Vai trò của xuất xứ và quy tắc xuất xứ

Một phần của tài liệu TỰ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM (Trang 29)

6. Kết cấu của luận văn

1.1.4.Vai trò của xuất xứ và quy tắc xuất xứ

Trước tiên, dưới góc độ của doanh nghiệp, vai trò của xuất xứ và quy tắc xuất xứ gắn liền với mục đích xác định hàng hóa đó có nằm trong diện được hưởng các ưu đãi thuế quan hay không. Vai trò này vô cùng quan trọng do sự khác biệt về thuế quan giữa hàng hóa đủ điều kiện để hưởng ưu đãi và không được ưu đãi là rất lớn

27

Hướng dẫn tại trang web của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI

http://comis.covcci.com.vn/cam-nang-

co/HUONG_DAN_THU_TUC_CAP_CO_CHO_DOANH_NGHIEP_XUAT_KHAU_7#.Yb62DL1BxPY ,

về mặt kinh tế, cũng là yếu tố sống còn đối với các doanh nghiệp khi tham gia thương mại.

Thêm vào đó, việc hàng hóa mà xuất xứ đủ điều kiện quy định trong FTA sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan đã gián tiếp tạo nên yếu tố kích thích việc sản xuất sử dụng các nguyên vật liệu trong phạm vi các nước thành viên FTA. Điều này có lợi rất lớn cho sự khuyến khích đầu tư nước ngoài tại các nước thành viên trong FTA.

Thứ hai, xác định xuất xứ thông qua các quy tắc xuất xứ, từ góc độ quản lý quốc gia thì đó là một công cụ để phòng tránh gian lận thương mại, vừa là công cụ để tăng cường thuận lợi hóa thương mại. Mức độ phòng tránh hay tăng cường tùy thuộc vào chính sách và đường hướng thương mại của FTA đó cũng như chính sách mà các nước thành viên bên trong đang theo đuổi. Khi cần đẩy mạnh thuận lợi hóa thì một bộ quy tắc xuất xứ đơn giản, dễ áp dụng và có tính linh hoạt cao sẽ được sử dụng. Đối với phòng tránh gian lận thương mại, các quy tắc xuất xứ chặt chẽ, chi tiết, không dễ dàng áp dụng sẽ là một công cụ tốt.

1.2. Khái quát về tự chứng nhận xuất xứ

1.2.1. Khái niệm tự chứng nhận xuất xứ

Tại Việt Nam, Khoản 7 Điều 3 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP định nghĩa về tự chứng nhận xuất xứ “Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa là hình thức thương nhân tự khai báo và cam kết về xuất xứ của hàng hóa theo quy định của pháp luật.” Cũng theo đó, tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa đưa ra các loại chứng từ mà trong Khoản 8 Điều 3 Nghị định này là “văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương do thương nhân tự phát hành theo quy định tại Khoản 7 Điều này”. Có thể thấy được rằng, pháp luật Việt Nam đã công nhận tính pháp lý của hình thức tự chứng nhận xuất xứ.

Trên thế giới cũng chưa có định nghĩa chung thống nhất cho cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, tuy vậy Tổ chức Hải quan thế giới WCO đã có đưa ra khái niệm cho tự chứng nhận xuất xứ trong văn bản Guidelines on Certification of Origin (Hướng dẫn chứng nhận xuất xứ) như sau: “Tự chứng nhận xuất xứ là một loại hình chứng nhận xuất xứ, trong đó sử dụng tờ khai xuất xứ hoặc giấy chứng nhận xuất xứ tự

phát hành, với mục đích khai báo hoặc khẳng định xuất xứ hàng hóa”. “Giấy chứng nhận xuất xứ tự phát hành là một mẫu chứng từ cụ thể, trong đó nhà sản xuất, nhà xuất khẩu, hoặc nhà nhập khẩu xác nhận một cách rõ ràng rằng hàng hóa liên quan đến giấy chứng nhận này có xuất xứ phù hợp với các quy tắc xuất xứ hiện hành.”28

Từ những khái niệm vừa được nêu trên đây, có thể tóm lại rằng trong tự chứng nhận xuất xứ, hàng hóa phải được chứng minh là có nguồn gốc đáp ứng các quy tắc xuất xứ khác nhau đã được quy định trong các hiệp định. Điều này không khác biệt khi so sánh với cơ chế chứng nhận xuất xứ bởi cơ quan có thẩm quyền. Điểm khác biệt chính là hình thức này cho phép chủ thể trực tiếp tham gia vào hoạt động thương mại, là nhà sản xuất, nhà xuất khẩu hay nhà nhập khẩu đều có thể tự tạo ra chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa, và chứng từ đó có giá trị pháp lý ngang hàng với chứng từ do cơ quan thẩm quyền cung cấp. Tuy nhiên, điểm cần lưu ý đối với doanh nghiệp là cơ chế tự chứng nhận xuất xứ được quy định khác nhau trong các Hiệp định thương mại, do vậy doanh nghiệp rất cần tìm hiểu kĩ lưỡng trước khi áp dụng.

