Kết quả thống kê, phân loại sự kiện

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện trong một số tác phẩm hiện thực phê phán của nguyễn công hoan và nam cao (Trang 63 - 78)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA LUẬN ÁN

2.2. Ngôn ngữ kể

2.2.1. Kết quả thống kê, phân loại sự kiện

Kết quả thống kê cho thấy trong 35 tác phẩm của Nguyễn Công Hoan có 83 sự kiện, độ dài trung bình của mỗi tác phẩm là 7,5 trang sách. Trong 30 tác phẩm của Nam Cao có 83 sự kiện, độ dài trung bình của một tác phẩm là 10,3 trang sách. Kết quả này đã thể hiện đặc trưng của thể loại truyện ngắn, với dung lượng có hạn truyện ngắn thường ít sự kiện. Thậm chí, một số truyện chỉ có một sự kiện duy nhất

được kể từ đầu đến cuối tác phẩm như truyện Anh Xẩm, Thanh! Dạ!, Xuất giá tòng phu của Nguyễn Công Hoan và Quái dị của Nam Cao. Sự kiện ít, đơn giản nên phải mang tính khái quát cao nhằm thể hiện được tối đa ý đồ của các nhà văn. Truyện của Nguyễn Công Hoan ngắn gọn, sự kiện được kể đơn giản. Tác phẩm của Nam Cao không chỉ có dung lượng lớn hơn mà chuỗi sự kiện cũng phức tạp hơn, được nhà văn kể chi tiết, đậm đặc hơn.

Căn cứ vào điểm nhìn nghệ thuật có thể chia ra thành hai loại sự kiện là sự kiện xã hội và sự kiện tâm lí. Sự kiện tâm lí được xác định từ điểm nhìn bên trong. Sự kiện xã hội là sự kiện được xác định từ điểm nhìn bên ngoài.

Bảng 2.3: Các loại sự kiện trong tác phẩm Loại sự kiện Loại sự kiện

Tác giả

Tống số

Sự kiện xã hội Sự kiện tâm lí

SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ %

Nguyễn Công Hoan 83 79 95,1 4 4,9

Nam Cao 83 58 69,9 25 30,1

Kết quả thống kê cũng cho thấy tỉ lệ sự kiện xã hội trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan chiếm một tỉ lệ rất cao và tỉ lệ sự kiện tâm lí rất thấp. Kết quả này có sự liên quan mật thiết với điểm nhìn nghệ thuật của nhà văn. Với thế mạnh kể chuyện từ điểm nhìn khách quan để phản ánh hiện thực đời sống nên sự kiện trong tác phẩm của ông thiên hẳn về các sự kiện xã hội. Chẳng hạn trong truyện ngắn Bạc đẻ, Nguyễn Công Hoan đã tạo chuỗi sự kiện như sau:

Sự kiện 1: Ba Tuần dẫn Cửu Ấu đến nhà ông Trưởng Sắc xin ở nhờ và Cửu Ấu tạo vỏ bọc giàu có.

Sự kiện 2: Cửu Ấu có nhiều hành động bí hiểm rồi tiết lộ hắn có thể làm cho bạc đẻ.

Sự kiện 3: Trưởng Sắc được Cửu Ấu làm cho số bạc của mình đẻ thêm lên rất nhiều nên giới thiệu cho nhiều người khác. Cửu Ấu hốt một mẻ bạc lớn của cả làng rồi bỏ trốn.

Sự kiện 4: Trưởng Sắc mất nhiều tiền lại bị oán nên tìm Ba Tuần hỏi tung tích Cửu Ấu thì được Ba Tuần mách muốn lấy lại bạc thì giới thiệu Cửu Ấu với một nhà giàu khác.

