Đặc điểm ngôn ngữ miêu tả

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện trong một số tác phẩm hiện thực phê phán của nguyễn công hoan và nam cao (Trang 85 - 98)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA LUẬN ÁN

2.3. Ngôn ngữ miêu tả

2.3.2. Đặc điểm ngôn ngữ miêu tả

2.3.2.1. Miêu tả có chức năng làm đầy không gian và thể hiện thời gian trong các tác phẩm HTPP của Nguyễn Công Hoan

Hình ảnh thiên nhiên được miêu tả xen lẫn trong những bức tranh về đời sống, con người; là không gian xung quanh các nhân vật trong tác phẩm. Nhà văn không miêu tả để vẽ lên bức tranh thiên nhiên đậm nét và cũng không mượn thiên nhiên bộc lộ tâm trạng. Chẳng hạn, trong truyện Cái tết cuả những đại văn hào của Nguyễn Công Hoan có đoạn:

Vd46: "Những cây tầm xuân dại đầy hoa, nhuộm trắng hai bên đường cỏ xanh rì. Ruộng trồng màu, xen vẻ xanh tươi của rau diếp tây với vẻ xanh mốc của rau cải bắp.

Luống khoai tím làm nổi bật dãy cải hoa vàng". [2, tr.42]

Các hình ảnh thiên nhiên trong đoạn văn trên là những nét tả xen lẫn vào hành trình đi ăn tết của các nhân vật. Đoạn văn đã tái hiện một không gian đầy màu sắc, hình ảnh và hiện lên như là những tín hiệu của thời điểm tết đến, xuân về.

Một đoạn văn khác trong tác phẩm lại miêu tả khung cảnh người ta nhộn nhịp chuẩn bị đón tết. Đoạn miêu tả này cũng có ý nghĩa tạo không gian truyện và nhấn mạnh thời gian là ngày ba mươi tết:

Vd47: "Đôi bạn hăm hở đi. Trời quang tạnh. Phố xá ngày ba mươi tết, ngổn ngang về người với xe. Chiếc cao su lù lù hoa cúc vàng và ngất nghểu cành đào phớt, chạy ì ạch về phía ga. Ông nhà quê, cắp nách bánh pháo, câu đối, đầu ngón tay lủng lẳng củ thủy tiên hàm tiếu, dừng chân lại, ngắm cái khăn xếp bày trong tủ kính. Các bà ở chợ về, ôm thúng đậu hòa lan, bong bóng, tay còn xách con gà thiến nặng trĩu. Những cậu nhỏ quần xắn đến bẹn, dội uôm uôm từng thùng nước vào ván cửa để cọ, bất chấp cả người đi trên hè. Một vài thằng nhãi, nén hương cầm tay, nắm pháo trong túi, thi thoảng lại đốt đánh đẹt làm anh phu xe giật nảy mình".[2, tr.38,39].

Phương thức miêu tả để thể hiện thời gian cũng được thể hiện đậm nét trong tác phẩm Người ngựa, ngựa người. Âm thanh tiếng pháo xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm giúp người đọc cảm nhận rõ bước đi của thời gian trong đêm giao thừa. Đầu tiên, tiếng pháo đì đẹt báo hiệu giao thừa sắp đến, như giục giã anh phu phải về nhà: "Lúc ấy, bốn bên im lặng như tờ, chỉ thấy tiếng lách tách bà khách cắn hạt dưa thôi, thì bỗng một tràng pháo nổ, đì đẹt báo giao thừa". [2, tr.165].

Vd48: Giao thừa càng lúc càng đến gần hơn: "Một lúc lâu, một tràng pháo nổ vang trời"[2, tr.169].

Rồi tiếng pháo nối đuôi nhau, báo hiệu giao thừa đã đến: "Tiếng pháo chào xuân nối đuôi nhau đùng đùng, toạch toạch..."[2, tr.170]

Trong các dẫn chứng nêu trên, tiếng pháo báo hiệu thời gian đang trôi đi và có ý nghĩa làm nổi bật tình cảnh khốn khổ của anh phu xe. Anh vừa ốm dậy cố kéo xe để kiếm chút tiền cho vợ con, kéo xe đến qua cả giao thừa mà ra về tay trắng, mất thêm cả hai hào kéo xe cả ngày mới kiếm được.

