Các điểm nhìn của người kể chuyện

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện trong một số tác phẩm hiện thực phê phán của nguyễn công hoan và nam cao (Trang 51 - 58)

STT Tên tác giả Tổng số Điểm nhìn toàn tri Điểm nhìn ngoài Điểm nhìn Trong SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ

1 Nguyễn Công Hoan 35 31 88,6 4 11,4

2 Nam Cao 30 16 53,3 14 46,7

2.1.2. Phân tích kết quả

Kết quả thống kê cho thấy phương thức kể chuyện theo điểm nhìn toàn tri là phương thức kể chuyện truyền thống được sử dụng nhiều nhất trong sáng tác của cả hai nhà văn. Trong đó, Nguyễn Công Hoan có thế mạnh hơn trong lối kể chuyện khách quan theo điểm nhìn ngoài và Nam Cao có thế mạnh trong phương thức kể chuyện theo điểm nhìn bên trong. Kết quả này được chúng tôi phân tích cụ thể như sau:

2.1.2.1. Điểm nhìn toàn tri

Các tác phẩm kể chuyện theo điểm nhìn toàn tri của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao đều chiếm số lượng lớn. Tuy nhiên giữa các tác phẩm kể chuyện theo phương thức kể chuyện này của hai nhà văn có những điểm tương đồng và khác

biệt. Để làm nổi bật những điểm tương đồng và khác biệt ấy chúng tôi phân chia các tác phẩm kể chuyện theo điểm nhìn toàn tri của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao thành hai loại:

a) Kể chuyện theo điểm nhìn toàn tri với người kể chuyện hàm ẩn không xuất hiện trong tác phẩm

Hình thức kể chuyện này chiếm đa số trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan.Ở đây, người tiêu điểm hóa đồng thời là người kể chuyện giấu mặt và người được tiêu điểm hóa là nhân vật thường xuất hiện ở ngôi thứ ba, được gọi bằng anh, chị, ông, bà, chú, bác, dì, em...

Vd1: "Độ một tháng nay, cụ chánh bá bực mình vì đôi giày của cụ nó móm quá. anh người nhà nói rằng nó mới, kiểu gia Định, đế cờ lếp, là anh đã làm một lối văn "cổ điển" đẹp lời, chứ nếu theo giọng "tả chân" thì phải nói rằng nó xấu và cũng không có chữ để tả nữa!" [2, tr.94]

Vd2: "Anh đầy tớ lo lắm. Nếu anh bẩm cụ mua giày mới thì khổ anh. Vì cụ cứ ừ, nhưng không đưa tiền. Nếu không có giày cho cụ thì cụ đánh đòn vì tội kiệt.

Cụ để anh luống cuống một lúc, rồi cụ mới dịu nét mặt, khoan thai vẫy lại gần, rỉ tai nói nhỏ. Đến câu chửi kết luận, anh ta mới tủm tỉm cười, phục ngầm thầy là mưu cao, và thấy nhẹ nhàng, đỡ lo đôi chút.

Ấy thế rồi hai thầy trò đi"[2, tr.95]

Vd3: "Nhưng mà có trời tìm. Giá có cao đoán rằng cụ đã mật sai người nhà cụ vứt bõm xuống ao rồi, mà mò, thì cũng vô ích. Vì từ nãy đến giờ, thì giờ cũng đủ cho đôi giày rữa ra và tiêu hết rồi chứ còn gì".[2, tr.97]

