Thán từ tình thái “Mẹ kiếp” trong truyện ngắn Nam Cao

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện trong một số tác phẩm hiện thực phê phán của nguyễn công hoan và nam cao (Trang 174 - 193)

Tên tác phẩm Nhân vật/

tầng lớp XH

Ngữ liệu Ý nghĩa

CHÍ PHÈO Chí Phèo

Nông dân

"Mẹ kiếp! Thế thì có phí rượu không?

Thế thì có khổ hắn không?" Tức giận vì chửi không ai đáp lại MỘT CHUYỆN XÚ-VƠ-NIA Nhân vật Hàn Trí thức

"Mẹ kiếp! Thằng nào chứ thằng này, hắn

chỉ đá một cái là chết ngoéo". Tức giận, kình địch với tình địch Ông cựu Cường hào

“Thì cứ để tiền bạc mà đem chôn! Mẹ

kiếp! Có tiền, có của, làm người đàn anh

không muốn, cứ muốn để đứa khác nó

Bực tức vì bị từ chối

MUA DANH cưỡi lên đầu, lên cổ. Ngu như bò!”

Ông cựu Cường hào

“Thôi được! Cứ để tiền mà chôn. Mẹ

kiếp! Lại có cái thứ người ngu như vậy.

Bảo bỏ tiền ra làm hương trưởng thì kêu không có đấy, thế mà mai kia nó có đến bắt phu, thì lại có tiền xì ra ngay. Muốn ăn gio thì cứ để mà ăn gio”.

Bực tức vì bị từ chối

Bịch Nông dân

"Mẹ kiếp! Lại chực bắt bí nhau... Chúng

nó làm già thì mình cũng làm già". Tức giận vì bị đẩy vào bế tắc QUÁI DỊ Ông Nhiêu Tiêm Nông dân

"Mẹ kiếp! Dọa! Dọa thì ông cũng không

sợ. Lòe thằng nào chứ lòe thế nào được ông".

Bực bội, thách thức Tiếng chửi này có thể xuất hiện ở đầu hay ở giữa lời thoại. Nó là từ cửa miệng của nhiều người thuộc nhiều tầng lớp xã hội khác nhau. Tiếng chửi Mẹ kiếp!

thường thể hiện trạng thái tâm lý tiêu cực như bực bội, tức giận, kình địch... Ngoài ra nó còn có ý nghĩa thể hiện tính cách của nhân vật và chức năng khẩu ngữ hóa của các phương tiện tình thái.

Vận dụng khéo léo các phương tiện và nghĩa tình thái Nguyễn Công Hoan và Nam Cao đã làm cho ngôn ngữ kể chuyện gần hơn với ngôn ngữ đời sống, làm cho người đọc khi tiếp xúc với truyện ngắn của hai ông có được cảm giác như đang sống cùng nhân vật và dễ hòa mình vào thế giới của tác phẩm.

Tiểu kết chƣơng 4

1. Tình thái là một trong những thành phần biệt lập của câu, không tham gia vào nòng cốt câu và không có cấu trúc cú pháp. Tuy nó không tham gia vào cấu trúc cú pháp biểu thị nội dung khách quan nhưng nó có ý nghĩa biểu hiện tư tưởng, tình cảm, thái độ, cảm xúc, nhận thức, sự đánh giá, quan hệ của người nói với người nghe hoặc của người nói đối với nội dung được nói trong lời nói. Vì thế tình thái là một phương tiện biểu hiện giúp nhà văn thể hiện ý đồ nghệ thuật của mình. Tìm hiểu, khám phá vai trò của tình thái sẽ giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn học.

2. Nghiên cứu, tìm hiểu vai trò của tình thái trong một số tác phẩm HTPP của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao chúng tôi đã thống kê và đánh giá, nhận xét một cách khái quát về tần số sử dụng các phương tiện tình thái, ngữ nghĩa và vai trò của nó trong việc thể hiện nội dung, nghệ thuật tác phẩm văn học và phong cách nghệ thuật nhà văn. Đồng thời việc phân tích các dẫn liệu còn cho thấy tình thái có chức năng khẩu ngữ hóa ngôn ngữ kể chuyện.

Luận án còn chỉ rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa điểm nhìn và các phương tiện, nghĩa tình thái. Điểm nhìn gắn với chủ ngôn của phát ngôn, lời nói có thể chi phối đến việc lựa chọn các phương tiện tình thái và ý nghĩa của nó. Chúng tôi xác định các kiểu điểm nhìn tình thái là: Điểm nhìn tin cậy/không tin cậy; Điểm nhìn đánh giá về lượng; điểm nhìn đánh giá về chất; điểm nhìn xúc cảm; điểm nhìn nguyện ước; điểm nhìn quan hệ liên nhân. Những kiểu điểm nhìn này quyết định quá trình sử dụng tình thái trong ngôn ngữ kể chuyện.

