Thủ tục tự chứng nhận xuất xứ

Một phần của tài liệu TỰ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM (Trang 34 - 35)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.4.Thủ tục tự chứng nhận xuất xứ

1.2. Khái quát về tự chứng nhận xuất xứ

1.2.4.Thủ tục tự chứng nhận xuất xứ

Hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế quan nếu chứng minh được xuất xứ thuộc khu vực có cam kết về ưu đãi. Thay vì chứng nhận xuất xứ do cơ quan chức năng của các bên xuất khẩu cấp thì các bên trực tiếp tham gia vào hoạt động thương mại là nhà sản xuất, xuất khẩu, hoặc nhập khẩu có thể tự chứng nhận xuất xứ bằng nhiều hình thức đã được quy định. Hàng hóa đã chứng minh xuất xứ theo cơ chế tự chứng nhận này sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan giống như cơ chế chứng nhận xuất xứ do

cơ quan thẩm quyền thực hiện. Thủ tục tự chứng nhận xuất xứ được quy định khác nhau tùy theo nội dung cam kết tại các Hiệp định. Tuy có những Hiệp định chỉ chấp nhận chứng nhận xuất xứ bởi cơ quan có thẩm quyền, thời gian gần đây xuất hiện nhiều Hiệp định có cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, thậm chí yêu cầu chỉ được sử dụng cơ chế này.

Thủ tục tự chứng nhận xuất xứ của ATIGA cho phép nhà xuất khẩu được tự chứng nhận xuất xứ dựa trên các quy tắc xuất xứ của ATIGA mà không cần phải chứng nhận xuất xứ thơng qua một cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu. Theo đó, dựa trên hóa đơn thương mại cho hàng xuất khẩu mà các nhà xuất khẩu đủ điều kiện sẽ được tự chứng nhận xuất xứ.”34 Khi được áp dụng tại Việt Nam, thủ tục tự chứng nhận xuất xứ của ATIGA có thể thay thế cho thủ tục chứng nhận xuất xứ truyền thống là nhà xuất khẩu phải xin Chứng nhận xuất xứ form D-dành cho các nước ASEAN tại cơ quan nhà nước có thẩm quyển là Bộ Công Thương, hoặc các cơ quan tổ chức do Bộ Công Thương ủy quyền.

Một phần của tài liệu TỰ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM (Trang 34 - 35)