6. Kết cấu của luận văn
2.2. Kinh nghiệm của Châu Âu
2.2.2. Thực trạng triển khai tự chứng nhận xuất xứ của châu Âu
2.2.2.1. Lịch sử triển khai tự chứng nhận xuất xứ:
Trong việc chứng nhận xuất xứ, cũng như rất nhiều các quốc gia khác, các nước châu Âu cũng có lịch sử áp dụng chứng nhận xuất xứ của bên thứ ba. Điều đó được thể hiện trong nhiều Hiệp định thương mại quốc tế, ví dụ như Hiệp định EU- Nam Phi (năm 2000) vẫn chỉ áp dụng chứng nhận xuất xứ duy nhất là chứng nhận bởi bên thứ ba. Sau đó, cùng với xu hướng tồn cầu về tự chứng nhận xuất xứ và nhu cầu tạo môi trường thương mại thuận lợi hơn, trong Hiệp định EU-Hàn Quốc
(năm 2011), EU-Singapore (2019),....cơ chế bắt đầu chuyển dịch khi những Hiệp định này có quy định về việc giá trị xuất khẩu đạt nhiều hơn một số lượng nhất định và nhà xuất khẩu đó được cấp phép từ trước thì có thể tự chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa của họ. Những nhà xuất lẩu đã được cấp phép xác nhận xuất xứ mà không cần sự can thiệp nào của cơ quan thẩm quyền. Tiếp theo đó, với sự xuất hiện của hệ thống Ưu đãi thuế quan phổ cập (Generalized System of Preferences, GSP) vào năm 2014 và Hiệp định EU- Canada năm 2017, quy định đã được sửa đổi đáng kể khi loại bỏ việc cấp phép từ trước, và thay vào đó thì bất kỳ các nhà xuất khẩu nào có mã số đăng ký REX (Registered Exporter) cũng sẽ được tự chứng nhận xuất xứ.
Nguyên nhân của việc thay đổi chính sách này là do Ủy ban EU (European Commission, EC) mong muốn trách nhiệm về chứng nhận xuất xứ hàng hóa được chuyển từ cơ quan thẩm quyền sang phía các nhà xuất khẩu. EC cho rằng các nhà xuất khẩu là những người có lợi thế tốt hơn trong việc nắm được xuất xứ của hàng hóa, do đó việc yêu cầu họ trực tiếp cung cấp tài liệu và chứng minh xuất xứ là hợp lý và đồng thời thúc đẩy giao dịch thương mại thuận tiện hơn. Về mặt lợi ích kinh tế, EC mong muốn tập trung một cách hiệu quả vào việc kiểm soát sau xuất khẩu. 54 Có thể thấy được rằng EU đã ln mong muốn tăng cường tính trách nhiệm từ phía các nhà xuất khẩu, do vậy cơ thế tự chứng nhận xuất xứ ngày càng xuất hiện dày đặc hơn trong các Hiệp định mà một bên là EU, và EU cũng đã liên tục thực hiện cơ chế tự chứng nhận xuất xứ từ năm 2000 đến nay đã hơn 20 năm.
