6. Kết cấu của luận văn
1.1.3. Thủ tục về chứng nhận xuất xứ
Sau khi xác định được nguồn gốc của hàng hóa, việc tiếp theo cần làm là có một bằng chứng hợp pháp để đảm bảo rằng nguồn gốc đó là chính xác, không bị giả mạo hay xác định sai sự thật. Các bước cần thiết để lấy bằng chứng được công nhận đó, mà kết quả được thể hiện bằng một văn bản hay chứng từ cụ thể, được gọi là “thủ tục chứng nhận xuất xứ”. Có hai hình thức chứng nhận xuất xứ được công nhận và sử dụng ở Việt Nam cũng như trên thế giới là “chứng nhận xuất xứ bởi cơ quan có thẩm quyền”- hay còn gọi là chứng nhận bởi bên thứ ba, và “tự chứng nhận xuất xứ”-hay là chứng nhận bởi các chủ thể tham gia trực tiếp vào hoạt động giao dịch.
25
Điều 28 Chương 3 Hiệp định ATIGA, tham khảo tại https://wtocenter.vn/upload/files/fta/174-ftas- concluded/191-asean---aec/207-full-text/1.%20ATIGA-%20TV.pdf
Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin, C/O) là một trong những chứng từ chứng nhận nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa. Khoản 4 điều 3 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP định nghĩa về C/O như sau: "Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương do cơ quan, tổ chức thuộc nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa cấp dựa trên quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa đó.” Tùy từng loại hàng cụ thể và quốc gia đi hoặc tới của hàng hóa, v.v... các doanh nghiệp thực hiện việc xuất nhập khẩu khi tiến hành thủ tục phải xác định mẫu C/O cần có. Hiện tại, ở Việt nam có những loại C/O sau đây thường được sử dụng như C/O form A được cấp cho hàng xuất khẩu đi các nước cho hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP, C/O form B cấp cho hàng hóa xuất khẩu đi các nước có quy định xuất xứ không ưu đãi, C/O form D dành cho các nước trong khối ASEAN, C/O form EUR.1 sử dụng trong Hiệp định EVFTA,v.v...
Từ trước đến nay khi nói về giấy tờ chứng minh xuất xứ, người ta thường nghĩ đến nhiều nhất là Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O). Tuy nhiên trong các Hiệp định thương mại thế hệ mới hiện nay đã sử dụng nhiều thuật ngữ đa dạng để chỉ các chứng minh xuất xứ, phân biệt giữa chứng từ được cấp bởi bên thứ ba và chứng từ tự phát hành. Trong tài liệu hướng dẫn của WCO đã phân loại các chứng từ xuất xứ như sau: 1) Bằng chứng xuất xứ (Proof of Origin) là sự tổng hợp giữa giấy chứng nhận xuất xứ bởi cơ quan thẩm quyền và giấy chứng nhận xuất xứ tự phát hành hoặc bản tuyên bố xuất xứ; 2) Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin, C/O) chỉ giấy chứng nhận do cơ quan thẩm quyền cấp phát; 3) Giấy chứng nhận xuất xứ tự phát hành (self-issued Certificate of Origin) chỉ giấy chứng nhận được phát hành bởi chủ thể tham gia; 4) Giấy tuyên bố xuất xứ (Declaration of Origin) chỉ một tuyên bố của nhà sản xuất, xuất khẩu hoặc nhập khẩu vê trạng thái xuất xứ của hàng há, thường thực hiện trực tiếp trên hóa đơn hoặc chứng từ thương mại. Trong một FTA mới như RCEP, các nhà làm luật cũng đã thể hiện nỗ lực tránh sự nhầm lẫn cho người sử dụng bằng cách phân chia theo cách của WCO: chứng nhận của bên thứ ba đưa ra kết quả là Bằng chứng xuất xứ, còn theo cơ chế tự chứng nhận thì cần đưa ra được Giấy tuyên bố xuất xứ.
Hình thức chứng nhận xuất xử bởi cơ quan thẩm quyền đưa ra yêu cầu đối với cơ quan được nhà nước ủy quyền tại nước người xuất khẩu là cơ quan sẽ cấp giấy chứng nhận xuất xứ. Ở Việt Nam, Bộ Công Thương là cơ quan có thẩm quyền trong việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ, có ủy quyền cho Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và các tổ chức khác được Bộ Công Thương để thực hiện nghiệp vụ. Về thủ tục chứng nhận ở Việt Nam, căn cứ theo Nghị định số 31 và theo hướng dẫn tại website của VCCI, đối với doanh nghiệp lần đầu xin cấp C/O quy trình thủ tục được tiến hành lần lượt theo ba bước là: 1) Đăng ký hồ sơ thương nhân, khai báo hồ sơ thương nhân sử dụng trang điện tử: comis.covcci.com.vn, chú
ý
cập nhật thay đổi hồ sơ thương nhân nếu có, hoặc 2 năm cập nhật một lần. 2) Nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận hàng hóa xuất khẩu (C/O) cho tổ chức cấp C/O và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực về nội dung bộ hồ sơ đó; 3) Tổ chức cấp C/O tiếp nhận, kiểm tra tính chính xác và cấp C/O cho doanh nghiệp27
Đối với hình thức thứ hai là tự chứng nhận xuất xứ, nhà sản xuất, người xuất khẩu, người nhập khẩu- những bên trực tiếp tham gia vào hoạt động, sẽ tự thực hiện các thủ tục chứng nhận xuất xứ và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác trong tuyên bố về xuất xứ hàng hóa của mình. Khi sử dụng hình thức này, các bên chịu trách nhiệm về tính chính xác của nguồn gốc sản phẩm, không phải có sự chứng nhận qua một bên thứ ba nào. Hình thức tự chứng nhận xuất xứ sẽ được trình bày chi tiết tại phần 1.2 của luận văn.