và / hoặc phạt tù tới ba năm. Trong quy định xử phạt của Singapore không chỉ phạt về hành chính, mà còn có quy định về phạt hình sự ở mức phạt tù với thời hạn lên tới ba năm. Do vậy, mức phạt của Singapore có tính răn đe rất cao.

Luận văn đã đưa ra khuyến nghị giảm nhẹ, xử phạt linh hoạt đối với vi phạm nhỏ, vô tình của doanh nghiệp, đồng thời cũng khuyến nghị nâng cao mức phạt đối với các vi phạm tự chứng minh xuất xứ cố tình. Tuy vậy, luận văn cũng đưa ra khuyến nghị rằng trong các văn bản quy phạm pháp luật còn cần phải bổ sung quy định rõ ràng hơn về các mức vi phạm, cũng như các tiêu chuẩn để xác định như thế nào là cố tình vi phạm và ở mức nào là vi phạm nghiêm trọng để có thể áp dụng luật được hợp lý. Trường hợp về doanh nghiệp mà Hải quan đã phát hiện rằng không được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cấp giấy ủy quyền để thực hiện việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) nhưng vẫn tự phát hành Giấy chứng nhận xuất xứ cho khoảng 30 doanh nghiệp trên cả nước.105 Quan điểm cho rằng doanh nghiệp này hiểu sai về tự chứng nhận xuất xứ, rằng không biết về việc chỉ được phép phát hành chứng từ chứng nhận xuất xứ cho chính hàng hóa mà doanh nghiệp mình kinh doanh. Hay quan điểm cho rằng doanh nghiệp vi phạm lỗi nghiêm trọng khi phát hành giấy chứng nhận xuất xứ giả mạo. Hai quan điểm lập luận sẽ có thể đưa đến mức phạt rất khác nhau. Cơ quan Hải quan Việt Nam cũng cho rằng khái niệm về tự chứng nhận xuất xứ được đưa ra tại Nghị định số 31, tuy nhiên lại không có hướng dẫn thi hành tại Thông tư số 05/2018/TT-BCT, do vậy 104 https://thoibaonganhang.vn/de-tranh-nguy-co-hang-nuoc-ngoai-doi-lot-hang-viet-89571.html , truy cập ngày 10/1/2022

105

Anh Minh (2020),”Nhiều thủ đoạn vi phạm, gian lận xuất xứ “đội lốt” hàng Việt, Báo điện tử chính phủ, tham khảo tại: http://baochinhphu.vn/Thi-truong/Nhieu-thu-doan-vi-pham-gian-lan-xuat-xu-doi-lot-hang- Viet/400057.vgp, truy cập ngày 10/1/2022

Hải quan khi thi hành nhiệm vụ gặp phải khó khăn khi đưa ra kết luận liên quan tới vi phạm tự chứng nhận xuất xứ.106

3.2.2.3. Khuyến nghị về bổ sung quy định kiểm soát thực hiện đúng tự chứngnhận xuất xứ nhận xuất xứ

Như đã phân tích bên trên, luận văn khuyến nghị nâng cao mức xử phạt đối với vi phạm về tự chứng nhận xuất xứ. Tuy nhiên, khi lô hàng đưa lại giá trị lợi nhuận càng lớn thì khoản tiền phạt hoặc bỏ ra thiêu hủy tang vật càng chiếm tỉ trọng nhỏ, lợi ích về kinh tế vẫn rất cao. Lúc đó, việc nâng mức phạt hành chính càng ít có ý nghĩa trong việc đối chọi lại vấn nạn hàng xuất khẩu giả mạo xuất xứ Việt Nam. Do vậy, một mặt kiểm soát sai phạm, mặt khác Việt Nam cần hoàn thiện về các quy định, tiêu chuẩn liên quan đến kiểm soát thực hiện đúng tự chứng nhận xuất xứ.

Với vai trò là bên xuất khẩu, Việt Nam còn thiếu nhiều quy định liên quan tới việc yêu cầu nhà sản xuất cũng như nhà xuất khẩu cung cấp chứng từ, tài liệu liên quan đến xuất xứ hàng hóa để cung cấp cho phía quốc gia nhập khẩu khi có yêu cầu. Với vai trò là bên nhập khẩu, Việt Nam cần bổ sung quy định để xác minh xuất xứ từ các nước phía xuất khẩu, tránh bỏ sót, sai lầm dẫn tới thất thu về thuế. Đồng thời, Việt Nam cũng cần quy định rõ ràng chế tài đối với những trường hợp gian lận xuất xứ khi nhập khẩu vào Việt Nam.

3.2.2. Khuyến nghị về đào tạo phổ cập nâng cao kiến thức cho doanh nghiệp:

Hiện giờ Bộ Công Thương có các khóa đào tạo bắt buộc để doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận với mục đích đạt đủ điều kiện tham gia cơ chế tự chứng nhận hàng hóa, luận văn đề xuất mở rộng đào tạo phổ cập kiến thức cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại hàng hóa quốc tế. Mặc dù cơ chế tự chứng nhận xuất xứ được xây dựng trên cơ sở niềm tin rằng nhà xuất khẩu, sản xuất hay nhập khẩu-là những chủ thể tham gia trực tiếp trong lĩnh vực buôn bán cũng là những bên có hiểu biết rõ ràng nhất về xuất xứ sản phẩm của chính mình, vẫn tồn

106 T.Nhung (2021),”Gỡ vướng chính sách để chống gian lận xuất xứ hàng hóa”, tham khảo tại:

https://baotintuc.vn/thi-truong-tien-te/go-vuong-chinh-sach-de-chong-gian-lan-xuat-xu-hang-hoa-

tại nhiều trường hợp mặc dù biết rõ về xuất xứ hàng hóa nhưng các doanh nghiệp lại mù mờ về các quy tắc xuất xứ. Doanh nghiệp ngoài yêu cầu về lịch sử tuân thủ quy định pháp luật, còn cần phải có bộ máy vận hành và nhân sự đủ năng lực để thay thế cho vai trò chứng nhận xuất xứ của cơ quan nhà nước. Có thể thấy được rằng việc đào tạo cụ thể về xuất xứ nói chung và cơ chế tự chứng nhận xuất xứ nói riêng cho các doanh nghiệp Việt Nam là rất cần thiết. Khái niệm về xuất xứ, các quy tắt xuất xứ hàng hóa là kiến thức nền tảng giúp cho các doanh nghiệp trước hết là hiểu về

Một phần của tài liệu TỰ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w