Nghĩa tình thái trong ngôn ngữ kể chuyện

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện trong một số tác phẩm hiện thực phê phán của nguyễn công hoan và nam cao (Trang 143 - 146)

Tác giả

Nghĩa TT

Nguyễn Công Hoan Nam Cao

NKC NV TS lượt TL NKC NV TS lượt TL Tình thái nhận thức, đánh giá 1) Nghĩa khẳng định 306 186 492 11,4 613 147 760 11,1 2) Nghĩa phủ định 225 154 379 8,8 584 117 701 10,3 3) Nghĩa đánh giá 574 439 1013 23,5 1283 283 1566 22,9 Tổng 1+2+3: 1105 779 1884 20,2 2480 547 3027 44,3

Tác giả

Nghĩa TT

Nguyễn Công Hoan Nam Cao

NKC NV TS

lượt

TL NKC NV TS

lượt

TL

Tình thái thái độ, tình cảm, nguyện vọng

4) Sắc thái tình cảm 56 98 154 3,6 139 59 198 2,9

5) Sắc thái ngạc nhiên 43 64 107 2,5 65 39 104 1,5

6) Sắc thái chấp nhận 39 105 144 3,3 76 42 118 1,7

7) Sắc thái hoài nghi 76 49 125 2,9 116 33 149 2,2

8) Sắc thái nguyện ước 76 56 132 3,1 129 37 166 2,4

Tổng 4+5+6+7+8: 290 372 662 15,4 575 210 735 10,7

Tình thái quan hệ

9) Tình thái hô đáp 4 124 128 3,0 25 57 82 1,2

10) TTTT chỉ quan hệ 12 223 235 5,5 16 103 119 1,7

Tổng 9+10 16 347 363 8,4 41 160 201 2,9

Từ những kết quả thống kê thu được chúng tôi nhận thấy các phương tiện tình thái được sử dụng trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và Nam Cao có số lượng lớn, phổ ở nhiều loại tình thái khác nhau và bộc lộ những điểm tương đồng và khác biệt nổi bật giữa hai nhà văn là:

Về điểm tương đồng: Trong khi sử dụng ngôn ngữ kể chuyện Nguyễn Công Hoan và Nam Cao đều hết sức quan tâm đến các tình thái phó từ làm thành phần phụ của ngữ vị từ, các tiểu từ tình thái cuối câu và tổ hợp tương đương, các trợ từ tình thái. Về ngữ nghĩa, tình thái thể hiện nhận thức, đánh giá có số lượng lớn và chiếm tỷ lệ cao hơn so với tình thái thể hiện thái độ, tình cảm và tình thái quan hệ.

Điểm khác biệt:

- Nam Cao luôn chú ý đến vai trò của các phương tiện tình thái trong việc xây dựng các phát ngôn cho nên tần suất xuất hiện của các phương tiện tình thái khá cao với 22,1 lượt/trang. Trong khi đó các phương tiện tình thái xuất hiện trong các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan là 16,4 lượt/trang.

- Trong các tác phẩm HTPP của Nguyễn Công Hoan các phương tiện tình thái xuất hiện nhiều ở lời nhân vật và trong các tác phẩm của Nam Cao tình thái phần lớn xuất hiện trong lời người kể chuyện.

- Tỉ lệ các phương tiện tình thái hô đáp, các tiểu từ tình thái cuối câu và tổ hợp tương đương cao hơn hẳn trong các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan.

- Tỉ lệ các thán từ trong các tác phẩm của hai nhà văn ít chênh lệch nhưng điểm khác biệt rất rõ là các thán từ trong các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan chủ yếu nằm ở lời nhân vật, chiếm 63,6% và còn lại 36,4% nằm ở lời người kể chuyện. Các thán từ trong các tác phẩm của Nam Cao lại chủ yếu nằm ở lời người kể chuyện, chiếm 70,2% và còn lại 29,8% nằm ở lời nhân vật.

Những chỉ số này không chỉ tỉ lệ thuận với thực trạng là tác phẩm của Nguyễn Công Hoan sử dụng nhiều đối thoại của nhân vật, tác phẩm của Nam Cao chủ yếu là lời người kể chuyện mà nó còn là những số liệu quan trọng thể hiện một số đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao.

4.2. Phân tích kết quả

4.2.1. Nghĩa tình thái

Ở chương I chúng tôi đã xác định nghĩa tình thái bao gồm:

- Tình thái chỉ nhận thức, đánh giá bao gồm: nghĩa khẳng định, nghĩa phủ định, nghĩa đánh giá.

- Tình thái chỉ thái độ, tình cảm, nguyện vọng bao gồm: sắc thái tình cảm vui buồn, sắc thái ngạc nhiên; sắc thái miễn cưỡng chấp nhận; sắc thái hoài nghi và sắc thái nguyện ước...

- Tình thái chỉ quan hệ liên nhân (quyền thế, thân hữu) bao gồm tình thái hô đáp như ơi, thưa, bẩm, vâng, dạ, ừ... và các tiểu từ tình thái cuối câu chỉ quan hệ như ạ, nhỉ, nhé, hử, hả...

Chúng tôi lập bảng thống kê các loại nghĩa tình thái, các phương tiện thể hiện nghĩa tình thái và một số ví dụ minh họa như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện trong một số tác phẩm hiện thực phê phán của nguyễn công hoan và nam cao (Trang 143 - 146)