Khái niệm tự chứng nhận xuất xứ

Một phần của tài liệu TỰ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM (Trang 30 - 31)

6. Kết cấu của luận văn

1.2. Khái quát về tự chứng nhận xuất xứ

1.2.1. Khái niệm tự chứng nhận xuất xứ

Tại Việt Nam, Khoản 7 Điều 3 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP định nghĩa về tự chứng nhận xuất xứ “Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa là hình thức thương nhân tự khai báo và cam kết về xuất xứ của hàng hóa theo quy định của pháp luật.” Cũng theo đó, tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa đưa ra các loại chứng từ mà trong Khoản 8 Điều 3 Nghị định này là “văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương do thương nhân tự phát hành theo quy định tại Khoản 7 Điều này”. Có thể thấy được rằng, pháp luật Việt Nam đã cơng nhận tính pháp lý của hình thức tự chứng nhận xuất xứ.

Trên thế giới cũng chưa có định nghĩa chung thống nhất cho cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, tuy vậy Tổ chức Hải quan thế giới WCO đã có đưa ra khái niệm cho tự chứng nhận xuất xứ trong văn bản Guidelines on Certification of Origin (Hướng dẫn chứng nhận xuất xứ) như sau: “Tự chứng nhận xuất xứ là một loại hình chứng nhận xuất xứ, trong đó sử dụng tờ khai xuất xứ hoặc giấy chứng nhận xuất xứ tự

phát hành, với mục đích khai báo hoặc khẳng định xuất xứ hàng hóa”. “Giấy chứng nhận xuất xứ tự phát hành là một mẫu chứng từ cụ thể, trong đó nhà sản xuất, nhà xuất khẩu, hoặc nhà nhập khẩu xác nhận một cách rõ ràng rằng hàng hóa liên quan đến giấy chứng nhận này có xuất xứ phù hợp với các quy tắc xuất xứ hiện hành.”28

Từ những khái niệm vừa được nêu trên đây, có thể tóm lại rằng trong tự chứng nhận xuất xứ, hàng hóa phải được chứng minh là có nguồn gốc đáp ứng các quy tắc xuất xứ khác nhau đã được quy định trong các hiệp định. Điều này không khác biệt khi so sánh với cơ chế chứng nhận xuất xứ bởi cơ quan có thẩm quyền. Điểm khác biệt chính là hình thức này cho phép chủ thể trực tiếp tham gia vào hoạt động thương mại, là nhà sản xuất, nhà xuất khẩu hay nhà nhập khẩu đều có thể tự tạo ra chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa, và chứng từ đó có giá trị pháp lý ngang hàng với chứng từ do cơ quan thẩm quyền cung cấp. Tuy nhiên, điểm cần lưu ý đối với doanh nghiệp là cơ chế tự chứng nhận xuất xứ được quy định khác nhau trong các Hiệp định thương mại, do vậy doanh nghiệp rất cần tìm hiểu kĩ lưỡng trước khi áp dụng.

Một phần của tài liệu TỰ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w