1.2.2. Phân loại tự chứng nhận xuất xứ

Tự chứng nhận xuất xứ được phân thành 4 loại hình29 tùy thuộc vào người chịu trách nhiệm khai báo và cam kết là ai, cụ thể:

(1) Cơ chế nhà xuất khẩu được cấp phép hoặc được chứng nhận (approved/ certified exporter system): Trường hợp nhà xuất khẩu có khả năng chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu theo một quy tắc xuất xứ cụ thể và được cấp phép để thực hiện việc đó. Nhà xuất khẩu cần phải chứng minh với cơ quan thẩm quyền rằng họ có đầy đủ kiến thức, có thể đáp ứng yêu cầu về năng lực chứng minh xuất xứ hàng hóa. Nhà xuất khẩu được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận có thể kê khai xuất xứ trên hóa đơn hoặc bất kỳ chứng từ thương mại nào khác (chẳng

28 World Customs Organization, Guidelines on Certification of Origin, July 2014 (Updated in June 2018),

tham khảo tạihttp://www.wcoomd.org/-/media/wco/public/global/pdf/topics/key-issues/revenue- package/guidelines-on-certification.pdf?la=fr truy cập ngày 10/1/2022, tr.4-5

hạn như bản kê khai hóa đơn, phiếu xuất kho, danh sách đóng gói, v.v.).Thông tin của nhà xuất khẩu được chia sẻ giữa các quốc gia thành viên trong hiệp định.

(2) Cơ chế nhà xuất khẩu đăng ký (registered exporter system) : Cơ chế này cho phép đăng ký vào hệ thống chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Doanh nghiệp cần cung cấp một số thông tin để đưa vào hệ thống, mức độ yêu cầu đối với thông tin không khắt khe bằng cơ chế nhà xuất khẩu được cấp phép do không bao gồm bước đáng giá lại thông tin tại thời điểm đăng ký. Thông tin của nhà xuất khẩu đã có trong hệ thống được chia sẻ với mức độ mở đã quy định sẵn và được chuyển tới cơ quan hải quan của nước nhập khẩu.

(3) (4) Cơ chế chứng nhận dựa vào nhà xuất khẩu (exporter-based system) và cơ chế nhà nhập khẩu (importer-based system): Trường hợp nhà xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu tự chứng nhận xuất xứ xuất hiện trong một số hiệp định. Trong hai cơ chế này, nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu đều được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa và cơ quan điều tra sẽ điều tra trực tiếp khi cần xác minh xuất xứ hàng hóa. Trong cơ chế dựa vào nhà nhập khẩu, nhà nhập khẩu được yêu cầu lấy thông tin về xuất xứ hàng hóa trực tiếp từ nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất hàng hóa, thông qua các giấy tờ và thông tin liên quan đến quá trình sản xuất ra mặt hàng.

Ngoài ra, một số hiệp định thương mại còn có quy định về cơ chế chứng nhận dựa trên kiến thức của nhà nhập khẩu (knowledge of importer). Cơ chế này được coi là có thủ tục thuận lợi nhất liên quan đến xuất xứ. Nó cho phép các nhà nhập khẩu tự chứng nhận xuất xứ chỉ đơn giản dựa trên hiểu biết của họ về hàng hóa đó30. Với độ mở về phạm vi chủ thể cao hơn nữa, hiệp định thương mại thế hệ mới gần đây như CPTPP có cơ chế cho phép “thương nhân tự chứng nhận xuất xứ”, thương ở đây bao gồm cả nhà sản xuất, nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu31. Cơ chế này là cơ chế tự chứng nhận xuất xứ có độ mở về phạm vi chủ thể cao nhất.

30 Nguyen Thi Mo và Nguyen Ngoc Ha, “self-certification of origin according to new generation free trade agreements: myth or reality in Asean countries?”, Revue de droit des affaires internationales Journal, 2020,vol. 5+6, tr 871.

