Phân tích, miêu tả

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện trong một số tác phẩm hiện thực phê phán của nguyễn công hoan và nam cao (Trang 102 - 117)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA LUẬN ÁN

3.1. Ngôn ngữ đối thoại

3.1.2. Phân tích, miêu tả

3.1.2.1. Tình huống cuộc thoại

Các cuộc đối thoại trong giao tiếp hay trong tác phẩm tự sự đều xuất hiện trong tình huống cụ thể và trong tình huống lời thoại mới có ý nghĩa. Hai nhân tố cơ bản tạo nên tình huống đối thoại là bối cảnh thời gian và bối cảnh không gian. Tuy nhiên, thời gian và không gian trong truyện không phải là thời gian và không gian thông thường mà là thời gian và không gian nghệ thuật.

Thời gian nghệ thuật là thời gian nhân tạo, thể hiện chủ quan của người tạo ra nó. Thời gian nghệ thuật bao gồm: thời gian của chuyện, thời gian trong truyện và thời gian kể truyện (thời gian phát ngôn). Thời gian trong tình huống cuộc thoại thuộc thời gian trong truyện. Nó là là thời điểm những sự kiện, sự việc xảy ra, khi nhân vật và hành động của nhân vật xuất hiện ở hiện tại, tương lai hoặc quá khứ. Nó có thể được cụ thể bằng những từ ngữ chỉ thời gian như sáng, chiều, ngày mai, mấy ngày trước, mấy ngày sau… hoặc nhiều khi không xác định.

Bối cảnh không gian trong tác phẩm văn chương là "không gian vật lí được khúc xạ qua tư duy trừu tượng và tư duy thẩm mĩ của nhà văn" [18, tr.137] , là “bối cảnh cho sự tồn tại của nhân vật, là môi trường cho sự phát triển tính cách, tâm lí” [18, tr.138]. Chúng tôi quan niệm không gian trong tình huống cuộc thoại là địa điểm diễn ra cuộc thoại với những đặc điểm, điều kiện xung quanh nó.

Trong thời gian và không gian cụ thể, nhà văn tạo điều kiện cho các nhân vật được gặp gỡ, trò chuyện với nhau và đây chính là bối cảnh để xuất hiện đối thoại, góp phần tạo nên các lớp sự kiện trong tác phẩm và thể hiện ý đồ nghệ thuật của tác giả.

Có thể khẳng định các nhân tố cần thiết để tạo nên tình huống trong đối thoại bao gồm: không gian, thời gian, nhân vật...Tình huống cuộc thoại không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc đặt nhân vật vào tình thế bộc lộ mình qua lời nói mà còn thúc đẩy hành động và chi phối sâu sắc đến nội dung cuộc đối thoại. Để có thể rút ra đặc điểm tình huống cuộc thoại trong một số tác phẩm HTPP của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao chúng tôi lập các bảng phân tích tình huống cuộc thoại một số tác phẩm điển hình như sau:

Bảng 3.5: Tình huống cuộc thoại trong một số tác phẩm của Nguyễn Công Hoan

Tác phẩm TT cuộc thoại Lƣợt lời Bối cảnh đối thoại Nhân vật

Sự kiện và nội dung cuộc thoại OẲN RROẰN (9 trang) 1 18

Thời gian: Tối

Không gian: Bờ hồ Hoàn Kiếm

Nguyệt Phong

Nguyệt muốn Phong nhận trách nhiệm với cái thai.

2 25

Thời gian: Tối

Không gian: Trên cầu sông Cái

Nguyệt Bắc

Nguyệt muốn Bắc nhận trách nhiệm với cái thai.

3 17

Thời gian: Không xác định

Không gian: Bệnh viện

Nguyệt Bà đỡ

Nguyệt thừa nhận với Bà đỡ là sinh con dạ.