2.3.2.2. Chủ đích miêu tả tâm lí và các hình thức miêu tả tâm lí trong các tác phẩm HTPP của Nam Cao

Miêu tả cần đem đến thông tin miêu tả. Lời miêu tả của Nam Cao không có chủ đích đem đến thông tin về không gian, thời gian. Không gian và thời gian trong tác phẩm của ông thường có tính mặc định hoặc không xác định rõ ràng. Vì thế, cái tên địa danh làng Vũ Đại được nhắc lại trong nhiều tác phẩm và không gian tác phẩm thường là không gian làng xã (chợ, ngõ, bờ sông, ruộng...) hay không gian

sinh hoạt (nhà, vườn, sân, bếp, buồng...) nói chung mà ít khi có nét riêng cụ thể. Chủ đích và biệt tài của Nam Cao là miêu tả tâm lí. Tâm lí nhân vật có thể được miêu tả gián tiếp qua hình ảnh thiên nhiên và hành động của nhân vật hoặc được miêu tả trực tiếp qua diễn biến tâm trạng.

- Miêu tả thiên nhiên để thể hiện tâm lí: Nếu thiên nhiên trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan dường như được miêu tả qua một cái nhìn khách quan, đơn giản và ít có sự tác động qua lại với con người thì thiên nhiên trong tác phẩm của Nam Cao lại thường gắn với tâm trạng của con người và trở thành phương tiện trong việc bộc lộ tâm trạng của nhân vật. Ngoài ra, thiên nhiên trong quan niệm của Nam Cao còn là một yếu tố ngoại cảnh tác động đến con người, dẫn đến tâm lí và hành động của con người.

Trong Nửa đêm Nam Cao dùng ngoại cảnh để thể hiện tâm trạng của nhân vật. Nhà văn đã sử dụng thủ pháp tĩnh lặng để miêu tả bức tranh cảnh vật. Trong bức tranh cảnh vật có âm thanh, song âm thanh tiếng gỗ kêu phát ra từ cái kèo, cái cột chỉ tô đậm thêm sự tĩnh lặng. Sự yên ắng, lặng lẽ, đầy bí mật đã thể hiện rõ nỗi sợ hãi của Đức khi trở lại quê hương, sống với nguồn gốc, lai lịch đáng sợ khiến mọi người xa lánh của mình:

Vd49: "Cảnh vật thì yên tĩnh quá; những giậu tre rậm như rừng, chiều đến thở ra u ám; khu vườn hẻo lánh tựa tha ma; đất này là đất hoa màu, nhiều vườn ít ruộng, vì thế nhà nọ cách nhà kia xa lắm. Cái nhà gianh của bà cháu Đức đứng chơ vơ giữa một cái vườn chuối, có giậu bao vây thành một khu riêng, trước mặt là cái nhà thờ, trừ hai tuần làm phúc còn quanh năm lặng lẽ như một nơi bí mật. Từ trong nhà thờ thỉnh thoảng đưa ra những tiếng gỗ kêu; ai đã ở lâu ngày một nơi tịch mịch đều nhận ra rằng những cái kèo cái cột, một đôi khi vô cớ kêu rền rĩ, hình như chúng tê mỏi mà vươn mình hay sốt ruột mà rên lên. Chốn này có vẻ là một nơi ma ở quá! Đức tiếc cái miền đất đỏ quanh năm nắng chói trong Nam Kì". [1, tr.316].

Trong Làm tổ của Nam Cao những nét tả thiên nhiên đều gắn với tâm trạng của nhân vật Thai và gợi cho hắn những liên tưởng, cảm xúc:

Tiết trời lành lạnh cùng gió thổi gợi Thai nghĩ đến một trận bão, gợi hắn nhớ đến bộ quần áo đã rách như tổ đỉa mà không có tiền để mua quần áo mới. Đám lá tre bối rối trong làn gió heo may khiến hắn như con chim nhớ tổ, hắn nhớ vợ và đứa con nhỏ, nhớ về những ngày gia đình hắn còn đầm ấm trước đây. Và chiều hôm ấy hắn đi tìm vợ để nối lại.