1.2.3. Nguồn luật điều chỉnh tự chứng nhận xuất xứ

1.2.3.1. Pháp luật quốc tế

Pháp luật quốc tế có nhiều quy định điều chỉnh cơ chế tự chứng nhận xuất xứ được ghi nhận trong Văn bản hướng dẫn về xuất xứ của WCO, hay trong các Hiệp định thương mại, đặc biệt là các Hiệp định thương mại thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, ATIGA, RCEP, v.v...Nội dung quy định về tự chứng nhận xuất xứ có sự khác nhau tùy theo cam kết tại các FTA này.

Có thể kể đến tiêu biểu như trong Hiệp định CPTPP, Điểu 3.20 quy định rằng các quốc gia thành viên sẽ thực hiện chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo hình thức là tự chứng nhận xuất xứ. Dựa trên tự chứng nhận xuất xứ bởi nhà sản xuất hoặc nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu thì nhà nhập khẩu sẽ được hưởng mức thuế quan ưu đãi, áp dụng tại quốc gia nhập khẩu. Về yêu cầu đối với chủ thể, Điều 3.21 Hiệp định CPTPP cũng quy định rõ: đối với nhà sản xuất, cần chứng nhận hàng hóa trên cơ sở có thông tin chứng minh xuất xứ; đối với nhà xuất khẩu, nếu không đồng thời là nhà sản xuất thì cần có thông tin chừng minh xuất xứ hoặc dựa vào thông tin cung cấp bởi nhà sản xuất; đối với nhà nhập khẩu, cần có tài liệu được cung cấp từ nhà sản xuất hoặc nhà xuất khẩu. Như vậy, Hiệp định CPTPP đã cho phép chủ thể tham gia vào hoạt động thương mại là nhà sản xuất, nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu đều có thể thực hiện việc tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Khác với CPTPP, theo quy định trong Hiệp định EVFTA thì chủ thể được tự chứng nhận xuất xứ chỉ là nhà xuất khẩu. Trong đó, phân loại nhà xuất khẩu được tự chứng nhận thành ba loại: nhà xuất khẩu bất kỳ nếu giá trị lô hàng không quá 6000 EUR, nhà xuất khẩu được chứng nhận, và nhà xuất khẩu đăng ký (có mã số đăng ký của hệ thống REX32).

1.2.3.2 Pháp luật quốc gia

Nhiều quốc gia có những quy định pháp luật liên quan đến tự chứng nhận xuất xứ trước khi tham gia các Hiệp định thương mại quốc tế, hoặc với mục đích thuận (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

32 Hệ thống REX (Registered Exporter System): cơ chế nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ được Liên Minh Châu Âu sử dụng

lợi gia nhập Hiệp định. Hơn nữa, với những Hiệp định trong đó quy định về tự chứng nhận xuất xứ thì các nước thành viên của Hiệp định đều thể hiện nỗ lực đáp ứng những thỏa thuận tại Hiệp định đó bằng việc nội địa hóa các quy định trong Hiệp định vào trong văn bản quy phạm pháp luật quốc gia.

Tại Việt Nam, trong khuôn khổ pháp lý của mình, văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc điều chỉnh về tự chứng nhận xuất xứ có Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 được Quốc hội Việt Nam thông qua và ban hành ngày 12 tháng 6 năm 2017, Mục 4 công nhận việc doanh nghiệp được tự chứng nhận xuất xứ theo nội dung tại các Hiệp định thương mại mà Việt Nam đã kí kết tham gia. Khoản 1 Điều 32 Luật này cũng công nhận “chứng từ tự chứng nhận hàng hóa do thương nhân phát hành theo quy định tại khoản 2 Điều 34 của Luật này” 33 là một trong những chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa hợp pháp.

Đối với việc nội luật hóa, có thể lấy ví dụ về nội luật hóa theo quy định của Hiệp định CPTPP, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 03/2019/TT-BCT ngày 22/01/2019 của Bộ Công Thương về “Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương” (viết tắt là Thông tư số 03/2019/TT-BCT) và Thông tư số 06/2020/TT-BCT ngày 24/3/2020 của Bộ Công Thương về “sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TT-BCT” (viết tắt là Thông tư số 06/2020/TT-BCT) trong đó bổ sung lời văn chứng nhận xuất xứ trên C/O để đáp ứng quy định của Hiệp định CPTPP như đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ.