Trong Vd1 chủ thể của điểm nhìn đồng nhất với người kể chuyện không được xác định, các nhân vật xuất hiện ở ngôi thứ ba như cụ Chánh, anh đầy tớ, nhà chủ... Người kể chuyện có khoảng cách lớn với nhân vật, đứng trên nhân vật, hiểu biết hết về câu chuyện và nhân vật. Trong Vd2 người kể truyện sử dụng lối kể có vẻ khách quan song người kể chuyện đã biết trước câu chuyện, biết rõ cụ Chánh cùng đầy tớ lập mưu để có đôi giày mới mà không mất tiền. Âm mưu của hai thầy trò dần được tiết lộ cho người đọc khi người kể chuyện thể hiện sự nhìn thấu cả những suy nghĩ bên trong của nhân vật anh đầy tớ, hiểu hết đến những

hành động, cử chỉ bộc lộ bản chất của nhân vật cụ chánh. Dù không xuất hiện, không cùng thế giới với nhân vật nhưng ở Vd3 người kể chuyện vẫn có thể đưa ra lời bình luận dựa trên sự biết hết của mình, thể hiện sự hiểu biết, đánh giá của mình về mưu cao của cụ chánh.

Theo kết quả thống kê, Nam Cao có 53,3% tác phẩm kể chuyện theo điểm nhìn toàn tri trong đó phương thức kể chuyện có người kể chuyện hàm ẩn biết hết cũng chiếm đa số. Chúng tôi trích dẫn một số đoạn trong Lang Rận như sau:

Vd4: "Ông cựu Đậu chả lẩn thẩn mà lại thế! Tự nhiên đi rước cái anh cu lang Rận ấy về! Rận không phải là tên thật của lang ta. Đó là tên của bà cựu đặt cho anh. Nhưng tại sao bà lại đặt cho anh cái tên khổ sở ấy? Rồi chúng ta sẽ biết."[1, tr.172]

Vd5: "Người ta thường bảo: khi hai người con gái lớn ở với nhau cùng một nhà, thì họ thành tinh. Bà cựu tuy đã có chồng rồi, nhưng lại chưa có con – có thể nói không con: ai ai cũng bảo rằng bệnh của ông cựu thế, thì có uống thuốc tiên cũng chẳng lành. Mà nếu bệnh của ông đã chẳng lành, thì bà ấy, trừ phi có thế nào, còn cứ lẽ thường ra, thì dẫu đúc người vàng bỏ vào bụng, cũng không đẻ được. Một người đàn bà, lấy chồng mười lăm năm không chửa đẻ, nếu không âu sầu đến héo quắt người đi, tất phải là người vui vẻ, trẻ trung. Ông cựu thì nay tổ tôm, mai tài bàn vắng nhà luôn. Thế nghĩa là bà cựu, tuy đã ngoài ngoài ba mươi, vẫn còn con gái như ai vậy. Còn cô Đính thì còn con gái đích thị rồi. Con gái đến thì những năm ngoái, năm kia, nhưng lại chưa chồng. Hai người ấy ở với nhau, thật là phải lắm. Họ cùng trẻ cả, trẻ người, trẻ nết, trẻ đến cả câu nói, tiếng cười. Họ lại không phải làm gì". [1, tr.175,176].

Trong Vd4 và Vd5 người kể chuyện không xuất hiện trong tác phẩm nhưng ngay từ đầu đã thể hiện cái nhìn biết hết và lí giải cái tên của Lang Rận. Ở Vd4 nhân vật được tiêu điểm hóa là lang Rận nhưng ở Vd5 tiêu điểm hóa chuyển sang bà Cựu và cô Đính. Người kể chuyện mượn cái nhìn của "người ta" để nói ra cái điều mình biết. Trong trường hợp này người tiêu điểm hóa, chủ thể quan sát chính là "người ta" phân biệt với người kể chuyện hàm ẩn, không xác định:

b) Kể chuyện theo điểm nhìn toàn tri với người kể chuyện tường minh là nhân vật xưng “tôi”

Trong phương thức kể chuyện này, người tiêu điểm hóa là người kể chuyện ở ngôi thứ nhất xưng "tôi" và đối tượng được tiêu điểm hóa là một nhân vật khác. Trong các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan người kể chuyện ngôi thứ nhất xưng "tôi" thường chỉ xuất hiện thoáng qua ở đầu tác phẩm kể chuyện người khác và hầu như không để lại dấu ấn trong câu chuyện. Trong truyện Cái nạn ô tô của Nguyễn Công Hoan, người kể chuyện xưng "tôi" chỉ xuất hiện ở đầu câu chuyện, không để lại nhiều ấn tượng nhưng đảm trách vai trò là người quan sát và kể lại câu chuyện về bác phó lý từ đầu đến cuối:

Vd6: "Cho nên mười lăm đồng được cái xe, giá vào địa vị chúng mình, thì hẳn mừng quýnh mà mua phăng dầu xăng, vặn máy đi diện phố. Nhưng bác phó lý

tôithì cứ băn khoăn từ hôm trúng số đến nay". [2, tr.32]

Vd7: "Bác cũng tiếc của lắm, chứ có phải không đâu? Nhưng biết làm thế nào. Giá ngài ban cho ít dầu xăng, và cho mượn cậu tài xế, thì chả phải bảo, bác quyết chẳng từ mà ngồi phắt lên cái đệm lò xo êm êm, và cho cả vợ, cả con đi quần một vài vòng cho hả cái vong linh. Nhưng mà túi nhẹ thì sinh hết cả cảnh sung sướng".[2, tr.35]

Các Vd6, Vd7 cho thấy truyện được kể theo ngôi ba, gọi nhân vật là bác phó lý, quan huyện (ngài). Đặc biệt, không chỉ kể sự việc mà người kể chuyện còn miêu tả dòng tâm tư của bác phó lý. Lối kể chuyện theo kiểu xưng "tôi" kể chuyện người khác bằng cái nhìn biết hết nhưng chỉ xuất hiện ở đầu câu chuyện trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan còn được ghi nhận ở các tác phẩm như Đồng hào có ma, Một tấm gương sáng.

Trong Thằng Quýt (1)của Nguyễn Công Hoan người kể chuyện tường minh xưng "tôi" tham gia sâu hơn trong câu chuyện với tư cách là một nhân vật, hiểu biết sâu sắc về câu chuyện. Các sự kiện về thằng Quýt như: thằng Quýt được ông Dự trả tiền để về quê, thằng Quýt bị mất trộm tiền, thằng Quýt biết ông Dự là người ăn trộm tiền của nó và đòi tiền đều được người kể chuyện xưng "tôi" kể lại qua cái nhìn thấu suốt của mình và nhiều khi kết hợp bình luận nhưng về cơ bản vẫn là lối kể chuyện khách quan.

Nhìn chung, nhân vật "tôi" với cái nhìn biết hết trong các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan dù ít có vai trò nhưng cũng góp phần làm cho những câu chuyện theo điểm nhìn toàn tri trở nên chân thật, sinh động hơn.

Trong phạm vi tư liệu của chúng tôi, không có tác phẩm nào của Nam Cao có hình thức kể chuyện này. Người kể chuyện xưng "tôi" trong sáng tác của ông thường xuất hiện đồng thời là nhân vật trong câu chuyện, để lại dấu ấn đậm nét và thuộc về kiểu kể chuyện theo điểm nhìn bên trong (Xem mục 2.1.2.3 phần a).

Mặc dù trên tổng thể cùng là phương thức kể chuyện theo điểm nhìn toàn tri nhưng điểm khác nhau rất rõ trong các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao là:

- Các tác phẩm kể theo điểm nhìn toàn tri của Nguyễn Công Hoan thiên về lối kể khách quan. Nhà văn chủ yếu kể và miêu tả hành động, lời nói của nhân vật từ bên ngoài. Thậm chí có những tác phẩm người kể chuyện thông suốt nhưng giấu thông tin, chỉ kể từ bên ngoài và chỉ đến cuối tác phẩm người kể chuyện mới xuất hiện, kể và bình phẩm bằng cái nhìn toàn tri như truyện Oẳn tà rroằn, Sáng, chị phu mỏ...(chúng tôi sẽ phân tích chi tiết ở phần sau).