4 2

Thời gian: Ngày chủ nhật

Không gian: bệnh viện Hai công tử

Họ đến nhận con và rất mừng vì đứa con không phải của mình.

5 10

Thời gian: Ngày chủ nhật

Không gian: bệnh viện

Nguyệt Phong

Phong đến nhận con rồi len lén cút vì nhận ra đứa trẻ không phải con mình.

6 18

Thời gian: Ngày chủ nhật

Không gian: bệnh viện

Nguyệt Bắc

Bắc đến nhận con rồi thở dài ra về vì nhận ra đứa trẻ không phải con mình.

THẰNG QUÝT (II) (11 trang) 1 11 -Thời gian: mồng 8 tháng giêng -Không gian: hè phố Tôi thằng Quýt

Hai nhân vật hỏi thăm nhau. Thằng Quýt cho biết nó mất tiền bị thầy u đuổi đi. Nhân vật tôi chuyển ra ngoài, không ở nhà ông Dự nữa.

2 16

-Thời gian: 3 ngày hôm sau tức ngày 11 tháng giêng

- Không gian: hiệu cao lâu

Tôi thằng Quýt

- Thằng Quýt phàn nàn, nghi ngờ ông Dự ăn cắp tiền của nó.

3 8

-Thời gian: nửa giờ sau vẫn ngày 11 tháng giêng

- Không gian: nhà ông Dự Tôi thằng Quýt Ông Dự - Thằng Quýt và ông Dự đôi co, lời qua tiếng lại. Một bên nằng nặc đòi tiền, một bên cố tình chối cãi. Cuối cùng, thằng Quýt bị đánh và đuổi ra khỏi nhà bằng mười cái đá. "Tôi" đứng chứng kiến…

4 12

- Thời gian: sau ngày 11 tháng giêng

- Không gian: nhà ông Dự Tôi Ông Dự thằng Quýt -Tôi tìm thằng Quýt để mách việc làm cho nó. - Ông Dự không trả tiền cho Thằng Quýt và còn thiết cho nó “bữa no đòn”.

Bảng 3.6: Tình huống cuộc thoại trong một số tác phẩm của Nam Cao Tác phẩm TT cuộc thoại Lƣợt lời Bối cảnh đối thoại Nhân vật

Sự kiện và nội dung cuộc thoại

LANG RẬN

(12 trang)

1 15

-Thời gian: không xác định

- Không gian: nhà ông Cựu Đẩu

Ông Cựu Bà Cựu

Ông Cựu dẫn Lang Rận về nhà. Bà Cựu phản đối nhưng sau đó chấp nhận.

2 10

-Thời gian: không xác định

- Không gian: trong xó bếp

Lang Rận Mụ Lợi

Hai bên hỏi thăm nhau. Mụ Lợi than thở không biết bị bệnh gì. Thầy Lang bắt bệnh của mụ là "chân hỏa vượng".

3 7

-Thời gian: không xác định

- Không gian: trong xó bếp

Lang Rận Mụ Lợi

Lang Rận than rận nhiều vô thiên. Mụ Lợi bảo Lang nhiều rận vì thịt ngọt.

4 5

-Thời gian: ít lâu sau - Không gian: nhà ông Cựu

Bà Cựu Cô Đính

Cố Đính mách việc mụ Lợi vá áo cho lang Rận. Hai người đàn bà đoán đôi tình nhân thường ngủ với nhau trong bếp.

5 5

- Thời gian: Một đêm - Không gian: buồng bà Cựu

Cô Đính Bà Cựu

Cô Đính cho biết Lang Rận vào buồng mụ Lợi.

- Thời gian: Trong đêm, sau cuộc thoại 5

Lang Rận

Lang Rận và mụ Lợi thẹn quá nên cãi

6 10 - Không gian: Buồng mụ Lợi

Mụ Lợi nhau, đổ trách nhiệm cho nhau.