- Miêu tả tâm lí trực tiếp và gián tiếp qua hành động: Không chỉ mượn thiên nhiên để bộc lộ tâm trạng con người Nam Cao còn trực tiếp miêu tả và có thể thâm nhập rất sâu vào mọi ngóc ngách tâm lí của nhân vật. Tâm trạng buồn khổ, ngao ngán của Thai trong Làm tổ còn được miêu tả trực tiếp qua từ "ngao ngán" và gián tiếp qua các biểu hiện của tâm trạng ấy "cổ ngèn nghẹn", "nước mắt ứa ra":

Vd52: "Cổ hắn ngèn nghẹn suốt từ giờ cho đến tối. Có lúc nước mắt ứa ra một chút. Hắn ngao ngán quá. Cái ý nghĩ liều lĩnh lại trở về óc hắn:"[1, tr.170]

Trong Con mèo tâm lí nhân vật được tái hiện vừa trực tiếp vừa gián tiếp một cách sinh động với nhiều cung bậc cảm xúc. Đó là tâm trạng "cáu", "ghét", "tức", bẽ bàng của anh cu được thể hiện qua các hành động như "hất con mèo một cái", "xúc cơm", "cúi đầu ăn" một cách thô bỉ:

Vd53: "Anh nhìn con mèo. Nhưng cáu thật, con mèo không ăn gì thật. Thì có gì mà nó ăn? Cả mâm có một bát muối vừng. Nó ngửi một chút rồi vội lảng. Mèo không ưa muối vừng. Anh thầm mong cho nó đút đầu vào niêu cơm nguội. Nhưng niêu cơm nguội còn đậy vung. Mèo thất vọng, meo meo một lúc, rồi buồn rầu lảng đi… Anh bẽ lắm. Anh nhìn trộm vợ. Chị không thèm nói nữa, nhưng vác cái mặt lên, khinh bỉ chồng. Trông đã ghét. Anh muốn tát vào cái mặt cong cớn của vợ anh vài cái. Nhưng lấy cớ gì mà tát nó? Nó đã câm họng rồi. Anh quả quyết lại mâm cơm. Anh hất con mèo một cái, nảy ra tận đằng xa. Rồi anh xúc cơm, rắc muối vừng, ăn. Anh cúi đầu ăn, mặt hầm hầm. Bởi vì anh còn tức lắm. Nhưng càng tức càng ăn khoẻ. Tính anh thế. Không ăn, lấy sức đâu mà tức được? Đã tức thì phải ăn. Anh ăn ngoàm ngoàm" [1, tr.70].

Tâm lí của chị vợ cũng được miêu tả với nhiều sắc thái vừa khinh bỉ trước sự cục súc của người chồng vừa tức giận anh chồng vì đã làm thằng bé chị ru mãi nó

mới ngủ thức giấc. Hành động trút giận vào đàn muỗi, phát bắp chân đen đét, trút giận vào thằng cu cũng là để cụ thể hóa cảm xúc:

Vd54: Trông thô bỉ quá. Rõ thật cái vẻ của một người cục súc. Chị cu làm như không buồn nhìn đến, nhưng trông thấy cả. Chị lộn máu lên. Chị giận chồng chị quá. Cái anh chồng động cãi nhau là lại ăn thật khoẻ, làm như cãi nhau được thì lòng hả hê. Đích là nó cố ý trêu tức chị. Chị uất người. Cổ chị có cái gì lấp hẳn. Thật ra thì nó chẳng động chạm gì đến chị. Nó đi ăn cơm kia mà!… Chị trút giận vào đàn muỗi. Chị vừa ngửi vừa phát vào bắp chân đen đét. Chị trút giận vào thằng cu".[1, tr.70]

2.3.3. Giá trị phong cách của ngôn ngữ miêu tả

Cả hai nhà văn Nguyễn Công Hoan và Nam Cao đều ý thức được lợi thế của ngôn ngữ miêu tả nhưng mỗi nhà văn lại có sở trường khác nhau tạo nên nét riêng, độc đáo.