Chúng tôi nhận thấy các phương tiện tình thái trong một số tác phẩm HTPP của cả hai nhà văn đều có mật độ dày đặc, rất phong phú đa dạng thuộc nhiều kiểu phương tiện và ngữ nghĩa khác nhau. Tuy nhiên các phương tiện tình thái trong các tác phẩm của nhà văn Nam Cao có số lượng và tỉ lệ vượt trội. Bên cạnh các tình thái xuất hiện với tỉ lệ khá đồng đều trong các tác phẩm của cả hai nhà văn thì có những phương tiện tình thái tăng đột biến thể hiện cách sử dụng các phương tiện tình thái riêng biệt của mỗi người. Nhà văn Nguyễn Công Hoan có tỉ lệ sử dụng các phương tiện tình thái cao hơn trong lời của nhân vật, có tỉ lệ tình thái hô đáp và các tiểu từ

tình thái cuối câu cao. Trong khi đó, nhà văn Nam Cao lại chủ yếu sử dụng tình thái trong ngôn ngữ người kể chuyện, các phương tiện tình thái cảm thán trong ngôn ngữ người kể chuyện làm cho văn phong của ông trở nên đầy xúc cảm.

3. Có thể nói nghiên cứu về tình thái và vai trò của nó trong tác phẩm tự sự giúp chúng ta có một cách nhìn toàn diện hơn về tác phẩm, có một phương pháp tiếp cận tác phẩm văn chương một cách khoa học từ những tín hiệu ngôn ngữ cụ thể.

KẾT LUẬN

1. Luận án đã trình bày, hệ thống hóa và đánh giá những thành quả nghiên cứu của ngôn ngữ học về ngôn ngữ kể chuyện. Vận dụng những cơ sở lý luận này một cách có chọn lọc, luận án đã triển khai thành các bước cụ thể để phân tích những đặc điểm nổi bật trong ngôn ngữ kể chuyện của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao trên cứ liệu một số tác phẩm HTPP. Trong đó, luận án chủ yếu nghiên cứu về ngôn ngữ kể chuyện trên các phương diện: đặc điểm hình thức lời người kể chuyện; đặc điểm ngôn ngữ nhân vật với hình thức lời đối thoại, độc thoại nội tâm và phương tiện tình thái với những ý nghĩa, giá trị nội dung mà nó chuyển tải.

2. Qua nghiên cứu ngôn ngữ kể chuyện trong 35 truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan và 30 truyện ngắn của Nam Cao (trong hai tuyển tập) chúng tôi nhận thấy:

2.1. Ngôn ngữ người kể chuyện trong một số tác phẩm HTPP của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao có mối quan hệ mật thiết với điểm nhìn nghệ thuật. Trong đó điểm nhìn nghệ thuật chi phối chặt chẽ tới việc sử dụng các kiểu lời người kể chuyện như lời miêu tả, lời kể. Điểm nhìn trong truyện hết sức phức tạp, nhiều hướng nhưng được phân loại theo một số dạng cơ bản là điểm nhìn toàn tri, điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài.

Điểm nhìn kể chuyện không chỉ chi phối phương thức kể chuyện mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến phương pháp xây dựng hình tượng người kể chuyện và phương pháp miêu tả. Trong đó tính chất bên trong và bên ngoài của điểm nhìn góp phần quan trọng tạo nên đặc điểm riêng trong ngôn ngữ kể chuyện của mỗi nhà văn.

Nhìn chung, sự phức tạp điểm nhìn kể chuyện đã khiến ngôn ngữ người kể chuyện trở nên linh hoạt và rất phong phú.

2.2. Qua việc khảo sát ngôn ngữ nhân vật bao gồm các đoạn đối thoại và độc thoại nội tâm trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và Nam Cao, luận án góp phần khẳng định ngôn ngữ nhân vật là một đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện, giúp triển khai câu chuyện một cách hấp dẫn, khéo léo, chuyển tải một cách sâu sắc ý đồ nghệ thuật của các nhà văn. Ngoài ra nó còn có một vai trò quan trọng trong việc tổ chức các phương diện cơ bản của tác phẩm văn học.