7 5

- Thời gian: Sáng hôm sau

- Không gian: nhà ông Cựu Ông Cựu Bà Cựu Cô Đính Bà Cựu và cô Đính nói với ông Cựu bắt được kẻ trộm nhốt trong buồng. Mở cửa thì lang Rận đã chết.

LÃO HẠC

(10 trang)

1 6

- Thời gian: không xác định

- Không gian: trong nhà Lão Hạc Ông giáo Lão Hạc định bán con chó Vàng và tâm sự về con trai. 2 4

- Thời gian: không xác định

- Không gian: nhà lão Hạc

Lão Hạc Con chó vàng

Lão Hạc thổ lộ nỗi nhớ con trai với con chó Vàng.

3 3

- Thời gian: không xác định

- Không gian: không xác định

Lão Hạc Ông giáo

Lão Hạc tâm sự lão bán con chó Vàng là do hoàn cảnh khó khăn.

4 24

- Thời gian: sau cuộc thoại 3 một ngày. - Không gian: nhà ông giáo.

Lão Hạc Ông giáo

Lão Hạc hối hận khi lừa một con chó. Lão nhờ ông giáo giữ mảnh vườn cho con trai và giữ số tiền lo việc hậu sự cho lão.

5 1

- Thời gian: sau cuộc thoại 4 mấy hôm - Không gian: nhà ông giáo

Ông giáo Vợ

Ông giáo lo lắng về việc lão Hạc nhịn ăn, nhịn tiêu thì người vợ lại rủa cho lão chết.

6 2

- Thời gian: sau cuộc thoại 5

- Không gian: không xác định

Ông giáo Binh Tư

Ông giáo phàn nàn việc Lão Hạc từ chối giúp đỡ và được Binh Tư tiết lộ lão Hạc xin một liều bả chó. NHỮNG TRUYỆN KHÔNG MUỐN VIẾT (6 trang) 1 1

-Thời gian và không gian: không xác định Một người bạn Trách "tôi" mang chuyện của bạn ra viết. 2 1

-Thời gian: không xác định

- Không gian: nhà xuất bản

Tôi Ông V

Ông V thông báo có người muốn gặp và đưa cho "tôi" tấm danh thiếp.

3 1

-Thời gian: ngay sau cuộc thoại 2

- Không gian: nhà xuất bản (nói chuyện qua điện thoại)

Tôi Nhân viên của ông khách

Thông báo cho "tôi" thời gian, địa điểm gặp ông chủ của mình (mời đi xem hát)

4 14

- Thời gian: không xác định - Không gian: nhà "tôi" Tôi Vợ Vợ chì chiết "tôi". Tôi tưởng vợ biết chuyện đi cô đầu nhưng sau đó hiểu ra vì anh không về nên vợ mất cái vé sợi. Khảo sát và phân tích tổng thể 65 tác phẩm của hai nhà văn, đặc biệt qua các tác phẩm nêu trên chúng tôi nhận thấy:

- Các cuộc thoại trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao đều được đặt trong các tình huống cụ thể: Tình huống thoại được nhận diện rõ nét qua lời dẫn thoại và thoại dẫn. Trong đó lời dẫn thoại có vai trò quan trọng trong việc báo hiệu khung cảnh của truyện và tình huống cuộc thoại gồm: bối cảnh thời gian,

bối cảnh không gian, nhân vật cùng những sự kiện xảy ra. Ngoài ra trong lời dẫn thoại nhiều khi còn thể hiện bối cảnh tâm lí của nhân vật. Tạo tình huống cuộc thoại phù hợp có thể làm tăng hiệu lực của ngôn ngữ đối thoại. Chẳng hạn, trong Oẳn tả rroằn của Nguyễn Công Hoan cuộc đối thoại thứ nhất (bảng phân tích 3.5) là cuộc thoại giữa các nhân vật Nguyệt và Phong:

Vd69: "Lúc bấy giờ, ở bờ hồ Hoàn Kiếm, mảnh trăng ngọn gió như khơi động tâm tình gió trăng. Nguyệt và Phong lững thững bước vào cầu Thê Húc.