2.3.3.1. Phong cách miêu tả của Nguyễn Công Hoan

G. N. Pôspêlôv trong Dẫn luận nghiên cứu văn học (NXB GD 1998) đã kết luận "Các nhà văn hài hước, châm biếm thường thường, hầu như không thể hiện hướng nội, nội tâm nhân vật (hoặc thể hiện ở mức độ ít ỏi), nhưng trong tác phẩm của mình họ lại nêu bật và tô đậm của những chi tiết tạo hình bên ngoài". Điều này rất đúng với trường hợp Nguyễn Công Hoan. Nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan có đủ các hạng người: quan lại, công chức, nông dân, nghệ sĩ, phu xe, đĩ điếm... Nhưng đáng chú ý là nhân vật của ông chủ yếu là nhân vật phản diện. Để làm nổi bật tính cách nhân vật, Nguyễn Công Hoan thường tập trung miêu tả nhân vật ngay từ những nét bên ngoài như ngoại hình, hành động. Nhà văn ít khi miêu tả ngoại hình nhân vật chính diện. Dường như chỉ khi nào muốn châm biếm nhà văn mới tập trung miêu tả ngoại hình nhân vật. Ông thường sử dụng biện pháp phóng đại theo hướng thô kệch hóa, lố bịch hóa hay vật hóa khi miêu tả đối tượng muốn châm biếm, phê phán.

Chẳng hạn, vẻ ngoài của quan bà trong Đàn bà là giống yếu vừa được miêu tả từ bên ngoài kết hợp với bình luận và so sánh, cường điệu. Ngoại hình ấy thể hiện chân dung tráo trở của một gái điếm, sau khi giở ngón nghề để lên chức quan

Vd55: "Hình như trời đã đặt một cái khuôn riêng để đúc nặn các người làm bà lớn. Nên chẳng mấy chốc, bà phủ đã được đúng kiểu mẫu. Người ta tưởng cái bánh dầy đám cưới, ở giữa đặt một quả chuối ngự, và ngay đầu quả chuối, nằm dài hai múi cà chua. Rồi khi hai múi cà chua tách ra theo nhịp của cái mắt híp, đưa quan ông vào cõi nát bàn thì ai cũng phải thấy một cái hố sâu thăm thẳm, sâu như bụng dạ người đàn bà".[1, tr.99]

Ngoại hình của một ông quan khác được miêu tả:

Vd56: “...một người mặt mũi phương phi, cổ rụt, bụng phệ, môi trề mà không râu, ăn mặc quần áo lụa, phe phẩy cái quạt...” [1, tr.121].

Nếu cái béo của nhân vật huyện Hinh rõ ràng là hình thức phù hợp với bản chất của một tên quan ăn bẩn không từ một thủ đoạn nào, kể cả thủ đoạn đê hèn nhất để bóc lột người dân nghèo thì cái béo của nghị viên này thể hiện bản chất bần tiện, keo kiệt. Hình thức bên ngoài thì phương phi, bụng phệ, áo lụa...trông rõ thuộc tầng lớp trên nhưng bản chất bần tiện thì không che giấu được qua cái cổ rụt, môi trề mà không râu. Như vậy, đều là miêu tả từ bên ngoài nhưng tác giả đã bộc lộ rõ bản chất của nhân vật nhờ vào việc lựa chọn những chi tiết điển hình, để đại diện cho một lớp người bóc lột trong xã hội.