Đối thoại và độc thoại nội tâm đều là những hình thức giao tiếp của con người, thể hiện nhu cầu thông tin, tạo lập quan hệ xã hội của mỗi cá nhân. Mặc dù chịu sự chi phối mạnh mẽ về tư tưởng nghệ thuật của nhà văn, nhưng sự hành chức của ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm vẫn góp phần khẳng định, làm sáng rõ thêm nhiều vấn đề về lý thuyết hội thoại như tình huống cuộc thoại, mối quan hệ tương tác giữa hoàn cảnh với lời nói... Nhờ đối thoại và độc thoại nội tâm dấu ấn cá nhân của con người như tính cách, tâm lý, quan hệ xã hội, nhu cầu nhận thức đời sống đều được thể hiện chân thực và sâu sắc. Đặc biệt, sự hiện diện của lời độc thoại nội tâm trong tác phẩm khiến đời sống tinh thần cá nhân con người với những khát vọng, tình cảm, nhận thức đã trở thành một phạm vi hiện thực quan trọng được các nhà văn tập trung khám phá.

Kết quả khảo sát tần số cuộc đối thoại, lượt lời, độc thoại nội tâm của nhân vật, tình huống giao tiếp... cũng giúp chúng tôi rút ra sự chi phối của điểm nhìn nghệ thuật dẫn đến những đặc điểm riêng trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ của hai nhà văn.

2.3. Trong ngôn ngữ kể chuyện, phương tiện tình thái cũng là một đơn vị ngôn ngữ được quan tâm nghiên cứu. Qua quá trình khảo sát, thống kê và phân tích các phương tiện tình thái trong một số tác phẩm HTPP của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao chúng tôi nhận thấy các phương tiện tình thái rất phong phú, đa dạng. Về phương diện nghĩa, chúng tôi phân chia tình thái thành ba loại là tình thái nhận thức, đánh giá; tình thái thể hiện thái độ, tình cảm và nguyện vọng; tình thái chỉ quan hệ liên nhân. Luận án cũng chỉ rõ mối quan hệ giữa điểm nhìn và tình thái, vai trò của điểm nhìn trong quá trình tình thái hóa ngôn ngữ kể chuyện của các nhà văn. Các phương tiện tình thái không chỉ có chức năng về ngữ pháp, ngữ nghĩa mà còn giúp thể hiện rõ ý đồ nghệ thuật và đặc điểm phong cách của các nhà văn, bộc lộ các giá trị nghệ thuật như nghệ thuật xây dựng tình huống, nghệ thuật miêu tả, nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ kể chuyện.

3. Kết quả nghiên cứu không chỉ đưa ra bức tranh tổng thể về ngôn ngữ kể chuyện của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao ở các phương diện ngôn ngữ người kể chuyện, ngôn ngữ nhân vật, các phương tiện tình thái mà quan trọng hơn là qua đó

chúng tôi khẳng định xu hướng phản ánh hiện thực và đặc điểm phong cách nghệ thuật của mỗi nhà văn.

Có thể nói ở mỗi cấp độ ngôn từ, cũng như mỗi thủ pháp nghệ thuật, hai nhà văn đều đã để lại dấu ấn sáng tạo đậm nét của mình. Điều đáng chú ý là luận án đã phân tích một cách hệ thống và có cơ sở khả năng sử dụng, kết hợp các loại phương tiện ngôn ngữ kể chuyện của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao; nhấn mạnh được điểm nổi bật, nhất quán chi phối phương pháp sáng tác, hình thức ngôn ngữ người kể chuyện, ngôn ngữ nhân vật và tình thái trong sáng tác của hai ông là:

- Điểm nhìn bên ngoài, khách quan và xu hướng phản ánh hiện thực hài hước, trào lộng trong các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan

- Điểm nhìn bên trong, chủ quan và xu hướng phản ánh hiện thực bi kịch, triết lí trong các sáng tác của Nam Cao.

Những đặc điểm có tính then chốt ấy đã giúp tác phẩm của hai nhà văn bổ sung cho nhau để phản ánh được một cách đầy đủ và rõ nét hiện thực xã hội đương thời. Mặt khác chúng tạo nên hai ngòi bút xuất sắc đầy cá tính sáng tạo của văn học HTPP Việt Nam 1930 - 1945. Trong đó, ngòi bút Nguyễn Công Hoan thể hiện lối

kể nội dung, tác phẩm có luận đề, cốt truyện rõ nét, kết cấu tác phẩm theo trình tự tuyến tính. Lời văn kể chuyện và lời văn miêu tả có ý nghĩa quan trọng trong việc khắc họa nhân vật thuộc kiểu nhân vật tính cách, bất biến và nhân vật chính thường là các nhân vật phản diện. Nhà văn có xu hướng sử dụng ngôn ngữ đối thoại để tạo sự khách quan cho câu chuyện, để nhân vật tự bộc lộ mà ít đi vào khám phá thế giới bên trong của con người. Ông sử dụng các phương tiện tình thái chủ yếu với ý nghĩa đưa ngôn ngữ văn chương trở về gần hơn với ngôn ngữ đời sống, góp phần hiện đại hóa ngôn ngữ kể chuyện.

