CHƢƠNG 3 : HÌNH TƢỢNG TÁC GIẢ NHỮNG CHỦ THỂ GIAO TIẾP
3.3. Hình tƣợng tác giả nhƣ là chủ thể đối thoại, kết nối với quá khứ và
3.3.2. Tƣ tƣởng dân chủ và tinh thần đổi mới
Những thập niên cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI tuy đất nƣớc đã có hòa bình, độc lập, non sông liền một dải nhƣng vẫn là giai đoạn nhiều truân chuyên. Hiện thực đất nƣớc đã hằn in lên từng khuôn mặt, để lại những suy tƣ, trăn trở cho con ngƣời Việt Nam đặc biệt là những nhà văn - những ngƣời vốn nhạy cảm nhất với những biến thiên của thời cuộc.
Đƣợc nói và dám nói là thế mạnh phải khẳng định đầu tiên ở các tác giả hồi ký sau 1985. Những câu chuyện tƣởng nhƣ là vùng kín, vùng cấm đã đƣợc các tác giả hồi ký dẫn đƣờng. Mãi đến những năm gần đây, các cuộc triển lãm tranh ảnh về thời kỳ bao cấp mới đƣợc trƣng bày. Đó là giai đoạn màu thời gian không tím ngát,
hƣơng thời gian không thanh thanh mà thực sự màu thời gian xanh ngắt và hƣơng thời gian thật nghẹt thở. Đó là quãng thời gian cái sổ gạo quan trọng hơn tất cả. Cụm từ “mất sổ gạo”, “lo lợn ốm hơn chồng ốm”, lợn đƣợc gọi là “thủ trƣởng lợn” trở nên phổ biến. Ngƣời dân không chỉ đói ăn mà còn đói cả tinh thần. Với thái độ khách quan nhìn nhận, soi xét, đánh giá lịch sử, các nhà văn đã tái hiện lại một cách chân thực những năm bao cấp, những năm đất nƣớc bị nền kinh tế thị trƣờng xâm nhập. Thời kỳ bao cấp hiện lên trong hồi ký Năm tháng nhọc nhằn năm tháng nhớ
thương, Rễ bèo chân sóng, Một thời để mất. Đó là những ngày cơ cực, đói khổ, bế
tắc. Sống chỉ hơn chết một tí. Cơm không đủ ăn, chỉ toàn gạo đỏ độn thêm ngô, khoai, sắn; áo không đủ mặc; ở thì chật chội, bẩn thỉu, khổ sở. Thậm chí có tiền cũng không dám mua thêm ngoài vì sợ vi phạm chính sách lƣơng thực của nhà nƣớc. Ma Văn Kháng nhớ lại những ngày này mà cảm thấy kinh hoàng: “Cuộc sống… thật là khủng khiếp và tôi thật không hiểu vì sao hồi ấy tôi có thể chịu đựng đƣợc mà không phát điên, không rơi vào cơn khủng hoảng tâm thần” [88, tr.227]. Sáu nhân mạng trong một căn nhà vỏn vẹn tám mét vuông, trƣớc là “một cái sân lầy lụa than bùn” [88, tr.238]. Ông đúc rút từ chính những trải nghiệm, đắng cay của cuộc đời mình: “Khổ cực đã đến cái mức hủy hoại cả những tình cảm bẩm sinh thuần khiết tự nhiên nhất của con ngƣời” [88, tr.233].
Nhắc đến thời bao cấp, ngƣời ta bị ám ảnh bởi hai chữ “phân phối”, “xếp hàng” nên có ngƣời định nghĩa vui chủ nghĩa xã hội là cả ngày xếp hàng, còn xã hội chủ nghĩa là xếp hàng cả ngày. Cũng có kẻ cay độc, chua chát hơn nghĩ ra câu thách đối vô cùng hóc hiểm: “Cái cứt gì cũng phân. Phân nhƣ cứt” [88]. Theo Ma Văn Kháng sự thật là vế sau không thực sự thấu tình đạt lý. Song điều đó đã báo động sự chán nản, tâm lý hoài nghi, bi quan tràn lan trong cán bộ. Tất cả dƣờng nhƣ đã phần nào làm mất niềm tin vào cái gọi “làm theo khả năng, hƣởng thụ theo nhu cầu”. Hạnh phúc, no ấm đâu chƣa thấy, chỉ thấy bao cơ khổ, nhọc nhằn.