- Những tác phẩm kể chuyện theo điểm nhìn toàn tri của Nam Cao lại thiên nhiều hơn về việc kể và miêu tả nội tâm nhân vật. Chẳng hạn, Trong truyện ngắn

Mua danh người kể chuyện kể về chuyện mua chức của nhân vật Bịch. Người tiêu điểm hóa là người kể chuyện không xuất hiện trực tiếp nhưng lại biết rất rõ về nhân vật mình kể, có thể hiểu hết các ngõ ngách tình cảm, suy nghĩ của nhân vật, miêu tả nhân vật từ ngoài vào trong và chủ yếu miêu tả nội tâm của nhân vật Bịch. Theo lời kể toàn tri người đọc thấy cả một cuộc đấu tranh trong tâm lí của nhân vật để cuối cùng Bịch phải mua danh trong đau khổ. Khi phải lựa chọn hắn thấy "khó nghĩ":

Vd8: "Bịch lấy làm khó nghĩ. Trốn cũng rầy mà không trốn cũng rầy. Trốn thì đêm hôm nhà cửa để cho ai? Khổ một nỗi ai cũng tưởng hắn nhiều tiền lắm. Mà không trốn thì chắc là bị bắt; lại phải vài chục bạc chuộc. Đằng nào cũng chết..."[1, tr.240].

Nội tâm của nhân vật được quan sát và miêu tả với các biểu hiện bên ngoài "ngồi bó củi, cằm ghếch lên đầu gối", "mặt hắn thườn ra", nước mắt chảy vòng quanh"... và diễn biến bên trong được miêu tả "hắn thấy tất cả nỗi cực khổ", "vừa tức tối, vừa chán nản", "đầu hắn buốt nhức", "có cái gì ngùn ngụt như muốn nổ tung"...

Vd9: "Bịch chẳng còn biết ra sao nữa. Hắn ngồi bó củi, cằm ghếch trên đầu gối. Mặt hắn thườn ra, vừa tức tối, vừa chán nản. Một chút nước mắt chảy vòng quanh. Hắn thấy tất cả nỗi cực khổ của một người lép vế trong thôn xã. Đầu hắn gần như là buốt nhức. Có cái gì ở trong rậm rựt, ngùn ngụt như muốn nổ tung ra ngoài. Nhưng cái ấy không nổ được. Nó theo nước mắt mà rỉ ra dần dần".[1, tr.241]

Như vậy, mặc dù kể chuyện theo kiểu điểm nhìn thông suốt nhưng Nguyễn Công Hoan vẫn thiên về lối kể khách quan từ bên ngoài, chủ yếu miêu tả hành động, lời nói của nhân vật còn Nam Cao thường hay đi sâu vào bên trong miêu tả nội tâm nhân vật.

2.1.2.2. Điểm nhìn ngoài

Điểm nhìn ngoài là điểm nhìn hạn chế trong đó người kể chuyện có khoảng cách với nhân vật, chỉ có thể kể và tả diện mạo, hành động, lời nói bằng những gì mình nghe thấy, nhìn thấy, cảm nhận thấy. Mặc dù có sở trường trong lối kể khách quan nhưng những tác phẩm kể theo điểm nhìn khách quan từ đầu đến cuối của Nguyễn Công Hoan chỉ có 04 tác phẩm, chiếm tỉ lệ 11,4% gồm: Anh Xẩm, Cái ví ấy của ai, Cấm chợ, Tinh thần thể dục. Nhà văn Nam Cao không có tác phẩm nào sử dụng phương thức kể chuyện này.

Kể chuyện theo điểm nhìn ngoài có hai hình thức gồm truyện kể sân khấu và truyện kể theo điểm nhìn của ống kính quay phim. Các tác phẩm có hình thức kể chuyện sân khấu rất gần gũi với kịch trong đó tiêu điểm chủ yếu là hành động, lời đối thoại của các nhân vật. Trong các cuộc đối thoại thì đối tượng được tiêu điểm hóa là nhân vật chính và nhân vật phụ xuất hiện để trò chuyện, hỗ trợ nhân vật chính trong việc đưa ra thông tin và tạo nên diễn biến của câu chuyện. Các tác phẩm có hình thức kể chuyện theo điểm nhìn ống kính quay phim lại gần gũi với điện ảnh, có thể sử dụng triệt để cả đối thoại và miêu tả. Hai hình thức kể chuyện này đều có người tiêu điểm hóa trùng với người kể chuyện và được thể hiện một cách linh hoạt trong các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan.