Tác phẩm dù được kể từ điểm nhìn toàn tri với người kể chuyện am tường nhưng các sự kiện chủ yếu được thuật lại từ bên ngoài qua hành động và đối thoại của các nhân vật. Các sự kiện được tạo nên bởi các nhân vật khác nhau nhưng có sự liên kết chặt chẽ. Sự kiện thứ nhất là hành động của Ba Tuần, sự kiện thứ hai là hành động của Cửu Ấu, sự kiện thứ ba được tạo nên bởi hành động của hai nhân vật Trưởng Sắc và Cửu Ấu, sự kiện thứ tư do Trưởng Sắc chủ động hành động. Các sự kiện là hoạt động của các nhân vật này đều thuộc kiểu sự kiện xã hội.

Trong các tác phẩm của Nam Cao sự kiện tâm lí chiếm 30,1%. Con số này đã thể hiện sự thâm nhập sâu của nhà văn vào thế giới bên trong của nhân vật. Các sự kiện được bộc lộ từ tâm lí bên trong của nhân vật, gắn với những tình cảm, suy nghĩ, nhận thức của nhân vật về bức tranh đời sống. Dẫn chứng điển hình cho chuỗi sự kiện tâm lí trong truyện ngắn Nam Cao là truyện ngắn Điếu văn:

Sự kiện 1: Nhân vật xưng "tôi" đau khổ khi nghe tin người bạn của mình là anh Phúc mất.

Sự kiện 2: "Tôi" hồi tưởng về thời gian gắn bó của mình với anh Phúc khi hai người còn nhỏ ở nhà bà bác.

Sự kiện 3: "Tôi" nghĩ về việc anh Phúc lấy vợ và cho đó là nguyên nhân dẫn đến cái chết quá sớm của anh.

Sự kiện 4: Tôi thương xót anh Phúc và tin tưởng các con anh Phúc sẽ có tương lai tươi sáng hơn nhờ sự giúp đỡ của bạn bè.

Như vậy, trong truyện ngắn này nhà văn Nam Cao đã để cho nhân vật tự kể chuyện theo tình cảm, hồi tưởng và suy nghĩ của mình. Diễn biến của câu truyện này chủ yếu dựa vào điểm nhìn bên trong. Các sự kiện trong tác phẩm chỉ được bộc lộ qua tâm lí chủ thể là nhân vật xưng "tôi".

Các sự kiện trong tác phẩm tự sự thường gắn kết với nhau để tạo nên tác phẩm có tính chỉnh thể. Diễn biến của các sự kiện trong tác phẩm thường được kể theo trình tự thời gian hoặc kể theo diễn biến tâm lí. Kết quả thống kê diễn biến của sự kiện trong một số tác phẩm HTPP của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao như sau:

Bảng 2.4: Diễn biến của sự kiện trong tác phẩm Tác giả Tác giả Tổng số tác phẩm Kể theo trình tự thời gian

Kể theo diễn biến tâm lí SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ %

Nguyễn Công Hoan 35 32 91,4 3 8,6

Nam Cao 30 19 63,3 11 36,7

Trong các tác phẩm truyền thống các sự kiện thường được kể nối tiếp nhau theo trình tự thời gian nghĩa là việc gì xảy ra trước thì kể trước và cứ thế cho đến hết. Còn trong các tác phẩm hiện đại các nhà văn có thể kể chuyện theo cách đảo lộn không gian, thời gian và kể chuyện theo mạch tâm lí của nhân vật. Kết quả của việc khảo sát, thống kê đã khẳng định nhà văn Nguyễn Công Hoan chủ yếu kể chuyện theo trình tự thời gian tuyến tính và nhà văn Nam Cao có sở trường đi sâu vào nội tâm nhân vật và kể sự kiện qua cách nghĩ, cách cảm của nhân vật nên tỉ lệ các tác phẩm kể chuyện theo diễn biến tâm lí vượt trội.

