Vai trò của độc thoại nội tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện trong một số tác phẩm hiện thực phê phán của nguyễn công hoan và nam cao (Trang 135 - 145)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA LUẬN ÁN

3.2. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm

3.2.3. Vai trò của độc thoại nội tâm

3.2.3.1. Giá trị miêu tả hiện thực

Ngôn ngữ độc thoại nội tâm của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao đặc biệt là ngôn ngữ độc thoại nội tâm của Nam Cao rất sinh động, có duyên. Lời kể của các tác giả xen lẫn độc thoại nội tâm của nhân vật, nhiều chuyện được kể theo dòng cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật, chọn quan điểm nhân vật... Nhà văn vừa kể chuyện, vừa miêu tả tâm lý, tính cách một cách kín đáo, tự nhiên khiến câu chuyện diễn ra thêm chân thực, sinh động, mới mẻ.

Thủ pháp độc thoại nội tâm phải tuân theo cái logic của sự phát triển tâm lý nhân vật, do đó nó cũng đem lại tính chân thực, khách quan cho tác phẩm.

3.2.3.2. Bộc lộ tính cách nhân vật

Lời độc thoại nội tâm giúp tác giả hé mở những góc khuất trong tâm hồn nhân vật nên có thể dễ dàng bộc lộ tính cách, bản chất của nhân vật. Thông qua dòng tâm tư, ý nghĩ trực tiếp, tâm trạng và cảm xúc, mưu mô và toan tính của các kiểu loại nhân vật được phơi bày. Chẳng hạn:

Trong Một đám cưới, người đọc cảm nhận được tâm tư của cô bé Dần trong ngày về nhà chồng. Dòng tâm tư của Dần ngược về quá khứ, nhớ về người mẹ đã mất, nghĩ về người cha và những đứa em, về người mẹ chồng... Cô bé còn nhỏ tuổi nhưng sớm ý thức được hoàn cảnh khó khăn của gia đình nên rất chăm chỉ, biết yêu thương các em và chia sẻ khó khăn với người cha. Chúng tôi trích lại một số đoạn trong dòng tâm tư của nhân vật như sau:

Vd88: "Hỡi ôi! Người mẹ rất đáng thương của Dần chết đến hôm nay đã quá một năm rồi. Nghĩ đến mẹ lúc nào, Dần cũng ngậm ngùi. Bởi vì bà nói thế, nhưng bà chẳng nghĩ thế đâu. Khi đã cố làm ra mặt hắt hủi để cho Dần chịu đi rồi, bà ôm mặt khóc hu hu".[1, tr.224]

Vd89: "Bố Dần chẳng nói sao. Ông chỉ thở dài. Nhưng ông cũng ngơ ngẩn hàng ngày, hàng buổi như nhớ con lắm. Về sau, các em Dần lại kể với Dần như thế, nên Dần mới biết. Dần không muốn làm khổ cha mẹ nữa, nên khổ đến chết cũng đành cắn răng mà chịu, không dám khóc lóc đòi về. Lâu dần rồi nó cũng quen đi. Cái sự khổ thì bao giờ cũng thế thôi. Nhưng khi người ta đã nhất định chịu, thì khổ thế nào mà không chịu được".[1, tr.224]

Trong Lão Hạc đoạn độc thoại nội tâm của Lão Hạc (bảng 3.11) về việc để dành vườn cho con đã thể hiện rõ sự thương con, sẵn sàng hi sinh mạng sống của mình vì con.

3.2.3.3. Bộc lộ triết lý của nhà văn

Lời độc thoại nội tâm của nhân vật có thể giúp tác giả dễ dàng bộc lộ tư tưởng, tình cảm và nhận thức về hiện thực. Điều đó bộc lộ qua thái độ đồng tình, đồng cảm ngầm ẩn của tác giả khi để cho nhân vật phát biểu một triết lý, bày tỏ một cảm xúc trong lời độc thoại nội tâm. Độc thoại nội tâm có thể trở thành công cụ, phương tiện hữu hiệu giúp nhà văn phát biểu những quan niệm, nhận thức mang tính triết lý về văn chương - nghệ thuật, về cách nhìn nhận, đánh giá con người, về cách sống và lẽ sống, về những suy nghĩ, trăn trở, tự vấn lương tâm, lý giải về con người... Đây chính là những suy ngẫm nung nấu, được đúc kết từ những quan sát và chiêm nghiệm cuộc sống của nhà văn.