Hai vẻ mặt cùng lo, nhưng hai cái lo khác nhau. Nàng vì quá nhẹ dạ, nên phải nặng lòng, cái khối lo nó đương nằm co ở trong bụng. Chàng lo vì vô tình định thoả bụng muốn, bây giờ phải cố tình đẩy cái không muốn ra. (1)

- Thế có chắc Nguyệt chửa với tôi không? (2)

- Này, năm nay tôi mới mười tám tuổi đầu, sao anh đã đổ bậy, đổ bạ cho tôi cái tiếng khỉ gió ấy! Anh hỏi tôi chửa với ai à? Rồi nó giống ai, nó máu mủ ai, thì anh biết. Tôi con nhà trâm anh, anh cũng con nhà thế phiệt, vì một lời giao ước, nên tôi mới quá chiều anh. Tuy tôi chưa là vợ anh, nhưng cũng như là vợ, nên tôi dốc một lòng chung thủy, thì chữ trinh tôi giữ nguyên cho anh. Nếu bây giờ tôi loan chung phượng chạ thì đây này, tôi sẽ chết như thế này này! (3)

- Đừng thề độc, lỡ chết thật thì oan! (4)

- À anh nhiếc tôi mãi. Thôi, đồ bạc tình! Anh buông tôi ra!... (5) - Này, cầm lấy cái này. (6)

- Cái gì đấy? (7)

- Lọ thuốc thôi thai, Nguyệt uống nó vào, cho cái thai ra, thế là mất tích. (8) - Eo ơi! Anh nói mà tôi ghê cả mình! Nếu anh cố tình giết cả hai mẹ con tôi, thì đây này, tôi liều chết ngay trước mặt anh, cho anh trông thấy. Anh buông tôi ra. Trời ơi! Ngờ đâu hồ Hoàn Kiếm này chỉ là mồ hồng nhan! (9)

Nàng giật tay ra, chạy lại mé đầu cầu. Phong vội chạy theo, níu vạt áo lại (10): - Ấy chết! Chớ chớ! Tôi thử Nguyệt đấy mà!" (11) [2, tr.171].

Trong cuộc thoại này đoạn dẫn liệu (1), (10) là lời dẫn thoại, còn lại là thoại dẫn, là lời đối đáp của hai nhân vật. Các lời dẫn thoại cho thấy cuộc thoại diễn ra vào thời gian tối; không gian bờ hồ và ít nhiều gợi tả tâm lí của hai nhân vật. Tình thế cô

Nguyệt chưa có chồng mà đã mang thai thể hiện rõ qua lời thoại (2), (3) của các nhân vật. Tình huống cuộc thoại bao gồm không gian, thời gian có hiệu quả cao trong việc thể hiện tình thế éo le và sự khôn ngoan của nhân vật Nguyệt. Thời gian, không gian ở đây không chỉ là thời gian, không gian hẹn hò mà còn có tính đe dọa giúp Nguyệt tạo áp lực cho nhân vật Phong, buộc Phong phải có trách nhiệm với cái thai. Mặt khác, các lời thoại trong cuộc thoại còn cho thấy cô Nguyệt muốn chứng tỏ mình là con nhà trâm anh, chung tình nhưng trót lỡ dại; anh chàng Phong chỉ là kẻ ham chơi và không muốn chịu trách nhiệm cho những việc đã làm. Cuộc đối thoại thứ hai của Nguyệt với Bắc cũng có phương thức, ý nghĩa tương tự như vậy cho thấy một cô Nguyệt mới mười tám tuổi nhưng lọc lõi trong tình trường.