2.2.2. Phân tích kết quả

2.2.2.1. Phương pháp xây dựng hình tượng người kể chuyện

a) Phương pháp xây dựng hình tượng người kể chuyện tin cậy của Nguyễn Công Hoan

Hình tượng người kể chuyện luôn gắn bó chặt chẽ với điểm nhìn nghệ thuật và có thể dựa vào điểm nhìn nghệ thuật mà tìm ra hình tượng người kể chuyện. Theo kết quả thống kê Nguyễn Công Hoan có 31/35 (chiếm 88,6% ) tác phẩm kể chuyện theo điểm nhìn toàn tri. Điểm nhìn nghệ thuật này đã tạo ra kiểu người kể chuyện tin cậy. Chọn cách kể chuyện này là nhà văn kể chuyện trong tâm thế tường tận về câu chuyện, biết rõ về tất cả nhân vật trong câu chuyện nên người đọc hoàn toàn có thể tin vào những điều nhà văn kể.

Kĩ thuật kể chuyện tạo hình tượng người kể chuyện tin cậy được thể hiện ở chỗ người kể chuyện, câu chuyện, nhân vật và tác giả luôn có sự phù hợp và đồng thuận. Người kể chuyện hiểu thấu về nhân vật, kể về nhân vật như kể về chính mình. Điều đó khiến người đọc dễ dàng tin theo những điều người kể chuyện đã kể.

Chẳng hạn, trong Người ngựa, ngựa người người kể chuyện kể về nhân vật khiến người đọc hình dung một anh phu xe nghèo khổ, đang đói khách:

Vd12: "Trông anh ấy có vẻ đói khách lắm". [2, tr.161]

Từ có vẻ ở đây thể hiện đánh giá từ bên ngoài, chưa đáng tin tưởng. Nhưng sau đó người kể chuyện đi vào ý nghĩ bên trong của nhân vật để thấy tình cảnh khốn cùng kiếp ngựa người:

Vd13: "Bất đắc dĩ, con ngựa người lại phải kéo con người ngựa vậy. Nhưng lần này thì thật là không buồn bước lên nữa. Chán quá! Rõ đâu mà số ăn mày thế này".[2,tr.167]

Vd14: "Thật là đò nát đụng nhau". [2, tr.168]

Những lời kể xen bình luận này được kể từ điểm nhìn anh phu xe. Chúng thể hiện sự thống nhất trong cách nhìn nhận, thái độ của người kể chuyện với nhân vật. Với hình tượng người kể chuyện đáng tin cậy, Nguyễn Công Hoan đã bộc lộ khả năng thuyết phục người đọc tin theo những gì mình kể, giúp họ tiếp nhận hình tượng một cách thuận lợi nhất. Cũng nhờ kĩ thuật kể chuyện này mà nhà văn có thể định hướng người đọc theo ý thức chủ quan của mình. Qua việc kể sự kiện, diễn biến trong câu truyện, Nguyễn Công Hoan đã đem đến cho người đọc cái nhìn thống nhất về các nhân vật cũng như các sự kiện được kể.

Lời kể đáng tin cậy của Nguyễn Công Hoan có vai trò dẫn dắt người đọc nhận thức về nhân vật khi người kể chuyện vừa kể vừa trực tiếp đưa ra những lời đánh giá, phẩm bình khiến người đọc cũng có cái nhìn về nhân vật giống như tác giả. Chẳng hạn, khi kể về nhân vật huyện Hinh trong Đồng hào có ma ngay từ đầu người kể chuyện đã khiến người đọc mặc nhiên cũng nhìn nhận về ông Huyện giống mình:

Vd15: "Lý lịch của ông huyện Hinh cũng xấu thật. Bởi vì ngồi huyện nào, ông cũng bị dân kiện. mà quan trên xét ra ông lại trễ nải việc quan. Đời làm quan của ông chỉ có hai việc chính; đánh bạc và chơi gái".[2, tr.115,116]

b) Phương pháp xây dựng hình tượng người kể chuyện bên trong của Nam Cao Nếu nhà văn Nguyễn Công Hoan thiên về việc kể chuyện từ điểm nhìn bên ngoài thì nhà văn Nam Cao lại thường kể về nhân vật từ điểm nhìn bên trong, từ

dòng suy nghĩ, cảm xúc, nội tâm của nhân vật. Trong số các tác phẩm kể chuyện theo điểm nhìn bên trong của Nam Cao có 06 tác phẩm kể theo dạng thức tác giả chọn một nhân vật xưng “tôi” để kể toàn bộ câu chuyện, kể chuyện về chính mình, về những người mình biết; có 08 tác phẩm kể chuyện theo dạng thức người kể chuyện kể theo điểm nhìn nhân vật. Trong đó, phương thức kể chuyện theo điểm nhìn bên trong đã tạo nên hình tượng người kể chuyện bên trong.