Trong hồi ký của Đào Xuân Quý, thời kỳ bao cấp là những ngày cuộc sống đói khổ. Những nỗi lo về cơm áo, gạo tiền, về bao thứ vặt vãnh trong cuộc sống hàng ngày đã chiếm khá nhiều thì giờ và tâm trí của hầu hết những ngƣời cầm bút:
“Những việc lớn lao nhƣ ý nghĩa cuộc đời, giá trị của con ngƣời, vận mệnh của dân tộc, các vấn đề quá khứ và tƣơng lai… họ chỉ có thể nghĩ đến trong những phút giây tạm thời đƣợc giải phóng ra khỏi những nỗi lo toan kia, lúc tâm hồn đƣợc thảnh thơi đôi chút” [153, tr.116]. Điều đó cũng dễ hiểu. Và cuối cùng chỉ còn một biện pháp là cố gắng vƣợt qua: “Thôi thì mọi việc rồi cũng xong tất. Ngƣời ta sống đƣợc thì mình cũng sống đƣợc” [153, tr.116].
Còn Hoàng Minh Châu nhắc đến thời bao cấp, ông tổng kết: Đây là thời kỳ nghèo đói, đất nƣớc mất ổn định, sản xuất đình đốn; kế hoạch sử dụng cán bộ không khích lệ đƣợc tài năng; nạn hối lộ, tham nhũng, mất dân chủ, bất công xã hội, vi phạm pháp luật, kỷ cƣơng và nhiều hiện tƣợng tiêu cực khác khiến lòng dân xao xuyến, hoang mang. Có thể nói, đây là thời kỳ chúng ta đang đứng trƣớc nguy cơ khủng hoảng trầm trọng về mọi mặt của đời sống xã hội [24].
Cái hiện thực khốc liệt của những ngày tháng thời bao cấp khiến trang văn của Bùi Ngọc Tấn ám ảnh bạn đọc. Từ chuyện đói khổ, đến sự cùng cực của bạn bè, đồng nghiệp và cả chính gia đình ông. Một thời đã từng là thế mà ngỡ nhƣ không phải thế. Một thời “khẩu phần tinh thần, khẩu phần vật chất đều đƣợc tiêu chuẩn hoá và phân phối… Một thời mà khi nhớ lại, bỗng thấy mình đã trở thành những anh hùng, đã vƣợt qua quãng đời tƣởng nhƣ bịa, không thể nào tin đƣợc…” [167, tr.227]. Sống trong hoàn cảnh đó, để tồn tại mà theo đuổi cái “nghiệp” của đời mình, để nuôi sống đƣợc cả bản thân và gia đình, những ngƣời nghệ sĩ phải cầu cạnh từ chị bán thịt, cô bán cá đến bà bán gạo. Họ phải làm đủ nghề để kiếm sống từ làm nƣớc mắm, nuôi ngan, làm bô đê… đến buôn bán chui thậm chí phải bán máu.
Với các nhà văn họ không chỉ có sống, tồn tại, mà còn phải cầm bút nói lên sự thật, coi sự thật nhƣ là một sự định hƣớng sáng tác ngầm cho mình. Thanh Thảo
ở Cơ nhỡ trong hòa bình có nhắc tới chuyện sau khi viết trƣờng ca Những người đi
tới biển, ông tiếp tục chỉ ra những kẻ chiêu hồi xấu xa trong hàng ngũ lãnh đạo các
cấp và đã bị cơ quan văn nghệ tỉnh Nghĩa Bình “để ý” vì những sáng tác mới của ông vẫn theo định hƣớng nói sự thật. Nói sự thật cũng là một cái tội.