Hiện tại, ở Châu Âu có tồn tại những chứng từ tự chứng minh xuất xứ, thuộc khn khổ các chương trình như sau:
Bảng 2. Tổng hợp chứng từ tự chứng minh xuất xứ của Châu Âu Phân loại Người tạo lập Hệ Thống/ Lưu ý
Hiệp định
Tuyên bố xuất xứ Nhà xuất khẩu Nhật Bản-EU Lô hàng không quá 6000
54
F. van der Zwaan, Registered EXporter (REX) system: “curse and a blessing for EU importers?”, Europese Fiscale Studies, tham khảo tại https://www.europesefiscalestudies.nl/upload/Van%20der%20Zwaan%20-
(Statement on đăng ký (trên EPA EUR/ không quá 10.000 EUR
origin) REX) GSP với OCTs: nhà xuất khẩu
Thương mại không bắt buộc đăng ký REX với các nước
OCTs
Tờ khai xuất xứ/ Tờ Nhà xuất khẩu Công ước Hiệp định EU-Hàn Quốc và khai trên hóa đơn được chứng PEM EU-Singapore chỉ chấp nhận
nhận Hiệp định tờ khai xuất xứ
EU-Chile Hiệp định EU-Hàn Quốc Hiệp định EU- Singapore
Tờ khai xuất xứ Nhà xuất khẩu EU-Canada (Origin declaration) đăng ký (trên (CETA)
REX)
Tuyên bố xuất xứ Nhà xuất khẩu EU-Nhật Bản Chứng từ phải được tạo bởi cho nhiều lô sản EU: đăng ký EPA chính nhà xuất khẩu của sản phẩm đồng nhất (trên REX) EU-Canada phẩm đó.
(Statement on (CETA) Thời gian: khơng quá 12 tháng
Origin for multiple Trong CETA, chỉ nhà xuất
shipments of khẩu EU được đưa ra chứng từ
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp theo tài liệu của EC 55
2.2.2.2. Cơ chế Tự chứng nhận xuất xứ REX
Dựa trên bảng tổng hợp ở trên, có thể thấy rằng trong cơ chế tự chứng nhận xuất xứ của Liên minh Châu Âu (EU), chủ thể có thể tạo ra chứng từ tự chứng nhận xuất xứ phần lớn là nhà xuất khẩu đã đăng ký trên hệ thống REX. EU đang sử dụng rộng rãi cơ chế tự chứng nhận xuất xứ thông qua hệ thống REX (Registered Exporter)- nhà xuất khẩu đăng ký. Cơ chế này cho phép nhà xuất khẩu được tự chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa của mình khi tham gia giao dịch thương mại quốc tế. EU áp dụng cơ chế này trong toàn khối Liên minh và cho các quốc gia thụ hưởng trong khn khổ chương trình Ưu đãi thuế quan phổ cập GSP.
Trong giai đoạn khởi đầu, chương trình GSP của EU được tạo ra với mục đích hỗ trợ xuất khẩu từ các nước nghèo và các nước đang phát triển sang các quốc gia EU. EU đã bắt đầu chương trình này từ năm 1971 và từ đó đến nay đã có nhiều lần sửa đổi và lần cập nhật mới nhất được áp dụng từ 1/1/2014. Lấy mục đích là chương trình hỗ trợ cho các nước nghèo và các nước đang phát triển, chương trình GSP là chương trình đơn phương từ phía EU, và vì vậy khơng u cầu các quốc gia liên quan bắt buộc áp dụng những điều khoản trong chương trình. Tuy vậy, phía EU yêu cầu nghiêm ngặt về việc chứng minh xuất xứ của hàng hóa tới từ các nước trong chương trình GSP để được những ưu đãi thuế quan.