Hình tượng người kể chuyện bên trong được nhận diện rõ trong truyện Cái mặt không chơi được của Nam Cao. Người kể chuyện là nhân vật xưng "tôi" trực tiếp kể câu chuyện cuộc đời mình bằng chính những suy nghĩ, tình cảm của mình. Truyện không chỉ tái hiện cuộc đời nhân vật từ khi con nhỏ tới khi trưởng thành mà còn thể hiện rất sâu nội tâm nhân vật. Những suy nghĩ, tình cảm sâu kín nhất của nhân vật được cũng được bộc lộ rõ, từ cảm xúc đau khổ khi bạn bè không muốn chơi với mình lúc còn nhỏ:

Vd16: "Tôi hiểu anh muốn bảo: cái mặt tôi lạnh như nước đá và ngượng nghịu và vô duyên, và lố bịch và đủ hết. Tôi cười gượng và tôi buồn... Chao ôi là buồn!" [1, tr.28].

Và quá trình nhận thức bản thân để lí giải của nhân vật:

Vd17: "Hỡi Thượng đế mà người ta đồn là rất công bình và chỉ làm toàn những điều nhân, sao Ngươi lại cho tôi một cái mặt tai hại cho tôi đến thế? Một cái mặt... nó thế nào! Ai chỉ gặp tôi có một lần cũng phải có một cảm tưởng khó chịu về tôi, mặc dù tôi gặp ai cũng cố làm mình không đến nỗi là một thằng đáng ghét. Tôi lễ phép, tôi nhã nhặn, hay thân mật tùy từng trường hợp. Tôi lựa ý mỗi người để chiều người. Thật công toi! Bởi rồi người ta cứ phải ghét tôi, ghét tôi tuy không có cớ để mà ghét mới khổ cho tôi chứ. Tôi khinh khỉnh ư? Tôi ngạo nghễ ư? Tôi lèo lá quá ư? Hay trái lại tôi khúm núm, tôi đê tiện quá. Hay là tôi thô tục. Không, không, họ không nói thế. Họ biết tôi không có một tí gì như thế. Nhưng, cái mặt tôi trông... làm sao ấy. Chao ôi, chao ôi thế thì tôi còn biết làm sao bây giờ! Sinh ra cái mặt tôi là giời" [1, tr.28]

Đến những cảm xúc thầm kín trong tình yêu thuở học trò cũng được nhân vật tự giãi bày, thổ lộ với bạn đọc. Hình tượng người kể chuyện bên trong lúc này đồng

Vd18: "Tôi ngấm ngầm ghen với Đức. Và tôi thầm mong cho có khi nào Nhung đem sách sang mà không gặp Đức để tôi được giúp Nhung một lần" [1, tr.27].

Hình tượng người kể chuyện bên trong và phương thức kể chuyện theo điểm nhìn trong làm cho ngôn ngữ kể của Nam Cao mang đậm tính chủ quan. Câu chuyện được kể từ cách nghĩ, cách cảm, góc nhìn hẹp của người kể chuyện một nhân vật nên mang đậm dấu ấn của cá nhân, thậm chí có thể trở thành cái nhìn một chiều. Chẳng hạn trong truyện ngắn Dì Hảo của Nam Cao nếu nhân vật xưng "tôi" không phải là cậu bé đã được dì Hảo yêu thương, chăm sóc cẩn thận suốt cả một thời thơ ấu mà là một nhân vật khác thì câu chuyện sẽ thế nào? Từ điểm nhìn tình thương của một cậu bé nên với người kể chuyện xưng "tôi", dì Hảo là người rất tốt, bất cứ người nào làm dì khổ đều đáng ghét và là người xấu. Nhưng thử đặt trường hợp nếu câu chuyện được kể thêm hay kể khác đi từ góc nhìn của người chồng thì dì Hảo chỉ là một người anh ta không yêu, một bi kịch cuộc đời, một cái gai trong mắt. Hoặc nếu câu chuyện được kể khách quan thì biết đâu không chỉ dì Hảo mà người đàn ông kia cũng trở nên đáng thương.