Sau đây là lời độc thoại nội tâm của nhân vật bà cụ trong Một bữa no tự nói với mình sau khi được ăn một bữa no ở nhà bà phó Thụ. Cái khổ của bà là cái khổ của người già và những người đói khổ nói chung:

Vd90: "Ôi chao! Già yếu thì khổ thật. Đói cũng khổ mà no cũng khổ. Chưa ăn thì người rời rã. Ăn rồi thì có phần còn nhọc hơn chưa ăn. Ôi chao!…"[1, tr.210]

Trong lời độc thoại nội tâm của Chí Phèo có triết lí về kẻ yếu và kẻ mạnh. Triết lí ấy được hình thành từ những bi kịch của đời hắn, từ tâm sinh lí của một người ốm không đủ sức để đâm thuê, chém mướn, rạch mặt ăn vạ :

Vd91: "Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác, phải là kẻ mạnh. Hắn đâu còn mạnh nữa. Và có lúc hắn ngẫm mình mà lo. Xưa nay hắn chỉ sống bằng giật cướp và dọa nạt. Nếu không còn sức mà giật cướp, dọa nạt nữa thì sao? Ðã đành, hắn chỉ mạnh vì liều".[1, tr.63]

Những triết lí của Nam Cao ở đây không phải là phát ngôn tùy tiện mà là kết quả của quá trình đúc rút và khái quát hóa thể hiện rõ qua hình thức lập luận trong lời độc thoại nội tâm. Chẳng hạn trong ví dụ 89 triết lí của nhân vật Chí Phèo nhà văn đã sử dụng các luận cứ như sau:

Luận cứ 1: Bây giờ hắn thấy hắn mình không còn mạnh nữa để ác được nữa. Luận cứ 2: Xưa nay hắn ác và chỉ sống nhờ các hành động cướp giật, ăn vạ vì hắn là kẻ mạnh. Hắn mạnh vì hắn liều.

Các luận cứ nêu trên giúp Chí Phèo rút ra kết luận và nhận được sự đồng tình của nhà văn "Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác, phải là kẻ mạnh". Độc thoại nội tâm của nhân vật Hộ trong Đời thừa lại thể hiện triết lí về kẻ mạnh từ góc nhìn của một trí thức có đam mê, có hoài bão và trên hết cả có nguyên tắc sống cao nhất vì tình thương. Hình thức lập luận của lời độc thoại nội tâm có lời kết luận đặt ở cuối đoạn:

Vd92: "Nhưng hắn lại nghĩ thêm rằng: Từ rất đáng yêu, rất đáng thương, hắn có thể hy sinh tình yêu, thứ tình yêu vị kỷ đi; nhưng hắn không thể bỏ lòng thương; có lẽ hắn nhu nhược, hèn nhát, tầm thường, nhưng hắn vẫn còn được là người: hắn là người chứ không phải là một thứ quái vật bị sai khiến bởi lòng tự ái. Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỷ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình".[1, tr.126]

Trong đó:

Luận cứ 1: Từ rất yếu đuối, rất đáng thương, rất đáng yêu và không đáng bị phụ bạc.

Luận cứ 2: Hộ không phải là người nhu nhược, hắn là một con người có nguyên tắc sống vì tình thương.

Các căn cứ thực tiễn đó dẫn đến việc Hộ không thể chà đạp lên vợ con, vi phạm nguyên tắc sống của mình. Việc chà đạp lên vợ con không thể khiến Hộ trở

thành kẻ mạnh đã dẫn đến kết luận thứ nhất Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỷ. Với kết luận này hắn đã bác bỏ quan niệm của nhà triết học nào đó đã nói rằng "phải biết ác, biết tàn nhẫn để sống cho mạnh mẽ". Hộ nhận ra rằng thể hiện trách nhiệm bằng việc giúp đỡ vợ con sẽ khiến hắn trở nên mạnh mẽ. Vậy nên, từ các luận cứ 1, 2 và kết luận thứ nhất đã dẫn đến kết luận thứ hai bộc lộ quan niệm của Hộ về kẻ mạnh.

Nhân vật Điền trong Giăng sáng cũng đã trả qua bao nhiêu sự giằng xé đầy đau đớn để rút ra những chân lí trong cuộc đời và trong nghệ thuật:

Vd93: "Sự thực giết chết những ước mơ lãng mạn gieo trong đầu óc Điền cái thứ văn chương của bọn nhàn rỗi quá. Điền muốn tránh sự thực, nhưng trốn tránh làm sao được? Vợ Điền khổ, con Điền khổ, cha mẹ Điền khổ. Chính Điền cũng khổ. Bao nhiêu người nữa, cùng một cảnh, khổ như Điền! Cái khổ làm héo một phần lớn những tính tình tươi đẹp của người ta. Tiếng đau khổ vang dội lên mạnh mẽ. Chao ôi! Chao ôi! Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than, vang dội lên mạnh mẽ trong lòng Điền".[1, tr.158]

Chúng tôi có thể khái quát mô hình lập luận trong lời độc thoại nội tâm trên như sau:

Luận cứ 1: Điền muốn trốn tránh sự thực trong thứ văn chương nhàn rỗi. Luận cứ 2: Nhưng hiện thực cuộc sống phơi bày trước mắt Điền:

+ Vợ Điền khổ + Con Điền khổ + Cha mẹ Điền khổ + Chính Điền cũng khổ

Kết luận 1: "Cái khổ làm héo một phần lớn những tính tình tươi đẹp của người ta".

