Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ theo AWSC

Một phần của tài liệu TỰ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM (Trang 62 - 64)

6. Kết cấu của luận văn

2.3.2.2.Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ theo AWSC

Hội đồng Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (ASEAN Free Trade Area, AFTA) lần thứ 22 được tổ chức vào tháng 8 năm 2008 đã yêu cầu xây dựng các cơ chế nhằm nâng cao Quy tắc xuất xứ AFTA và hợp lý hóa các thủ tục chứng nhận phù hợp với các mục tiêu của Hợp tác Kinh tế ASEAN (AEC) 2015. Điều này dẫn đến sáng kiến hướng tới việc áp dụng hệ thống tự chứng nhận trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Dự án thí điểm tự chứng nhận lần 1 (SCPP 1) vào tháng 11 năm 2010 có 4 thành viên tham gia, trong đó có Singapore. Số lượng nhà xuất khẩu được chứng nhận của Singapore trong dự án thí điểm lần 1 này là 41 doanh nghiệp73.

Mười quốc gia thành viên ASEAN đã ký Nghị định thư đầu tiên sửa đổi Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) để thực hiện Chương trình tự chứng nhận toàn ASEAN (AWSC) vào ngày 22 tháng 1 năm 2019. Nghị định thư thứ nhất đã được cả mười thành viên ASEAN phê chuẩn. Gần đây nhất, kết quả đạt được là ngày 20/9/2020, ATIGA ra thông báo việc chính thức thực hiện thống nhất hệ thống tự chứng nhận toàn ASEAN gọi tắt là AWSC (ASEAN-Wide Self Certification). AWSC cho phép các nhà xuất khẩu trở thành nhà xuất khẩu được chứng nhận khi họ chứng minh được năng lực và hiểu biết, tuân thủ theo các yêu cầu về quy tắc xuất xứ của ATIGA. Theo đó, Singapore đã ban hành Thông tư số 06/2020 của Hải quan Singapore về việc thực hiện giai đoạn đầu theo khuôn khổ Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) và thực hiện việc triển khai rộng rãi cơ chế tự chứng nhận xuất xứ ASEAN (AWSC) 74

AWSC là chương trình tự chứng nhận thống nhất duy nhất trên tất cả các Quốc gia Thành viên ASEAN. Đây là một sáng kiến tạo thuận lợi thương mại cho

72

Handbook for Singapore Customs Authorised Self-Certification regimes ( cập nhật tháng 12/2021)

https://www.customs.gov.sg/files/businesses/Handbook%20on%20the%20implementation%20of%20the%20 Authorised%20Self%20Certification%20Regime%20V2_final.pdf

73

Nguồn: WCO media http://www.wcoomd.org/-/media/wco/public/global/pdf/events/2013/wco-origin- conference-2014/43-jetroito.pdf?la=fr

phép các Nhà xuất khẩu được chứng nhận tự chứng nhận tình trạng xuất xứ cho hàng hóa của họ để đủ điều kiện cho yêu cầu thuế quan ưu đãi ATIGA. Tại Singapore, giấy này thay cho việc xin Giấy chứng nhận xuất xứ (CO) từ Hải quan Singapore. Tự chứng nhận cho phép nhà xuất khẩu được chứng nhận chuẩn bị khai báo xuất xứ trên một số chứng từ thương mại như hóa đơn thương mại, báo cáo thanh toán, lệnh giao hàng hoặc danh sách đóng gói một cách thuận tiện. AWSC tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại nội khối ASEAN vì các lô hàng sẽ không bị cản trở bởi các thủ tục hành chính để xin CO và loại bỏ việc các nhà sản xuất phải nộp “Báo cáo chi phí sản xuất” đối với hàng hóa sản xuất trong nước.

Ông Ho Chee Pong, Tổng cục trưởng Cục Hải quan Singapore đã phát biểu và đánh giá cao chương trình AWSC: “Hải quan Singapore vui mừng là một phần của chương trình AWSC nhằm đơn giản hóa các thủ tục xuất khẩu, mang lại sự thuận tiện hơn, tiết kiệm chi phí và giảm gánh nặng hành chính cho các doanh nghiệp của đất nước chúng tôi. AWSC thể hiện những nỗ lực không ngừng và cam kết của Hải quan Singapore nhằm nâng cao mức độ tạo thuận lợi mà chúng tôi dành cho các công ty của mình để hỗ trợ thúc đẩy thương mại nội khối ASEAN và hơn thế nữa” 75

Để trở thành nhà xuất khẩu được chứng nhận theo AWSC, nhà xuất khẩu cần thỏa mãn Quy tắc Chứng nhận Hoạt động của ATIGA (OCP) Quy tắc 12A Điều 2, trong đó có quy định “Cơ quan có thẩm quyền có thể cấp chứng nhận cho nhà xuất khẩu tùy thuộc vào bất kỳ điều kiện nào mà họ cho là phù hợp”76. Trong 7 điều kiện đó, Hải quan Singapore lựa chọn 5 điều kiện dành cho nhà xuất khẩu của Singapore là:

1) Các nhà xuất khẩu và nhà xuất khẩu xuất khẩu hàng hóa theo hình thức giáp lưng (back to back, B2B);

75 Singapore Customs, Authorised self-certification regimes, tham khảo tại

https://www.mti.gov.sg/- /media/MTI/Newsroom/Press-Releases/2020/09/Joint-MR---AWSC_18- Sep_MTI_Customs_final.pdf, truycập ngày 10/1/2022

76Phụ lục 8, HIệp định ATIGA, tham khảo tạihttps://www.enterprisesg.gov.sg/-/media/esg/files/non- financial-assistance/for-companies/free-trade-agreements/asean-fta/legal-

text/AFTA_Annex8_Amended_ATIGA_OCP_to_allow_AWSC_from_20Sep2020.pdf , truy cập ngày 10/1/2022

2) Biết và hiểu các Quy tắc xuất xứ trong RCEP và ATIGA và đã thể hiện một lượng kinh nghiệm đáng kể trong các thủ tục xuất khẩu;

3) Không có hồ sơ về bất kỳ gian lận Quy tắc xuất xứ nào và đồng thời, đã thể hiện sự tuân thủ tốt như được đo lường bằng các quy tắc quản lý rủi ro;

4) Có hệ thống sổ sách và lưu trữ hồ sơ hợp lý;

5) Nhà xuất khẩu phải có “tuyên bố của nhà sản xuất” (manufacturer’s declaration) và nhà sản xuất phải sẵn sàng cho việc kiểm tra và xác minh hồi tố nếu có yêu cầu.

Như vậy có thể thấy rằng AWSC đã thiết lập một tiêu chuẩn chung của để áp dụng cho nhà xuất khẩu được chứng nhận có thể sử dụng cho toàn ASEAN. Trên cơ sở đó, mỗi quốc gia thành viên được linh động lựa chọn với điều kiện đảm bảo việc thực hiện nghiêm ngặt các tiêu chuẩn để duy trì sự uy tín của quốc gia mình và tính toàn vẹn của hệ thống tự chứng nhận.

Singapore đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà xuất khẩu trong AWSC, thể hiện tại quy định: tất cả các nhà sản xuất được chứng nhận theo AWSC đều được tự động phê duyệt để trở thành nhà sản xuất được cấp phép theo RCEP. Nếu nhà sản xuất chỉ muốn được ủy quyền với tư cách nhà sản xuất được cấp phép theo khuôn khổ RCEP thì đăng ký đơn riêng theo mẫu RCEP77

Một phần của tài liệu TỰ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM (Trang 62 - 64)