- Tình huống đối thoại có liên quan và có vai trò phản ánh chi tiết sự kiện trong tác phẩm: Ở phương diện này, chúng tôi nhận thấy đối thoại và tình huống đối thoại thể hiện các sự kiện theo cách thức khác nhau trong các tác phẩm HTPP của hai nhà văn:

+ Tình huống cuộc thoại trong các tác phẩm HTPP của Nguyễn Công Hoan phần lớn được diễn ra trong không gian xã hội, công cộng như bờ hồ, bờ sông, hiệu cao lâu, bệnh viện, nha môn, chợ, nhà hát... là không gian có tính hướng ngoại và thường gắn với thời gian cụ thể. Các tình huống và nội dung cuộc thoại trong các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan thường hướng tới việc thể hiện các sự kiện xã hội và hành động, tính cách của nhân vật như Vd69 đã phân tích ở trên.

+ Trong các tác phẩm HTPP của Nam Cao bối cảnh không gian hầu hết là không gian sau lũy tre làng mà trong đó không gian thường gặp nhất là không gian trong nhà thuộc loại không gian hướng nội. Đó là môi trường sống của các nhân vật như: Lang Rận, Chí Phèo, Bá Kiến, anh đĩ Chuột... và kể cả các nhân vật trí thức như Hộ, Điền, Hàn... Chúng thuộc kiểu không gian hẹp, dễ gợi tâm trạng bế tắc, không lối thoát. Thời gian trong các tác phẩm Nam Cao nhiều khi không xác định nên không gian có sự liên quan mật thiết hơn với nhân vật. Các tình huống cuộc thoại trong tác phẩm của Nam Cao thường hướng đến việc thể hiện các sự kiện tâm lý, thể hiện tâm trạng của nhân vật.

Đặc biệt, tình huống đã thúc đẩy tạo nên kiểu lời đối thoại diễn trình mà trong các lời thoại đó nhân vật tự nói về mình, tự thể hiện tâm trạng, suy nghĩ về

mình. Những tác phẩm điển hình có sử dụng dạng lời đối thoại này là Đời thừa, Đui mù, Lão Hạc, Một đám cưới, Nhỏ nhen. Thoại dẫn sau đây là một dẫn chứng cụ thể: Vd70: "Khốn nạn... Ông giáo ơi! Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi về thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết! Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!" [1, tr.189].

Đó là lời thoại của nhân vật lão Hạc nói với ông giáo trong tác phẩm Lão Hạc của nhà văn Nam Cao. Cuộc thoại này diễn ra tại nhà ông giáo trong thời gian khó xác định và lời thoại của lão Hạc gắn với sự kiện lão bán con chó Vàng. Trong lời thoại thuộc kiểu đối thoại diễn trình, lão Hạc kể về hành động bán chó và bộc lộ sự tự nhận thức về bản thân, thể hiện tâm trạng đau đớn, ân hận vì mình đã nhẫn tâm đi lừa cả một con chó.

Tóm lại, nếu đối thoại trong thực tế đời sống là hoạt động giao tiếp của con người nhằm đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin, tình cảm, cảm xúc thì đối thoại trong tác phẩm tự sự mang tính nghệ thuật. Đối thoại luôn nảy sinh trong tình huống cụ thể nhưng nếu tình huống đối thoại trong giao tiếp thường tản mạn, tự nhiên thì tình huống đối thoại trong tự sự là dàn dựng, xếp đặt có tính chủ quan của nhà văn nhằm thể hiện đời sống với một dụng ý nghệ thuật nhất định.

3.1.2.2. Đơn thoại, song thoại và đa thoại

Dựa vào số lượng nhân vật tham gia có thể chia đối thoại trong tác phẩm tự sự thành ba loại chính: đơn thoại, song thoại và đa thoại. Đơn thoại là đối thoại có sự tương tác giữa người nói và người nghe, nhưng không có sự luân phiên lượt lời

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện trong một số tác phẩm hiện thực phê phán của nguyễn công hoan và nam cao (Trang 102 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)