2.2.2.2. Đặc điểm ngôn ngữ kể

a) Đặc điểm ngôn ngữ kể của Nguyễn Công Hoan

- Kể sự kiện ngắn gọn, đơn giản, trọng tâm nhất:

Trong các tác phẩm HTPP của Nguyễn Công Hoan lời kể được sử dụng với chức năng cơ bản nhất của nó là kể lại các sự kiện, sự việc, chi tiết và có tiêu điểm hóa rõ nét khi đưa ra thông tin mà ít phân tích, tạt ngang, mở rộng và ít chứa thành phần biểu cảm.

Trong Cấm chợ lời kể tái hiện sự kiện, sự việc một cách đơn giản nhất với tiêu điểm là sự việc quan trên cấm họp chợ dài ngày:

Sự kiện 1: Không rõ vì sao quan trên cấm họp chợ:

Vd19: "Không hiểu vì cớ gì, từ tờ mờ sáng hôm nay, lính cơ sở huyện đứng đón các ngả đường, tay cầm roi mây, xua đuổi người các nơi, không cho gánh hàng đến bán ở chợ Huyện".[2, tr.64]

Cụm từ Không hiểu vì cớ gì trong đoạn văn đã thể hiện rõ điểm nhìn bên ngoài, không biết hết về sự kiện. Tiếp theo các phiên chợ sau vẫn cấm:

Vd20: "Rồi đến phiên mười chín, hăm bốn và hăm chín, chợ cũng vẫn quạnh hiu như thường. Cứ sáng tinh sương, lính cơ đã chia nhau đứng các đường, xua người ta như xua vịt".[2, tr.65]

Sự kiện 2: Sau khi kể tình trạng dân rơi vào đói kém, không có cái ăn mà không ai dám trình bày với quan trên nhà văn kể sự việc đến tai quan huyện bằng con đường rất lạ

Vd21: "Từ ban nãy đã có người nói đến tai ông rồi, Mà người ấy, tức là bà huyện". [2, tr.67]

Sự kiện 3: Quan hứa hẹn sẽ cho họp chợ trở lại như một sự làm ơn

Vd22: "Đoàn đại biểu cảm tạ lòng tử tế thương dân của vị phúc tinh".[2, tr.69] Việc quan đã nhận ra cấm chợ là sự tắc trách của mình và đã hứa hẹn cho họp chợ trở lại nhưng ngài vẫn cấm thêm vài ngày nữa để trong mắt dân chúng ngài trở nên có uy lực và nhân ái hơn được kể bằng sự việc và lời nói:

Vd23: "Trong khi ngoài phố lác đác có một hai người chết đói trong khi tên bếp trong huyện cố hà hiếp tàn nhẫn mới mua được đồ ăn, bà huyện thường cự ông huyện sao không cho họp chợ ngay phiên mồng bốn là sau ngày ông biết cái lỗi quá lơ đễnh đến nỗi nhân dân quá khổ sở. Thì ông nháy một mắt, nói thầm:

- Không trách, người thật thà không làm nổi quan. Nếu hôm chúng nó vào xin họp chợ, mình nhận lỗi rằng mình quên, thì chúng nó oán đến mấy đời. Mình phải làm ra cách khó khăn, đổ cho lệnh trên, và mình làm ơn cố xin hộ. Như thế có

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện trong một số tác phẩm hiện thực phê phán của nguyễn công hoan và nam cao (Trang 63 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)