Đến thời kỳ đổi mới trong Mất để mà còn, Hoàng Minh Châu ghi rõ số liệu và ghi nhận thành quả bƣớc đầu của công cuộc này: “Trƣớc đây phải nhập 45 vạn tấn… Năm 1989 đạt 21 triệu tấn, hàng hoá bắt đầu đa dạng về mẫu mã, kinh tế đối ngoại phát triển. Cuối năm 1989, lần đầu tiên xuất khẩu một triệu rƣỡi tấn gạo” [23, tr.289]. Nền kinh tế của chúng ta thực sự có nhiều khởi sắc, cuộc sống của ngƣời dân đƣợc cải thiện. Khi kinh tế thị trƣờng phát triển cũng là sự báo động về vấn đề giáo dục: Nạn mua chức tƣớc văn bằng, phong trào chạy theo thành tích phổ biến mọi nơi; văn hoá nghe nhìn tràn lan những sách báo, trò chơi bạo lực với những hình ảnh ma quái, kỳ dị; những cảnh chết chóc, máu me đầm đìa; những ngôn ngữ kỳ quặc, nửa ngƣời, nửa thú. Đến cả ngƣời viết, tƣởng nhƣ là đối tƣợng có tự trọng nhất cũng sẵn sàng chấp nhận viết ẩu, chạy theo thị hiếu tầm thƣờng của độc giả, đạo văn tràn lan, công khai. Thế mới thấy chẳng phải đến ngày nay những câu chuyện này mới hiện diện. Mỗi thời mỗi kiểu, mỗi ngƣời mỗi cách, nhƣng không phải ai cũng dám viết ra sự thật đau lòng ấy.
Trong Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương Ma Văn Kháng lại một lần nữa tái hiện rất chân thực thời kỳ nhiều biến động này. Biết bao ngƣời đã bị bạn bè phản bội. Thời kỳ bao cấp, cùng lắm chỉ là ăn cắp vặt nhƣng giờ đây là những vụ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản tinh vi với giá trị rất lớn: “nghĩ mà buồn thƣơng cho kiếp con ngƣời”, một thân phận khác gì “thảo dân” [88, tr.527].
Thời kỳ kinh tế thị trƣờng, Tô Hoài lại có may mắn trở về xóm Đồng - Thái Bình, nơi ông đã có những tháng ngày gắn bó trong thời kỳ hợp tác hoá nông nghiệp. Về đây, cảnh vật đã khác xƣa, xã hội phát triển, nhà nhà no đủ hơn, khang trang hơn. Cả xóm nhà ngói, xi măng hết, lại có vài ba cái nhà tầng. Nhƣng con ngƣời thì trộm cắp, tham ô của dân, của nƣớc. Tình nghĩa vợ chồng, tình làng nghĩa xóm là những thứ quá xa xỉ. Anh Sự, bí thƣ xã ngày nào thƣờng nói những lời ví von, hình ảnh về việc vào hợp tác xã của nông dân, giờ chửi vợ là “con đĩ rạc”. Biết
vợ bán thân nuôi miệng vẫn lặng yên, vẫn hút xách, vẫn ăn uống trên những đồng tiền bẩn thỉu ấy.
Chƣa bao giờ mà các nhà văn đƣợc nói thẳng nói thật nhƣ giai đoạn này. Đào Xuân Quý ghi lại tham luận của Hoàng Quốc Hải tại Đại hội VII, Hội Nhà văn Việt Nam năm 2005: “Lại mƣời năm nữa (1986 - 1995) thƣờng đƣợc gọi là văn học thời đổi mới. Giai đoạn này, các nhà văn Việt Nam, bằng văn chƣơng của mình khuấy động toàn xã hội, đem lại cho mọi ngƣời một không khí sinh hoạt dân chủ... Vấn đề là khát vọng của số đông đƣợc thỏa mãn...” [154]. Đây chính là lý do tại sao hồi ký giai đoạn này hấp dẫn. Cảm hứng đổi mới, cùng sắc thái diễn ngôn mới mẻ, các tác giả hồi ký đã đƣa đến cho ngƣời đọc ngày hôm nay những câu chuyện cũ mà không hề tẻ nhạt, xƣa mà không hề xa.
Có điều các tác giả hồi ký vẫn chỉ dừng ở việc đƣa ra vấn đề, chỉ ra con ngƣời cụ thể và thể hiện quan điểm sống và viết của mình. Bạn đọc vẫn trông chờ vào một hƣớng giải quyết nhƣng có lẽ với chức năng của văn học điều đó còn khá xa xôi.