Anh Xẩm thuộc hình thức kể chuyện ống kính quay phim chủ yếu kể và tả về chuyện anh Xẩm não nùng hát giữa trời mưa gió, bão bùng. Miêu tả được phát huy tối đa vào hai nhân tố được tiêu điểm hóa là khung cảnh đường phố vào đêm mưa

gió và hình ảnh anh Xẩm đang cố sức hát. Kết cấu của truyện rất đơn giản, khi kể chuyện chỉ là sắp xếp các hình ảnh được miêu tả theo thời gian thuận chiều.

Tinh thần thể dục thuộc hình thức kể chuyện sân khấu, chỉ khác một vở kịch ở chỗ các cuộc đối thoại, hành động của nhân vật có kết hợp thêm với một số ít lời dẫn thoại ngắn gọn của tác giả. Người ta có thể dựng tác phẩm này thành một vở kịch ngắn một cách dễ dàng với các cảnh: cảnh 1: lính huyện đọc trát quan trên đưa về làng; cảnh 2: Đối thoại giữa ông lí và anh Mịch (anh Mịch van lạy ông lí xin tha cho việc đi cổ vũ bóng đá); cảnh 3: Đối thoại giữa ông lí và bác Phô gái (Bác Phô gái trình bày chồng ốm, xin quan không bắt đi xem đá bóng); cảnh 4: Đối thoại giữa ông lí và cụ Phó Bính (Bà Phó Bính xin quan ngơ đi việc bà thuê người đi xem bóng đá thay cho con); cảnh 5: Ông lí quát nạt quân lính khi không tróc đủ 100 người đi xem ở sân đình; cảnh 6: Đối thoại giữa hai người tuần và thằng Cò (thằng Cò trốn trong đống rơm cùng đứa con bị phát hiện, van xin được ở nhà đi làm nuôi con nhưng vẫn bị lôi đi); cảnh cuối: Lí trưởng quát nạt vì thiếu người và đi sau đoàn người đi cổ vũ để trông nom.

Chỉ kể và tả từ bên ngoài nên các tác phẩm kể chuyện theo điểm nhìn bên ngoài của Nguyễn Công Hoan đều không có điều kiện đi sâu vào tâm lí nhân vật, thời gian của câu chuyện đều ở thì hiện tại, thuận chiều, không có kí ức, quá khứ hay mường tượng về tương lai. Người kể chuyện hàm ẩn, không phải là nhân vật trong truyện nên không thể bày tỏ những suy nghĩ, tình cảm, liên tưởng hay bình luận. Người đọc tác phẩm phải tự cảm nhận, tự đánh giá và chiêm nghiệm bằng vốn tri thức, văn hóa của mình. Chẳng hạn, ngôn ngữ kể, tả về cảnh anh Xẩm hát vào đêm mưa gió trong truyện Anh Xẩm không miêu tả nội tâm nhân vật, không đưa ra bất cứ lời nhận xét, lí giải nào nên người đọc phải tự nhìn nhận, đánh giá về tâm trạng anh Xẩm buồn hay vui, về hoàn cảnh của anh và phải tự rút ra ý nghĩa tác phẩm, tư tưởng tình cảm của tác giả gửi gắm trong đó.

Hình tượng người kể chuyện trong các tác phẩm kể chuyện theo điểm nhìn bên ngoài chỉ kể bằng những gì nhìn thấy, nghe thấy, cảm nhận thấy mà không hề

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện trong một số tác phẩm hiện thực phê phán của nguyễn công hoan và nam cao (Trang 51 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)