Lời ĐTNT trong tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện trong một số tác phẩm hiện thực phê phán của nguyễn công hoan và nam cao (Trang 129 - 133)

Tác phẩm Nhân vật ĐTNT Hoàn cảnh ĐTNT Phát ngôn ĐTNT Nội dung ĐTNT LÃO HẠC Ông giáo -Không gian: trong nhà

-Thời gian: trước khi lão Hạc chết - Hoàn cảnh: Khi Lão Hạc nói chuyện có lẽ lão sẽ bán con chó

Tôi lại biết rằng: lão nói là nói để có đấy thôi; chẳng bao giờ lão bán đâu. Vả lại, có bán thật nữa thì đã sao? Làm quái gì một con chó mà lão có vẻ băn khoăn quá thế... Thể hiện tâm trạng có phần bàng quan của ông giáo với câu chuyện "Ôi những quyển sách rất nâng

Vàng. suốt đời, để lưu lại cái kỷ niệm một thời chăm chỉ, hăng hái và tin tưởng đầy những say mê đẹp và cao vọng: mỗi lần mở một quyển ra, chưa kịp đọc dòng nào, tôi đã thấy bừng lên trong lòng tôi như một rạng đông, cái hình ảnh tuổi hai mươi trong trẻo, biết yêu và biết ghét... Nhưng đời người ta không chỉ khổ một lần. Mỗi lần cùng đường đất sinh nhai, và bán hết mọi thứ rồi, tôi lại phải bán đi một ít sách của tôi. Sau cùng chỉ còn có năm quyển, tôi nhất định, dù có phải chết cũng không chịu bán. Ấy thế mà tôi cũng bán! Mới cách đây có hơn một tháng thôi, khi đứa con nhỏ của tôi bị chứng lỵ gần kiệt sức... ". của Lão Hạc và chỉ nghĩ đến nỗi khổ của mình Hoàn cảnh: khi nghe Binh nói chuyện Tư lão Hạc xin bả chó.

"Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết. Một người như thế ấy!... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!... Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng... Con người

Thể hiện tâm trạng ngỡ ngàng, đau xót của ông giáo khi nghĩ rằng

đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ một ngày một thêm đáng buồn."

lão Hạc đã tha hóa.

Lão Hạc -Thời gian: sau khi thằng con đi phu -Không gian: nhà lão Hạc Hoàn cảnh: Con trai vì nghẽo phẫn chí bỏ đi phu, cuộc sống khó khăn Lão Hạc phải tính đến chuyện bòn vườn của con.

“Cái vườn là của con ta. Hồi còn mồ ma mẹ nó, mẹ nó cố thắt lưng buộc bụng, dè sẻn mãi, mới để ra được năm mươi đồng bạc tậu. Hồi ấy, mọi thức còn rẻ cả... Của mẹ nó tậu, thì nó hưởng. Lớp trước nó đòi bán, ta không cho bán là ta có ý giữ cho nó, chứ có phải giữ để ta ăn đâu? Nó không có tiền cưới vợ, phẫn chí bước ra đi, thì đến lúc có tiền để lấy vợ, mới chịu về. Ta bòn vườn của nó, cũng nên để ra cho nó; đến lúc nó về, nếu nó không đủ tiền cưới vợ thì ta thêm vào với nó, nếu nó có đủ tiền cưới vợ, thì ta cho vợ chồng nó để có chút vốn mà làm ăn...”. Thể hiện suy nghĩ, tình cảm của Lão Hạc về người con trai. 3.2.2. Phân tích, miêu tả

3.2.2.1. Hoàn cảnh bộc lộ nội tâm

Trong độc thoại nội tâm, ngữ nghĩa của lời chỉ là nhận thức hiện thực của cá nhân người nói, dưới sự tác động trực tiếp của ba nhân tố: không gian độc thoại, thời gian độc thoại và tâm lý chủ thể khi độc thoại. Lời độc thoại nội tâm xuất hiện trong không gian, thời gian, hoàn cảnh cụ thể và thường xuất hiện khi nhân vật ở

trong những trạng thái tâm lý âm tính (buồn, đau khổ, băn khoăn, tức giận, hoảng hốt, khinh bỉ…) hoặc sự thay đổi mới mẻ của môi trường xung quanh và các mối quan hệ xã hội phức tạp dễ tạo nên nhu cầu tự nhận thức ở nhân vật.

Chẳng hạn, trong bảng 3.9 độc thoại nội tâm của nhân vật ông cậu trong Mất cái ví của Nguyễn Công Hoan nảy sinh trong không gian nhà ông Tham, thời gian vào buổi sáng sau đêm ông Tham ngủ cùng ông cậu. Ông Tham kêu mất ví, la mắng bọn đầy tớ và cố tình cho ông cậu nghe thấy khiến ông cậu nghĩ rằng thằng cháu đang cố ý đổ tội ăn cắp cho mình.

Trong bảng 3.10 nhân vật lão Hạc trong hoàn cảnh con trai vì nghèo phẫn chí bỏ đi phu, cuộc sống của lão khó khăn đến mức không xoay được cái ăn để mà sống nhưng lão vẫn tự nói, tự thuyết phục mình và quyết tâm không bán mảnh vườn mà để lại cho con trai.

Nhìn chung hoàn cảnh là yếu tố quan trọng chi phối lời độc thoại nội tâm. Những suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của nhân vật đều được nảy sinh trong hoàn cảnh cụ thể, muốn hiểu rõ ngữ nghĩa lời độc thoại nội tâm cần hiểu rõ hoàn cảnh xuất hiện của nó.

3.2.2.2. Ngữ nghĩa lời độc thoại nội tâm

Cũng như lời đối thoại, người nói sử dụng lời độc thoại nội tâm để phản ánh một phạm vi hiện thực nhất định, qua đó bộc lộ thái độ nhận thức, tình cảm và ý định hành động của mình. Tuy nhiên, xuất phát từ một định hướng giao tiếp khác hẳn với lời đối thoại, lời độc thoại nội có những đặc điểm riêng về ngữ nghĩa.

Độc thoại nội tâm là ngôn ngữ của nhân vật thể hiện chính mình. Hiện tượng này khẳng định lời độc thoại nội tâm có bản chất hướng nội đặc thù. Ngữ nghĩa lời độc thoại nội tâm trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và Nam Cao tập trung phản ánh các nội dung: suy nghĩ, nhận xét, đánh giá của nhân vật về bản thân; suy nghĩ, nhận xét, đánh giá của nhân vật về những người xung quanh; nhận thức của nhân vật về những sự vật, sự việc và hiện tượng khách quan. Tuy nhiên, ngữ nghĩa ở lời độc thoại nội tâm của các nhân vật trong truyện ngắn của hai tác giả có những điểm khác nhau, thể hiện rõ nét nhất qua sự chênh lệch giữa các nhóm ngữ nghĩa.

Chúng tôi tiến hành khảo sát và phân tích ngữ nghĩa lời độc thoại nội tâm trong một số tác phẩm của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao và đạt kết quả như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện trong một số tác phẩm hiện thực phê phán của nguyễn công hoan và nam cao (Trang 129 - 133)