Ngày 16/3/2005, EU đã đưa ra thông báo đề cập cụ thể các yêu cầu đối với thủ tục hải quan mới cần được xây dựng với sự đảm bảo việc ứng dụng đúng đắn, tuân thủ nghĩa vụ và kiểm soát tốt sự sử dụng các ưu đãi. Tháng 10 năm 2007, EU công bố bản Đánh giá tác động56 với mục đích hỗ trợ đề xuất cải cách quy tắc xuất xứ trong GSP. Sau đó, vào tháng 11/2010, kết quả của sự thảo luận và điều chỉnh là hệ
55 EC, Preferential Trade-Guidance on the Rules of Origin (Ưu đãi thương mại- Hưỡng dẫn quy tắc xuất xứ),
tham khảo tại https://ec.europa.eu/taxation_customs/system/files/2020-
06/01_2019_guidance_preferential_origin.pdf , truy cập ngày 10/1/2022
56 EC, TAXUD/C5/RL D (2007), 2007, Impact assessment on Rules of Origin for the Generalised System of Preference (updated on November 1, 2010)
thống REX đã ra đời trên Bản Quy định của Ủy ban EU số 1063/201057. Vào thời điểm đó, hệ thống REX cịn ngun sơ và chưa thực sự thành hình, chỉ tới thời điểm tháng 1/2017, hệ thống REX như ngày nay mới bắt đầu có hiệu lực và được ứng dụng rộng rãi như một hệ thống tự chứng nhận xuất xứ bởi nhà xuất khẩu được cấp phép trong khn khổ châu Âu và các nước thuộc GSP, ngồi ra hệ thống REX cũng được áp dụng cho các hiệp định thương mại đa phương và song phương khác của EU (như hiệp định EU-Nhật Bản, EU-Canada). Các quốc gia hưởng lợi trong GSP được gia hạn 3 năm để áp dụng hệ thống REX, và chậm nhất là vào ngày 30/6/2020.58 Từ ngày 1/7/2020, tất cả các nhà xuất khẩu từ EU sang các nước thụ hưởng theo GSP bắt buộc sử dụng hệ thống tự chứng nhận REX và “tuyên bố xuất xứ” (statement on origin) là chứng từ tuyên bố xuất xứ duy nhất, thay cho mẫu chứng nhận xuất xứ form A.
Về mặt chức năng, hệ thống REX cho phép nhà xuất khẩu đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền tại quốc gia đó được cấp mã số trên hệ thống. Mã số này cho phép nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ thông qua việc tạo ra ra tuyên bố xuất xứ. Theo hệ thống GSP của EU, yêu cầu về nhà xuất khẩu có mã số REX chỉ cần thiết trong trường hợp giá trị của lơ hàng là trên 6000 EUR. Ở phía nhà nhập khẩu EU, họ có thể truy cập cơ sở dữ liệu của REX để xác minh mã số REX hợp lệ và đưa ra yêu cầu mức thuế nhập khẩu ưu đãi. Ở phía ngược lại, các nhà xuất khẩu EU bắt buộc trở thành nhà xuất khẩu đăng ký qua hệ thống REX để có thể xuất khẩu các sản phẩm xuất xứ EU sang quốc gia thụ hưởng ưu đãi thuế khác.
Về mặt yêu cầu đối với các quốc gia áp dụng hệ thống REX, EU đưa ra hai yêu cầu như sau:
(1) Các quốc gia cần nộp cam kết lên Ủy ban EU về việc có thể duy trì cấu trúc và hệ thống hành chính cần thiết trong khn khổ REX59,
57 Community Customs Code Committee, Origin Section the Commission Regulation (EU) No 1063/2010 on November 18, 2010
58 Regulation (EU) No 952/2013 of the European Parliament and of the Council of 9 October 2013 laying
down the Union Customs Code, Điều 79 Đoạn 4 https://eur-lex.europa.eu/legal- content/EN/TXT/?uri=celex %3A32013R0952
(2) Các quốc gia cần cung cấp cho Ủy ban EU chi tiết liên hệ của cơ quan có thẩm quyền, chịu trách nhiệm về việc đăng ký nhà xuất khẩu, và đảm bảo về việc hợp tác trong công tác quản lý hành chính60
2.2.2.3 Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trong Công ước PEM
Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ được sử dụng trong Công ước PEM (Công ước Pan- EU- Địa Trung Hải, The Pan-Euro-Mediterranean convention) là cơ chế nhà xuất khẩu được cấp phép. Các nhà xuất khẩu được cấp phép được phát hành tuyên bố trên hoá đơn mà khơng phụ thuộc vào giá trị của hàng hố có liên quan, đồng thời có thể thường xuyên thực hiện các chuyến hàng theo điều khoản Công ước. Tại khoản 1 Điều 22 Công ước PEM quy định về nhà xuất khẩu được cấp phép là nhà xuất khẩu được uỷ quyền từ Cơ quan hải quan của bên xuất khẩu. Tại Khoản 2 Điều 22 Công ước PEM quy định rằng cơ quan hải quan có thể cấp tư cách nhà xuất khẩu được chấp thuận với bất kỳ điều kiện nào mà họ cho là phù hợp. Quy định này cho phép từng quốc gia thành viên đặt ra tiêu chí mà họ cảm thấy phù hợp với tình hình kinh tế thương mại trong nước. Do vậy, theo Khoản 3,4 Điều 22 Công ước PEM, Hải quan của nước xuất khẩu đồng thời có trách nhiệm theo dõi, giám sát và quản lý những nhà xuất khẩu được cấp phép chứng nhận xuất xứ.
