CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA LUẬN ÁN
3.2. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm
4.2.1. Nghĩa tình thái
Ở chương I chúng tôi đã xác định nghĩa tình thái bao gồm:
- Tình thái chỉ nhận thức, đánh giá bao gồm: nghĩa khẳng định, nghĩa phủ định, nghĩa đánh giá.
- Tình thái chỉ thái độ, tình cảm, nguyện vọng bao gồm: sắc thái tình cảm vui buồn, sắc thái ngạc nhiên; sắc thái miễn cưỡng chấp nhận; sắc thái hoài nghi và sắc thái nguyện ước...
- Tình thái chỉ quan hệ liên nhân (quyền thế, thân hữu) bao gồm tình thái hô đáp như ơi, thưa, bẩm, vâng, dạ, ừ... và các tiểu từ tình thái cuối câu chỉ quan hệ như ạ, nhỉ, nhé, hử, hả...
Chúng tôi lập bảng thống kê các loại nghĩa tình thái, các phương tiện thể hiện nghĩa tình thái và một số ví dụ minh họa như sau:
Bảng 4.5: Bảng thống kê nghĩa và các phương tiện tình thái
STT Nghĩa tình thái Phƣơng tiện Ví dụ
1 Nghĩa khẳng định: Thể hiện sự thừa nhận, tin tưởng vào sự vật, hiện trạng được nhắc đến trong mệnh đề. Gồm các biểu thức chứa các từ ngữ tình thái như: nhất định, chắc, chắc chắn, chắc là, cố nhiên, tất nhiên, chính, thật, quả thật, quả đúng, quả quyết, thật là, hẳn, đích, đích thị, nghiễm nhiên, thế nào...cũng...
“Vợ chồng ông Tham nhất định nằn nèo cho ông cụ ở lại". [2, tr.153] “Bởi vì Nhung có chắc chắn là có Đức ở nhà thì mới sang”. [1, tr.27] 2 Nghĩa phủ định: Thể hiện sự phủ nhận, bác bỏ sự vật, hiện trạng được nhắc đến trong mệnh đề. Gồm các biểu thức chứa các từ ngữ tình thái như: chẳng, chưa, bao giờ, làm gì, đâu có, đâu mà, không đời nào, thì có, đâu phải, không thể, không phải, chả, chớ... "Thôi cũng đành. Bác cứ để xe trong huyện, chứ đem về làm gì".[2, tr.33] “Nó thì chẳng bao giờ làm cả”. [1, tr.88] 3 Nghĩa đánh giá: Thể hiện nhận xét, đánh giá về sự vật, hiện trạng được nhắc đến trong mệnh đề. Đánh giá về lượng, mức độ gồm các biểu thức chứa các từ ngữ tình thái như: những, chí ít, ít nhất, nhất là, ít ra, là cùng, là mấy, quá, bất quá, tận, đến nỗi, rất, chỉ., chứ mấy, bất quá, là cùng...
"Đối với thị giăng chỉ
là... đỡ tốn hai xu
dầu".[1, tr.153]
Đánh giá về chất:
+ Đánh giá về sự có lý hay vô lý bằng các từ ngữ tình thái như: kì thực, ai lại, ai đời, lẽ ra, công bằng mà nói, đáng lẽ, không lẽ...
+ Đánh giá về điều kiện may
- "Những giờ này,
đáng lẽ trước cổng huyện tiếng rào rào không ngớt". [2, tr.64]. - "Thật là may! Mới
mắn hay không may mắn bằng các từ ngữ tình thái như: may, cũng may, không may, may ra, họa may, may sao, bị, bỏ, được...
+ Đánh giá về việc có khả năng hay không có khả năng xảy ra bằng các từ ngữ tình thái như: có thể, hình như, có dễ, đoán, ý chừng, xem chừng...
+ Đánh giá nguyên nhân, lí do bằng các từ ngữ tình thái: chẳng qua là, âu cũng là, nghĩa là, thế là, thế nghĩa là, ấy thế...
năm mới đã phát tài" [2, tr.165].
"Tôi đoán có lẽ ông sẽ đâm mặt liều cùng tôi" [2, tr.230].
"Thế nghĩa là: Đi! Đi! Và chúng đi. [1, tr.366]. 4 Nghĩa quan hệ: Có ý nghĩa thiết lập quan hệ giao tiếp và thu hút chú ý của người nghe.
Gồm các từ ngữ tình thái hô đáp như thưa, này, ơi, bẩm, vâng, dạ, ừ... và các tiểu từ tình thái cuối câu chỉ quan hệ như ạ, nhỉ, nhé, hử, hả...
"Đời này, ăn nhau về chỗ ranh mãnh, mình nhỉ?" [2, tr.159] "Này! thằng cháu nhà tôi, đến một năm nay, chẳng có giấy má gì đấy, ông giáo ạ. [1, tr.185].
5 Sắc thái tình cảm
(cảm thán):
Gồm các từ ngữ tình thái như: a, ôi, ối, eo ơi, trời ơi, chao ôi, than ôi, giời ơi là giời, chà, ái chà, úi chà, quái thật, khốn nạn, hỡi ơi, ồ, ô hay, thôi chết
"Ối mẹ ơi, cực nhục lòng con, mẹ đi đâu mẹ bỏ con bơ vơ như chim mất ổ..." [2, tr.86]. "Trời đất ạ! ... Có đời nào như vậy? Cái chỗ
rồi, mẹ kiếp... thổ tả gì cũng đắt!..." [1, tr.231].
6 Sắc thái ngạc
nhiên, bất ngờ:
Gồm các từ ngữ tình thái như: hoá ra, té ra, có ai ngờ, bất ngờ, bỗng, chợt, sực, ngỡ là...
"Một lúc lâu, một tràng pháo nổ vang trời, làm anh giật mình. Anh sực
nghĩ đến cô ả, không biết cô ta vào đây làm gì mà lâu thế". [2, tr.169] " Có ai ngờ bà đồ cũng lẩn thẩn như ông đồ nốt"[1, tr.93] . 7 Sắc thái chấp nhận, miễn cưỡng: Gồm các từ ngữ: vậy, thôi, thôi vậy, đành, đành vậy, âu cũng đành, âu là...
“Thôi anh bằng lòng
vậy”. [2, tr.79]
"Ta đành bỏ phí một vài năm để kiếm tiền. Khi Từ đã có một số vốn con để làm ăn! Sự sinh hoạt lúc này chẳng dễ dàng đâu!” [1, tr.126]. 8 Sắc thái hoài nghi: Gồm các từ ngữ: có lẽ, ngờ, ngộ nhỡ, hình như, chẳng lẽ, không khéo, e, hay, hay là, không lẽ...
“Nhưng chẳng có lẽ
ông Ba Tuần là em họ rất thân, rất đáng tin không khi lại nỡ lừa dối, để làm tai vạ cho ông như thế. Hay là
ông Cửu sẽ làm lợi cho ông những gì mà ông
chưa biết chăng?” [2,
tr.13] "Em ngờ cho con
Lương quá, anh à. Anh tính nhà này thì còn có ai".[1, tr.264]
9 Sắc thái nguyện
ước:
Gồm các từ ngữ: hãy, đừng, chớ, muốn, mong muốn, ước mơ, hy vọng, mong mỏi, giá, giá như, giá... thì...
"Giá vừa tắm xong, được mát mẻ, anh ngồi ở ghế ngựa để vú kéo quạt hầu, có sung sướng biết bao không. Người lớn ước mong
như thế mà không được đấy". [2, tr.78]. "Người đàn bà muốn có một chốn đi về như con chim có tổ" [1, tr.168].