1.2.4. Thủ tục tự chứng nhận xuất xứ

Hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế quan nếu chứng minh được xuất xứ thuộc khu vực có cam kết về ưu đãi. Thay vì chứng nhận xuất xứ do cơ quan chức năng của các bên xuất khẩu cấp thì các bên trực tiếp tham gia vào hoạt động thương mại là nhà sản xuất, xuất khẩu, hoặc nhập khẩu có thể tự chứng nhận xuất xứ bằng nhiều hình thức đã được quy định. Hàng hóa đã chứng minh xuất xứ theo cơ chế tự chứng nhận này sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan giống như cơ chế chứng nhận xuất xứ do

cơ quan thẩm quyền thực hiện. Thủ tục tự chứng nhận xuất xứ được quy định khác nhau tùy theo nội dung cam kết tại các Hiệp định. Tuy có những Hiệp định chỉ chấp nhận chứng nhận xuất xứ bởi cơ quan có thẩm quyền, thời gian gần đây xuất hiện nhiều Hiệp định có cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, thậm chí yêu cầu chỉ được sử dụng cơ chế này.

Thủ tục tự chứng nhận xuất xứ của ATIGA cho phép nhà xuất khẩu được tự chứng nhận xuất xứ dựa trên các quy tắc xuất xứ của ATIGA mà không cần phải chứng nhận xuất xứ thông qua một cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu. Theo đó, dựa trên hóa đơn thương mại cho hàng xuất khẩu mà các nhà xuất khẩu đủ điều kiện sẽ được tự chứng nhận xuất xứ.”34 Khi được áp dụng tại Việt Nam, thủ tục tự chứng nhận xuất xứ của ATIGA có thể thay thế cho thủ tục chứng nhận xuất xứ truyền thống là nhà xuất khẩu phải xin Chứng nhận xuất xứ form D-dành cho các nước ASEAN tại cơ quan nhà nước có thẩm quyển là Bộ Công Thương, hoặc các cơ quan tổ chức do Bộ Công Thương ủy quyền.

1.2.5. Vai trò của tự chứng nhận xuất xứ

Nhận thấy được rằng, do cơ chế tự chứng nhận xuất xứ có một sổ ưu điểm nổi trội so với cơ chế chứng nhận bới cơ quan có thẩm quyền, cơ chế này ngày càng đóng vai trò chủ đạo và được sử dụng nhiều hơn trong thương mại quốc tế. Theo khảo sát của WCO thực hiện vào năm 2020 nhằm tổng hợp tỷ lệ áp dụng các cơ chế chứng nhận trong các FTA, đưa đến kết quả là 141 trong số 209 FTA được nghiên cứu (67,5%) có cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, chỉ duy nhất 68 trong số các FTA được nghiên cứu (32,5%) là chỉ các cơ quan có thẩm quyền mới được phép ban hành chứng nhận xuất xứ35, được thể hiện trong hình dưới đây:

34 https://moj.gov.vn/qt/cacchuyenmuc/pldn/Pages/pho-bien-pl-doanh-nghiep.aspx?ItemID=30

35 WCO, Comparative study on certification of origin, 2020, tr.17 , tham khảo tại:

http://www.wcoomd.org/- /media/wco/public/global/pdf/topics/origin/instruments-and-tools/comparative- study/related- documents/comparative-study-on-certification-of-origin_2020.pdf , truy cập ngày 10/1/2022

Hình 1: Tỷ lệ áp dụng cơ chê chứng nhận xuất xứ trong các hiệp định thương mại quốc tê (số liệu từ năm 1994- năm 2019)

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Đây cũng là xu hướng chung của thế giới. Ngoài các quốc gia có lịch sử lâu đời trong việc sử dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ như Mỹ, EU, Thụy Sỹ,v.v...đã và đang áp dụng cơ chế này trong các FTA mà các quốc gia đó là thành viên, các quốc gia trước đó chưa hề áp dụng cũng đã chuyển đổi sang cơ chế này một vài năm gần đây như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, v.v...

Giải thích cho sự phổ biến đó, có thể kể tới một vài vai trò quan trọng mà cơ chế tự chứng nhận xuất xứ đã và đang đóng góp cho sự phát triển của thương mại quốc tế. Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ giúp giảm thời gian và chi phí về mặt thủ tục, qua đó khuyến khích doanh nghiệp các nước tham gia và tận dụng ưu đãi từ các FTA. Theo cơ chế chứng nhận xuất xứ bởi cơ quan có thẩm quyền, doanh nghiệp sẽ tiêu tốn thời gian để chuẩn bị bộ hồ sơ chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa, thời gian chờ để được xét duyệt và cấp C/O. Thời gian không linh hoạt còn vì lí do phụ

Một phần của tài liệu TỰ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM (Trang 29)