2.2.3 Đánh giá
2.2.3.1. Ưu điểm
a) Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ thông qua hệ thống REX của EU đã chứng minh nhiều ưu điểm nổi trội. Trước tiên, cơ chế này nhanh gọn, giúp đơn giản hóa thủ tục đăng kí. Dưới góc độ kinh tế, điều này trực tiếp giảm bớt chi phí cho doanh nghiệp. Dưới góc độ pháp lý và quản lý nhà nước, việc sử dụng hệ thống REX để tự chứng nhận xuất xứ đã đóng góp vào việc giảm gánh nặng quản lý cũng như pháp lý cho các cơ quan công quyền. Đây là một ưu điểm của cơ chế tự chứng nhận xuất xứ mà EU đã rất thành công xây dựng.
Hệ thống REX đã chuyển đổi một chế độ trong đó cơ quan có thẩm quyền ở quốc gia xuất khẩu chịu trách nhiệm về giấy chứng nhận xuất xứ sang một hệ thống 60 Union Customs Code (UCC) Điều 72
mà trong đó nhà xuất khẩu tự đưa ra “tuyên bố xuất xứ” (statement on origin). Trước hết, sự chuyển đổi này hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của EC đã đưa ra tại Bản Quy định của Ủy ban EU số 1063/2010 là bảo vệ các nguồn lực của EU. Cụ thể EC cho rằng: “Hiện nay, các cơ quan chức năng của nước thụ hưởng đang chứng nhận về nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, và nếu xuất xứ được khai báo khơng chính xác thì người nhập khẩu thường khơng phải nộp thuế do họ đã làm việc có thiện chí và lỗi thuộc về cơ quan có thẩm quyền. Do vậy, kết quả là EU bị tổn thất về thuế và gánh nặng lại thuộc về những người đóng thuế EU. Vì các nhà xuất khẩu ở vị trí thuận lợi nhất cho việc hiểu biết về xuất xứ sản phẩm của họ, việc yêu cầu trực tiếp các nhà xuất khẩu cung cấp tuyên bố về xuất xứ là phù hợp.”
