Phân loại tự chứng nhận xuất xứ

Một phần của tài liệu TỰ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM (Trang 31 - 33)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.2.Phân loại tự chứng nhận xuất xứ

1.2. Khái quát về tự chứng nhận xuất xứ

1.2.2.Phân loại tự chứng nhận xuất xứ

Tự chứng nhận xuất xứ được phân thành 4 loại hình29 tùy thuộc vào người chịu trách nhiệm khai báo và cam kết là ai, cụ thể:

(1) Cơ chế nhà xuất khẩu được cấp phép hoặc được chứng nhận (approved/ certified exporter system): Trường hợp nhà xuất khẩu có khả năng chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu theo một quy tắc xuất xứ cụ thể và được cấp phép để thực hiện việc đó. Nhà xuất khẩu cần phải chứng minh với cơ quan thẩm quyền rằng họ có đầy đủ kiến thức, có thể đáp ứng yêu cầu về năng lực chứng minh xuất xứ hàng hóa. Nhà xuất khẩu được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận có thể kê khai xuất xứ trên hóa đơn hoặc bất kỳ chứng từ thương mại nào khác (chẳng

28 World Customs Organization, Guidelines on Certification of Origin, July 2014 (Updated in June 2018),

tham khảo tại http://www.wcoomd.org/-/media/wco/public/global/pdf/topics/key-issues/revenue-

package/guidelines-on-certification.pdf?la=fr truy cập ngày 10/1/2022, tr.4-5

hạn như bản kê khai hóa đơn, phiếu xuất kho, danh sách đóng gói, v.v.).Thơng tin của nhà xuất khẩu được chia sẻ giữa các quốc gia thành viên trong hiệp định.

(2) Cơ chế nhà xuất khẩu đăng ký (registered exporter system) : Cơ chế này cho phép đăng ký vào hệ thống chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Doanh nghiệp cần cung cấp một số thông tin để đưa vào hệ thống, mức độ yêu cầu đối với thông tin không khắt khe bằng cơ chế nhà xuất khẩu được cấp phép do không bao gồm bước đáng giá lại thông tin tại thời điểm đăng ký. Thơng tin của nhà xuất khẩu đã có trong hệ thống được chia sẻ với mức độ mở đã quy định sẵn và được chuyển tới cơ quan hải quan của nước nhập khẩu.

(3) (4) Cơ chế chứng nhận dựa vào nhà xuất khẩu (exporter-based system) và cơ chế nhà nhập khẩu (importer-based system): Trường hợp nhà xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu tự chứng nhận xuất xứ xuất hiện trong một số hiệp định. Trong hai cơ chế này, nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu đều được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa và cơ quan điều tra sẽ điều tra trực tiếp khi cần xác minh xuất xứ hàng hóa. Trong cơ chế dựa vào nhà nhập khẩu, nhà nhập khẩu được u cầu lấy thơng tin về xuất xứ hàng hóa trực tiếp từ nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất hàng hóa, thơng qua các giấy tờ và thơng tin liên quan đến quá trình sản xuất ra mặt hàng.

Ngồi ra, một số hiệp định thương mại cịn có quy định về cơ chế chứng nhận dựa trên kiến thức của nhà nhập khẩu (knowledge of importer). Cơ chế này được coi là có thủ tục thuận lợi nhất liên quan đến xuất xứ. Nó cho phép các nhà nhập khẩu tự chứng nhận xuất xứ chỉ đơn giản dựa trên hiểu biết của họ về hàng hóa đó30. Với độ mở về phạm vi chủ thể cao hơn nữa, hiệp định thương mại thế hệ mới gần đây như CPTPP có cơ chế cho phép “thương nhân tự chứng nhận xuất xứ”, thương ở đây bao gồm cả nhà sản xuất, nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu31. Cơ chế này là cơ chế tự chứng nhận xuất xứ có độ mở về phạm vi chủ thể cao nhất.

30 Nguyen Thi Mo và Nguyen Ngoc Ha, “self-certification of origin according to new generation

free trade agreements: myth or reality in Asean countries?”, Revue de droit des affaires internationales

Journal, 2020, vol. 5+6, tr 871.

Một phần của tài liệu TỰ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM (Trang 31 - 33)