Khuyến nghị về đào tạo phổ cập nâng cao kiến thức cho doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu TỰ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM (Trang 87 - 89)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.2.Khuyến nghị về đào tạo phổ cập nâng cao kiến thức cho doanh nghiệp:

3.2. Bài học đối với Việt Nam dựa trên kinh nghiệm quốc tế

3.2.2.Khuyến nghị về đào tạo phổ cập nâng cao kiến thức cho doanh nghiệp:

Hiện giờ Bộ Cơng Thương có các khóa đào tạo bắt buộc để doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận với mục đích đạt đủ điều kiện tham gia cơ chế tự chứng nhận hàng hóa, luận văn đề xuất mở rộng đào tạo phổ cập kiến thức cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại hàng hóa quốc tế. Mặc dù cơ chế tự chứng nhận xuất xứ được xây dựng trên cơ sở niềm tin rằng nhà xuất khẩu, sản xuất hay nhập khẩu-là những chủ thể tham gia trực tiếp trong lĩnh vực bn bán cũng là những bên có hiểu biết rõ ràng nhất về xuất xứ sản phẩm của chính mình, vẫn tồn

106 T.Nhung (2021),”Gỡ vướng chính sách để chống gian lận xuất xứ hàng hóa”, tham khảo tại:

https://baotintuc.vn/thi-truong-tien-te/go-vuong-chinh-sach-de-chong-gian-lan-xuat-xu-hang-hoa-

tại nhiều trường hợp mặc dù biết rõ về xuất xứ hàng hóa nhưng các doanh nghiệp lại mù mờ về các quy tắc xuất xứ. Doanh nghiệp ngoài yêu cầu về lịch sử tuân thủ quy định pháp luật, còn cần phải có bộ máy vận hành và nhân sự đủ năng lực để thay thế cho vai trò chứng nhận xuất xứ của cơ quan nhà nước. Có thể thấy được rằng việc đào tạo cụ thể về xuất xứ nói chung và cơ chế tự chứng nhận xuất xứ nói riêng cho các doanh nghiệp Việt Nam là rất cần thiết. Khái niệm về xuất xứ, các quy tắt xuất xứ hàng hóa là kiến thức nền tảng giúp cho các doanh nghiệp trước hết là hiểu về xuất xứ và sau đó là có thể thực hiện tự chứng nhận xuất xứ một cách hợp lệ. Thêm vào đó, tự chứng nhận hiệu quả và chính xác khơng chỉ dựa vào việc hiểu các quy tắc xuất xứ áp dụng mà cịn liên quan đến việc trích xuất thơng tin và tài liệu từ chuỗi cung ứng do đó doanh nghiệp cũng cần có hệ thống quản lý nhà cung cấp hiệu quả. Các kỹ năng và chuyên môn về xuất xứ cũng cần thiết khi có yêu cầu truy xuất nguồn gốc sản phẩm tự chứng nhận xuất xứ như: tiêu chuẩn sản phẩm, tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn an toàn.

Một số nội dung đào tạo cơ bản được đề xuất như sau:

-Nội dung về quy tắt xuất xứ chung, giới thiệu một số quy tắc xuất xứ trong các FTA trọng điểm

-Nội dung về tự chứng nhận xuất xứ: giới thiệu về tự chứng nhận xuất xứ, thủ tục hành chính để tiến hành tự chứng nhận xuất xứ, lưu trữ sổ sách ...

Cách thức tiến hành được đề xuất như sau: các cơ quan nhà nước như Bộ Cơng Thương, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan, VCCI v.v… tổ chức hội thảo, tọa đàm tại chỗ hoặc trên nền tảng online trực tuyến, đăng tải thông tin trên các kênh như website của các bộ, ngành. Các hiệp hội doanh nghiệp được khuyến khích tổ chức những buổi đào tạo, hội thảo giữa các doanh nghiệp cùng ngành nghề.

Những lợi ích có được từ việc phổ cập đào tạo nâng cao kiến thức cho doanh nghiệp trên diện rộng có thể kể tới rất nhiều như tận dụng được lợi ích tối đa từ các FTA, sẵn sàng cho việc thực thi lộ trình tại các FTA trong thời gian vài năm tới, trong đó cơ chế tự chứng nhận xuất xứ là xu hướng chung toàn cầu mà các doanh nghiệp Việt Nam khơng thể đứng ngồi. Hơn nữa, khi đã hiểu về các tiêu chí cần

Một phần của tài liệu TỰ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM (Trang 87 - 89)