Việc chuyển đổi này cũng liên quan trực tiếp đến việc truy thu thuế trong trường hợp mức thuế ưu đãi đã được áp dụng sai. Trong cơ chế chứng nhận xuất xứ bởi cơ quan có thẩm quyền, khi mức thuế ưu đãi được áp dụng sai do nguyên nhân khai báo xuất xứ sai, cơ quan của EU sẽ đưa ra thông báo về việc truy thu thuế còn thiếu. Tuy nhiên việc này lại vấp phải sự bào chữa của các nhà nhập khẩu dựa trên cơ sở được gọi là “kì vọng chính đáng” (legitimate expectation, là một khái niệm pháp luật cho rằng một người đang hành động một cách có thiện chí và dựa trên sự tin tưởng vào lời hứa hoặc sự phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền), trong đó họ cho rằng việc truy thu thuế từ các nhà nhập khẩu là khơng hợp lý vì lỗi xảy ra là của cơ quan có thẩm quyền, rằng các cơ quan có thẩm quyền cấp phát giấy chứng nhận biết và phải biết về việc hàng hóa có đáp ứng được các điều kiện theo quy định hay khơng. Liên quan đến điều này, có thể viện dẫn tới Án lệ của CJEU ngày 14/5/1996 số C-153/94 liên quan tới công ty Faroe Seafood và số C-204/94 liên quan đến cơng ty Arthur Smith 61
. Theo đó, Tịa án Cơng lý Châu Âu (European Court of Justice, ECJ) đã thông báo về sự phát triển của biện pháp bảo vệ các kỳ vọng hợp pháp này, chấm dứt tình trạng mà nhà nhập khẩu phải chịu rủi ro gần như không giới hạn
61
1 ECJ, judgment of 14.05.2996, C-153/94 and C-204/94 R. v. Commissioners of Customs & Excise, ex parte: Faroe Seafood Ltd.,Føroya Fiskasøla L/F and Commissioners of Customs & Excise, ex parte: John Smith and Celia Smith trading as Arthur Smith [1996] ECR I-2465, para. 24 to 26. (Án lệ của CJEU ngày
14/5/1996 số C-153/94
https://curia.europa.eu/juris/showPdf.jsf;jsessionid=37E011BDC915F18166F0A6C30C645707?text=&docid =99811&pageIndex=0&doclang=EN&mode=lst&dir=&occ=first&part=1&cid=6981297
trong giao dịch. Hệ thống hợp tác hành chính của cơ quan hải quan nước xuất khẩu và nước nhập khẩu khi xác định xuất xứ hàng hóa ưu đãi có thể tạo cơ sở cho những kỳ vọng chính đáng của người nhập khẩu, bảo vệ niềm tin của họ vào tính đúng đắn của giấy chứng nhận xuất xứ ưu đãi có được cấp bởi cơ quan hải quan của nước xuất khẩu.
Sau khi chuyển đổi theo hệ thống REX, cơ quan cơng quyền khơng cịn tham gia vào quá trình cấp giấy chứng nhận xuất xứ một cách trực tiếp, do đó việc bào chữa cho các lỗi liên quan đến khai báo xuất xứ trên cơ sở kì vọng chính đáng cũng giảm theo62.
b) Với sự áp dụng cơng nghệ thơng tin, hệ thống REX có tính tự động hóa rất cao. Nhà xuất khẩu ở các nước được hưởng ưu đãi thuế quan sẽ được đăng ký trong hệ thống, thông tin đăng ký này được chia sẻ rộng rãi và công khai theo quy định (5 loại thông tin được công bố rộng rãi được quy định tại Điều 82 đoạn 8 Quy định EU số 952/2013 Bộ Luật Hải quan Liên Minh63 (Union Customs Code viết tắt là UCC) . Do đó, các nhà nhập khẩu ở EU có thể tham khảo để xác định mức thuế nhập khẩu ưu đãi áp dụng được hay khơng. Thêm vào đó, hệ thống REX là hệ thống hồn tồn do phía EU phát triển và chịu trách nhiệm kỹ thuật. Về phía các quốc gia trong chương trình GSP, u cầu kỹ thuật duy nhất để sử dụng hệ thống là có ít nhất một thiết bị cơng nghệ có thể kết nối được với mạng Internet64 . Có thể thấy được rằng yêu cầu kỹ thuật để sử dụng được hệ thống REX là vô cùng đơn giản.
c) Chức năng hồi tố: cơ chế REX có chức năng hồi tố. Chức năng này cho phép các nhà nhập khẩu có mã số REX được đăng ký thành cơng có thể u cầu Hải quan nước nhập khẩu hồn thuế cho lơ hàng của mình trong vịng 2 năm, tính từ ngày tàu hàng cập cảng tại nước nhập khẩu đến ngày yêu cầu hồi tố.
62
Mr. Pulles.E.P, The REX system and the legitimate expectation principle, , Rotterdam School of Management,