Từ điểm nhìn bên trong, chủ quan và muốn tô đậm tính chất bi kịch, triết lí, ngòi bút Nam Cao lại thiên về lối viết nội dung, không đề cao việc tạo cốt chuyện mà mạch truyện thường tuân theo sự phát triển của tâm lý. Thông qua ngôn ngữ kể, miêu tả, đối thoại và độc thoại nội tâm có thể nhận thấy nhân vật của ông kể cả người trí thức hay nông dân đều thuộc kiểu nhân vật số phận, số phận bi kịch. So với Nguyễn Công Hoan, Nam Cao ít sử dụng đối thoại. Nhà văn sử dụng đối thoại

để giúp tác phẩm mang hơi thở của cuộc sống, duy trì mạch truyện và thể hiện đặc điểm riêng về phong cách nghệ thuật, trong đó đáng chú ý là dạng lời đối thoại diễn trình và lời đối thoại có vai trò khơi gợi cảm xúc, suy nghĩ bên trong. Độc thoại nội tâm trong tác phẩm của Nam Cao được sử dụng với tần số cao, thậm chí độc thoại nội tâm phát triển lên cao thành dòng ý thức. Nhà văn tập trung khám phá thế giới bên trong của nhân vật với những nỗi đau về tinh thần mà nỗi đau lớn nhất là sự sói mòn về nhân phẩm. Đi sâu vào thế giới bên trong đầy phức tạp của con người, Nam Cao đã khám phá và xây dựng thành công kiểu nhân vật thay đổi và kiểu nhân vật tìm kiếm. Các phương tiện tình thái trong tác phẩm của nhà văn phong phú đa dạng, có chức năng khẩu ngữ hóa ngôn ngữ văn học và cũng là hình thức biểu hiện của ngôn ngữ kể chuyện từ điểm nhìn bên trong, giàu chất trữ tình, cảm xúc.

4. Luận án đã ứng dụng, cụ thể hóa các bước tiếp cận một tác phẩm văn học/tự sự bằng những kiến thức về ngôn ngữ học. Những kết quả của luận án là tài liệu tham khảo cho việc dạy học các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao nói riêng, các tác phẩm tự sự nói chung trong nhà trường. Kết quả của luận án có thể góp thêm cứ liệu, cho thấy hiệu quả của việc nghiên cứu các tác phẩm văn học từ góc nhìn ngôn ngữ kể chuyện, góp phần làm rõ về lý thuyết này cũng như những vấn đề hữu quan.

5. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy đề tài có thể mở ra những triển vọng và hướng nghiên cứu tiếp theo như sau:

- Đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện qua việc sử dụng đoạn văn, câu văn, từ loại. - Vai trò của ngôn ngữ biểu thị không gian và thời gian trong việc dựng ngữ cảnh, tình huống cuộc thoại và độc thoại nội tâm.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyễn Thị Hoài An (2014), "Giảng dạy tác phẩm văn học trong nhà trường theo lý thuyết về điểm nhìn nghệ thuật", Từ điển học & Bách khoa thư (2 ), tr. 21-27.

2. Nguyễn Thị Hoài An (2017), "Từ lí thuyết trường nghĩa tới ứng dụng thủ pháp trường nghĩa vào việc tìm hiểu và giảng dạy tác phẩm thơ ca", Nghiên cứu và giảng dạy Ngữ văn trong bối cảnh đổi mới và hội nhập, tr. 356-361.

3. Nguyễn Thị Hoài An (2018), "Nét đặc sắc trong ngôn ngữ kể chuyện của Nam Cao (Nghiên cứu trường hợp truyện ngắn Nửa đêm)", Từ điển học & Bách khoa thư

(3), tr. 104-109.

4. Nguyễn Thị Hoài An (2018), "Vai trò của các phương tiện tình thái trong ngôn ngữ kể chuyện (Trên cứ liệu truyện ngắn "Đời thừa" của Nam Cao"), Ngôn ngữ và Đời sống (7), tr. 47-51.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Vũ Tuấn Anh (1998), “Phong cách truyện ngắn Nam Cao”, Nam Cao về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, tr. 363-367

2. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. 3. M. Bakhtin (1998), Lý luận và thi pháp Tiểu thuyết, (Phạm Vĩnh Cư dịch), NXB Hội nhà văn, Hà Nội.

4. Diệp Quang Ban (2005), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện trong một số tác phẩm hiện thực phê phán của nguyễn công hoan và nam cao (Trang 174 - 193)