Những công trình, bài báo nghiên cứu về từng tác giả, tác phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hình tượng tác giả trong hồi ký văn học việt nam sau 1985 (Trang 33 - 45)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.2. Những công trình, bài viết về hồi ký văn học Việt Nam sau 1985

1.2.2. Những công trình, bài báo nghiên cứu về từng tác giả, tác phẩm

Sau đổi mới xuất hiện nhiều công trình, bài báo nghiên cứu từng tác giả, tác phẩm hồi ký văn học cụ thể, đặc biệt là những tác phẩm của các nhà văn có hành trình sáng tác lâu dài và có tiếng vang trên văn đàn.

Số lƣợng các công trình, bài viết về hồi ký Tô Hoài rất lớn. Ông là một trong những nhà văn khởi nguồn cho vị trí, tiếng nói của hồi ký trong hệ thống thể loại phát triển đa dạng sau 1985. Tác phẩm hồi ký của Tô Hoài tạo đƣợc ấn tƣợng sâu đậm và một diện mạo mới cho thể hồi ký.

Ngay chính Tô Hoài, năm 2006, khi chuyển nhƣợng 17 tác phẩm cho công ty Văn hoá Phƣơng Nam, ông đã khẳng định: “Mảng đề tài hồi ký của tôi, tôi sẽ không chuyển nhƣợng cho bất cứ đơn vị xuất bản nào. Có thể tôi chƣa suy nghĩ thấu đáo chăng, dẫn đến việc quyển Cát bụi chân ai tôi viết xong thì bị phản ứng, đến khi tôi viết Chiều chiều thì không xuất bản đƣợc. Tết vừa rồi tôi có viết hai truyện đăng trên báo Ngƣời Hà Nội và báo Công An nhân dân về đề tài các nhà văn Việt Nam đi uống rƣợu lủi nhƣ thế nào. Đó cũng là tập dƣợt về cách viết, xem viết nhƣ vậy đã đƣợc chƣa, có ai trách gì không? [41]. Nói nhƣ vậy không có nghĩa Tô Hoài sợ phản ứng, hay sợ không đƣợc xuất bản mà ông hiểu quá rõ về thành công và phản hồi của độc giả về các tác phẩm hồi ký đã viết.

Năm 1980, Vân Thanh trong “Tô Hoài qua tự truyện” đánh giá: “Hồi ký Tô Hoài đã thật sự đóng góp vào văn học ta mảng sống buồn bã vật lộn của một thế hệ tuổi thơ hoặc đƣợc nhìn qua cách nhìn trẻ thơ để nói một cái gì bản chất của cuộc đời cũ” [171]. Sau đó, năm 1989, trong bài phê bình “Đọc Nhớ Mai Châu của Tô

Hoài - Hãy đừng quên một miền đất xa xôi heo hút”, tác giả đã đƣa ra những nhận

xét có tính gợi mở về nghệ thuật viết hồi ký của Tô Hoài: Đấy là những trang viết không chìm vào những sự kiện. Nhiều chi tiết đƣợc chọn lọc, nhiều chuyện lý thú, xúc động kể lại một cách hấp dẫn, sinh động [172].

Năm 1990, Võ Xuân Quế trong bài “Ngôn ngữ một vùng quê trong tác

phẩm đầu tay của Tô Hoài”, đã khẳng định: “Cỏ dại là cuốn hồi ký đầu tiên đánh

dấu bƣớc trƣởng thành về phong cách của Tô Hoài [152]. Dù Cỏ dại ra đời từ năm 1943, song đã cho ngƣời đọc thấy nội lực sáng tạo của Tô Hoài. Ông đã có nhiều thành công ở truyện ngắn, truyện vừa và dự phần vào hồi ký một cách tự tin, chững chạc.

Năm 1993, nhận xét về cuốn hồi ký Cát bụi chân ai, hai tác giả Xuân Sách và Trần Đức Tiến trong bài “Cuộc trao đổi về tác phẩm Cát bụi chân ai”, đã đƣa ra những nhận định sắc sảo: “Lần đầu tiên ông đã cho thế hệ cầm bút chúng tôi nhìn một số “nhân vật lớn” của văn chƣơng nƣớc nhà từ một cự ly gần,… một khoảng cách khá “tàn nhẫn” nhƣng vì thế mà chân thực và sâu sắc” [155, tr.7]. Còn Xuân Sách yêu thích Cát bụi chân ai vì đây là: “Tác phẩm mang đậm phong cách Tô Hoài từ văn phong đến con ngƣời. Thâm hậu mà dung dị, thì thầm mà không đơn điệu, nhàm chán, lan man tí chút nhƣng không kề cà vô vị, một chút u mặc với cái giọng khơi khơi mà nói, anh muốn nghe thì nghe không bắt buộc nghe rồi hiểu, đừng cật vấn… Và vì thế, sức hấp dẫn chủ yếu là sự chân thật” [155, tr.7].