Nhà văn Nguyễn Công Hoan cũng rất chú trọng miêu tả hành động để thể hiện chân dung nhân vật phản diện trong sự châm biếm, mỉa mai.Trong Thịt người chết là hành động ăn tiền trên xác chết của người nông dân; trong Xuất giá tòng phu

là hành động đê tiện của gã chồng ép vợ bán thân để ngoi lên địa vị, chức tước; trong Mất cái ví là hành động giả vờ mất ví, quát mắng đầy tớ để đuổi ông cậu vì không muốn ông đến chơi vì tốn kém; trong Một tấm gương sáng, quan bà lăn hết giường ông quan này đến giường ông quan khác tâm sự chỉ để mua lấy danh hiệu "Tiết hạnh khả phong" để lại tiếng thơm cho đời...

Việc miêu tả chân dung các nhân vật phản diện một cách hài hước, châm biếm qua ngoại hình, hành động đã thể hiện bút pháp trào phúng đặc sắc của Nguyễn Công Hoan. Đây cũng là cách nhà văn bộc lộ tư tưởng, tình cảm của mình, bày tỏ sự lên án, phê phán xã hội đương thời.

2.3.3.2. Phong cách miêu tả của Nam Cao

Ngôn ngữ miêu tả nhân vật của Nam Cao đã xây dựng được những chân dung nhân vật đặc sắc. Nhân vật của ông cả ở hai tầng lớp nông dân và trí thức phần lớn đều rơi vào những tấn bi kịch đau đớn về vật chất và tinh thần. Trong đó một vấn đề trở đi trở lại trong các tác phẩm của Nam Cao là vấn đề nhân phẩm.

Nếu như Nguyễn Công Hoan hầu như chỉ miêu tả ngoại hình các nhân vật phản diện để thể hiện tính cách, sự châm biếm mỉa mai thì Nam Cao lại thường miêu tả ngoại hình của những người nông dân và trí thức nghèo theo kiểu nhân vật số phận và tô đậm tính bi kịch. Ngoại hình nhân vật của Nam Cao trước hết là ngoại hình của những con người mang bi kịch về vật chất, bị cái nghèo, cái đói làm cho biến dạng trở nên xấu xí, tiều tụy, xác xơ.

Lời miêu tả trong Lang Rận nhấn mạnh cái vẻ ngoài của lớp người nghèo trong xã hội. Ngoại hình không được chăm sóc, sửa sang của Lang Rận và mụ Lợi trở nên xấu xí được miêu tả theo chủ nghĩa tự nhiên:

Vd57: "Anh chàng có cái mặt trông dơ dáng thật. Mặt gì mà nặng chình chĩnh như mặt người phù, da như da con tằm bủng, lại lấm tấm đầy những tàn nhang. Cái trán ngắn ngủn, ngắn ngùn, lại gồ lên. Đôi mắt thì híp lại như mắt lợn sề. Môi rất nở cong lên, bịt gần hai cái lỗ mũi con con, khiến anh ta thở khò khè. Nhưng cũng chưa tệ bằng cái lúc anh cười. Bởi vì lúc anh cười thì cái trán chau chau, đôi mắt đã híp lại híp thêm, hai mí gần như dính tịt lại với nhau, môi càng lớn thêm lên, mà tiếng cười, toàn bằng hơi thở, thoát ra khìn khịt".[1, tr.174]

Vd58: "Mụ Lợi là người ở nhà bà. Không một người đàn bà nào có thể xấu hơn. Mụ béo trục, béo tròn, mặt mũi như tổ ong bầu, mắt trắng, môi thâm mà đen như thằng quỷ. Ở quanh đấy, người ta vẫn lấy tên mụ ra mà dọa trẻ. Hơi trẻ nhà nào khóc, người ta lại bảo: “Nín đi! Nín đi! Mụ Lợi kia kìa!... ”. [1, tr.177]

Không phải chỉ người nông dân là nạn nhân của cái nghèo đói, khốn cùng mà khi miêu tả người trí thức Nam Cao cũng nhấn mạnh vẻ ngoài hốc hác, khắc khổ đến dữ tợn:

Vd59: "Hắn đang đọc chăm chú quá. Ðôi lông mày rậm của hắn châu đầu lại

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện trong một số tác phẩm hiện thực phê phán của nguyễn công hoan và nam cao (Trang 85 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)