TIỂU KẾT
Đời sống văn nghệ của cả một thời đã in dấu trên mọi mặt đời sống xã hội và con ngƣời khiến văn nghệ sĩ phải lựa chọn cho mình một hƣớng đi, tách rời khỏi dòng chung hay hòa vào cảm hứng của thời đại. Sự lựa chọn nào cũng có lý do của nó. Với sự giãi bày chính bản thân mình, sự khắc họa chân dung bạn bè, sự trả lời thành thật cho những câu hỏi của quá khứ, đó chính là thái độ ứng xử văn hóa của các tác giả hồi ký sau 1985.
Các tác phẩm hồi ký sau 1985, ngoài việc giải đáp những câu hỏi của thế hệ hôm nay về chuyện ngày hôm qua, còn là sự nhắc nhớ một thời kỳ đã qua, trong đó có đủ mọi gam màu sáng tối. Sau 1985, Việt Nam bƣớc vào giai đoạn đổi mới, ở đó, có sự thay đổi nhận thức, tƣ tƣởng cởi mở, nhiều nhà văn vốn quen với sự hƣởng
thụ, đã lao vào cuộc sống kiến thiết xây dựng đất nƣớc. Tuy nhiên, các tác phẩm hồi ký đã giải đáp cho cộng đồng tiếp nhận đƣơng đại hiểu đƣợc sự thật của một thời kỳ đã qua, đồng thời gửi lại những kinh nghiệm cá nhân cho những thế hệ đi sau. So với các thể loại khác, hồi ký đã góp phần bồi đắp kinh nghiệm thẩm mỹ làm thay đổi diện mạo và nâng cao tính dân chủ cho hồi ký đƣơng đại.
Chúng tôi cho rằng sự thành công lớn nhất của hồi ký văn học sau 1985, chính là các nhà văn đã tạo dựng đƣợc bức tranh khá toàn diện về cuộc sống của cả một giai đoạn, trong đó họ khẳng định mình qua sự va đập với các mối quan hệ cá nhân và xã hội. Viết về một thời kỳ, dẫu là chiến tranh hay hậu chiến, các tác giả đã có cái nhìn thành thật. Và để viết thành thật về cuộc sống và con ngƣời thì chỉ có những ngƣời sống thành thật mới có thể làm đƣợc. Từ cái tôi tác giả để xây dựng nên hình tƣợng tác giả không phải là thế mạnh của tất cả các thể loại văn học, tuy nhiên với hồi ký đây là lợi thế và tạo nên sự hấp dẫn với cộng đồng tiếp nhận.
Phải khẳng định chính tƣ tƣởng dân chủ và tinh thần đổi mới mang lại sinh khí mới cho hồi ký sau 1985. Ngoài sự cởi mở trong những câu chuyện mà các tác giả giai đoạn này đƣa ra, thì tinh thần dân chủ đã tạo nên bản lĩnh và phong cách sống và sáng tạo của nhà văn.
Thông qua bức tranh về con ngƣời và cuộc sống, hình tƣợng tác giả trong hồi ký sau 1985 đã đƣợc thể hiện với nhiều sắc màu, đó không chỉ là cái nhìn chủ quan mà bằng những con ngƣời cụ thể, những hành động cụ thể, cái tôi tác giả đã bộc lộ tính cách, quan điểm sống, và cả những dự báo cho tƣơng lai. Hình tƣợng tác giả luôn là vấn đề bản thể của hồi ký, và với hồi ký sau 1985, đây chính là kiểu nhân vật đặc trƣng, có hồn cốt, có phong cách mang lại sự tò mò và hấp dẫn với bạn đọc. Thể hiện vai trò của cái tôi, sự tự tin và trách nhiệm với mình, với cộng đồng, đó chính là đặc trƣng của hồi ký giai đoạn này.
CHƢƠNG 4
HÌNH TƢỢNG TÁC GIẢ TRONG HỒI KÝ VĂN HỌC SAU 1985 NHÌN TỪ PHƢƠNG THỨC NGHỆ THUẬT