Kết luận 2: "Chao ôi! Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than"

Đặc biệt, khi nhân vật trong tác phẩm có những đặc điểm cá nhân giống với con người Nam Cao trong đời thực (về nghề nghiệp, giới tính, tính cách, hoàn cảnh sống…) và tự xưng “tôi” trong tác phẩm thì người đọc càng dễ nhận thấy hiện tượng tác giả mượn vai nhân vật để phát ngôn những triết lí của mình về cuộc đời, con người, nghệ thuật. Các nhân vật Hộ trong Đời thừa và Điền trong Giăng sáng... là những dẫn chứng tiêu biểu.

Hơn nữa, trong những lời độc thoại nội tâm là phát ngôn của nhân vật nhiều khi đã có sự “xâm nhập” của người kể chuyện. Với hình thức phát ngôn này, những quan niệm, tư tưởng, suy nghĩ của nhà văn được bộc lộ một cách khách quan và tự nhiên hơn.

Tiểu kết chƣơng 3

1. Trong tác phẩm tự sự, ngôn ngữ nhân vật là lời của nhân vật được nhà văn lấy thêm đưa vào lời kể chuyện để điển hình hóa nhân vật và hoàn thiện chỉnh thể tác phẩm. Ngôn ngữ nhân vật có vai trò trong sự thành công hay thất bại của tác phẩm tự sự và để xác định đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện của các nhà văn không thể không xem xét ngôn ngữ nhân vật. Luận án đã phân chia ngôn ngữ nhân vật thành ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm và dựa trên kết quả thống kê, phân loại để phân tích, đánh giá.

2. Ngôn ngữ đối thoại là ngôn ngữ trực tiếp của nhân vật, bao gồm các kiểu ngôn thoại: đơn thoại, song thoại, đa thoại; đối thoại liền mạch và đối thoại ngắt quãng. Trong quá trình phân tích các cuộc thoại, luận án chú ý đến tình huống cuộc thoại, đặc điểm của từng kiểu ngôn thoại và nêu rõ vai trò của ngôn ngữ đối thoại trong việc miêu tả hiện thực và thể hiện sáng tạo nghệ thuật của nhà văn.

Điểm chung trong ngôn ngữ đối thoại của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao là cả hai nhà văn đều có ý thức trong việc xây dựng đối thoại để góp phần bộc lộ giá trị tác phẩm. Ngôn ngữ đối thoại luôn được đặt trong tình huống đối thoại cụ thể, gần ngôn ngữ đời sống. Lời đối thoại trong tác phẩm của hai ông đều có ý nghĩa tạo tiền đề phát triển câu chuyện, đẩy cái hài, cái bi lên đến đỉnh điểm, từ đó bộc lộ giá trị phê phán, châm biếm, mỉa mai xã hội đương thời.

Ngoài ra, ngôn ngữ đối thoại trong một số tác phẩm HTPP của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao có những đặc điểm riêng biệt. Tần suất ngôn ngữ đối thoại có tỉ lệ khá cao trong các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan và tỉ lệ thấp hơn trong các tác phẩm của Nam Cao. Mặt khác, ngôn ngữ đối thoại trong các tác phẩm của hai nhà văn thể hiện rõ tư tưởng nghệ thuật khác nhau. Đối thoại trong truyện Nguyễn Công Hoan thiên nhiều về việc gợi sự hài hước, châm biếm khiến sự châm biếm, mỉa mai trở nên đa sắc thái. Ngôn ngữ đối thoại của Nam Cao thiên về gợi tình cảnh bi kịch của các nhân vật và nhiều khi ngôn ngữ đối thoại chỉ là cái cớ để nhân vật bộc lộ nội tâm.

3. Về ngôn ngữ ĐTNT, luận án xem xét các yếu tố nhân vật, hoàn cảnh độc thoại nội tâm và ngữ nghĩa lời ĐTNT. Chúng tôi nhận thấy ĐTNT có thể phát triển

từ những phát ngôn rời rạc thành dòng chảy và gọi đó là dòng nội tâm. ĐTNT có vai trò trong việc miêu tả hiện thực, bộc lộ tính cách nhân vật và giúp nhà văn thông qua nhân vật thể hiện những triết lí về cuộc đời.

Nếu như xây dựng ngôn ngữ đối thoại là sở trường của Nguyễn Công Hoan thì xây dựng ngôn ngữ ĐTNT là thế mạnh của Nam Cao. Xét về ngữ nghĩa, ĐTNT của các nhân vật trong tác phẩm Nguyễn Công Hoan có tính hướng ngoại, hướng suy nghĩ ra bên ngoài và ĐTNT của các nhân vật trong tác phẩm Nam Cao có tính hướng nội, hầu hết là những suy nghĩ, tình cảm thể hiện nhận thức về chính bản thân mình. Hiện tượng ĐTNT phát triển thành dòng ý thức, dòng nội tâm xuất hiện nhiều trong các tác phẩm của Nam Cao. Nhiều suy nghĩ, nhận thức của nhân vật được Nam Cao khái quát lên thành những triết lí sâu sắc.

4. Kết quả phân tích ngôn ngữ nhân vật trong một số tác phẩm HTPP của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao còn là cơ sở khẳng định ngôn ngữ nhân vật bao gồm cả ngôn ngữ đối thoại và ĐTNT chịu chi phối của điểm nhìn nghệ thuật và xu hướng phản ánh hiện thực của hai nhà văn. Phương thức kể chuyện theo điểm nhìn ngoài và xu hướng châm biếm, mỉa mai dẫn đến việc sử dụng nhiều đối thoại, thường xuyên sử dụng kiểu đối thoại liền mạch để làm tăng tính khách quan; tỉ lệ ĐTNT thấp, về ngữ nghĩa lời ĐTNT có tính hướng ngoại. Phương thức kể chuyện theo điểm nhìn trong và xu hướng bi kịch dẫn đến việc ít sử dụng đối thoại hơn, lời đối thoại ngắn gọn và có vai trò khơi nguồn cho tâm lí bên trong tạo kiểu đối thoại ngắt quãng; tỉ lệ ĐTNT cao hơn và ngữ nghĩa lời ĐTNT thường có tính hướng nội, đặc biệt hướng về trạng thái tâm lí âm tính.

CHƢƠNG 4

CÁC PHƢƠNG TIỆN VÀ NGHĨA TÌNH THÁI TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM HIỆN THỰC PHÊ PHÁN CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN VÀ

NAM CAO Dẫn nhập

Trong phần trước, luận án đã nghiên cứu diễn ngôn truyện kể qua ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật. Nhận thức được vai trò của các phương tiện tình thái trong ngôn ngữ kể chuyện nên trong chương này chúng tôi tiến hành thống kê, phân tích việc sử dụng các phương tiện, nghĩa tình thái trong ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật. Qua đó, luận án chỉ ra mối quan hệ giữa điểm nhìn và nghĩa tình thái, sự chi phối của điểm nhìn tới việc sử dụng các phương tiện tình thái trong ngôn ngữ kể chuyện. Đây cũng là cơ sở để tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao.

4.1. Kết quả thống kê

Để thấy được quá trình tình thái hóa ngôn ngữ kể chuyện và vai trò của các phương tiện tình thái trong ngôn ngữ kể chuyện chúng tôi đã tiến hành khảo sát tần suất và ý nghĩa của các phương tiện tình thái trong một số tác phẩm HTPP của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao. Dựa vào lí thuyết đã trình bày ở chương I, chúng tôi tiến hành thống kê và thu được kết quả như sau:

Bảng 4.1: Tần suất sử dụng các phương tiện tình thái

Tác giả Số trang sách Số lượt xuất hiện

Tần suất xuất hiện/trang

Nguyễn Công Hoan 263 4.308 16,4

Nam Cao 309 6.829 22,1

Bảng 4.2: Phân loại phương tiện tình thái

Tác giả

Các kiểu loại

Nguyễn Công Hoan Nam Cao

NKC NV TS lượt TL NKC NV TS lượt TL Các phó từ tình thái 869 443 1.312 30,5 2.685 371 3.056 44,8

Tác giả

Các kiểu loại

Nguyễn Công Hoan Nam Cao

NKC NV TS lượt TL NKC NV TS lượt TL Các vị từ làm chính tố 489 298 787 18,3 952 173 1.125 16,5 Các động từ chỉ thái độ 14 36 50 1,2 12 29 41 0,6 Các thán từ 56 98 154 3,6 139 59 198 2,9.

Các tiểu từ tình thái cuối câu 392 567 959 22,3 667 301 968 14,2

Các vị từ đánh giá 15 12 27 0,6 10 18 28 0,4 Tình thái động từ ngôn hành 6 16 22 0,5 36 10 46 0,7

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện trong một số tác phẩm hiện thực phê phán của nguyễn công hoan và nam cao (Trang 135 - 145)