Năm 1998, Đặng Thị Hạnh đi sâu vào tìm hiểu cấu trúc thời gian của hồi ký

Cát bụi chân ai với nhận định: “Dòng hoài niệm trong Cát bụi chân ai chạy lan man, rối rắm nhƣ ba mƣơi sáu phố phƣờng, những phố hẹp của Hà Nội cổ đan xen nhau dày đặc, với những rẽ ngoặt quanh co…, vƣơng quốc của Tô Hoài, Nguyễn Tuân (ngƣời sáng tạo ra từ “phố Phái”) và bạn bè. Thời gian hồi tƣởng nhƣ ngẫu hứng, cũng chạy long bong theo dòng hoài niệm, móc vào đâu đấy, dừng lại một lát rồi lại đi, vấp phải câu nói, có khi chỉ là một từ… là đã có thể đổi chiều, đi ngƣợc về trƣớc hoặc lùi về sau, có khi hàng chục năm. Tƣởng đó cũng là bình thƣờng khi “trò chơi lớn” của văn viết hồi ký là đặt chồng lên nhau các lớp thời gian” [57, tr.37]. Nhƣ vậy, Đặng Thị Hạnh đã nhận ra sự linh hoạt trong cách tạo dựng không gian, thời gian và cả điểm nhìn trong hồi ký Tô Hoài.

Cát bụi chân aiChiều chiều là hai tác phẩm của Tô Hoài đƣợc đánh giá

cao trong thể loại hồi ký sau 1985. Chính vì thế, nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu đã đánh giá và khẳng định những đặc sắc phong phú trong thế giới nhân vật và nghệ thuật biểu hiện của hai cuốn sách này, từ đó khái quát về tiềm lực và những thành công của hồi ký Tô Hoài nói riêng và hồi ký văn học Việt Nam nói chung.

Năm 2001, trong bài “Ngót 60 năm văn Tô Hoài”, Phong Lê khi đánh giá về phong cách nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật của Tô Hoài có nhắc: “Đọc Cát bụi

mẻ, không trùng lặp, không mờ nhạt, không kém sút trong cái kho kỉ niệm của nhà văn. Chẳng lên giọng, cũng chẳng ra bộ khiêm nhƣờng, Tô Hoài cứ tự nhiên mà kể về những gì mình đã biết, đã trải - những hành trình của đƣờng đời cùng dấu ấn của nó hiển lộ” [97, tr.40]. Phong Lê cũng chỉ ra chân dung “một Tô Hoài không lẫn với bất cứ ai, một Tô Hoài hết mình. Hóm hỉnh và thông minh. Nhẹ nhõm mà có sức nặng, cứ nhƣ đùa mà thật nghiêm chỉnh. Nhũn nhặn, khiêm nhƣờng mà thật dũng cảm, chẳng biết sợ là gì” [97, tr.41]. Tô Hoài cứ nhấn nhá dẫn dụ ngƣời đọc đi cùng mình đến những gì lạ mà quen, hoặc quen mà lạ. Và chính khả năng hoán đổi vị thế ấy làm nên sự sinh động của hồi ký Tô Hoài.

Năm 2003, với bài “Tô Hoài - Hà Nội” trên báo Người Lao động, Yên Ba đã chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa Tô Hoài với mảnh đất Hà Nội: “Tác phẩm Chiều chiều, một cuốn hồi ký hay nhất trong một thập niên trở lại đây, là những trang viết của ông về cuộc sống Hà Nội…” [7, tr.25].

Năm 2004, Từ điển Văn học (bộ mới), khi giới thiệu Tô Hoài có những đánh giá mang tính khái quát về hai cuốn hồi ký Cát bụi chân aiChiều chiều. Các tác giả đã khẳng định, hồi ức của Tô Hoài là sự chân thực, đã có cái nhìn đa chiều về một thời đoạn lịch sử, đặc biệt là tài năng tái dựng chân dung, gọi ra đƣợc cái tạng thật của những nghệ sỹ cùng thời của ông. Các tác giả cho thấy tính chất xuyên văn bản trong hai tập hồi ký: “Chiều chiều gần nhƣ là một tác phẩm liên hoàn của Cát

bụi chân ai, cũng khai thác sâu vào một đối tƣợng mà Cát bụi chân ai chƣa nói hết”

[136, tr.1748].

Năm 2004, Nguyễn Đăng Điệp với bài “Tô Hoài, sinh ra để viết”, đã nhận định: “Viết về cái của mình, quanh mình là định hƣớng nghệ thuật và cũng là kênh thẩm mĩ của Tô Hoài. Đúng hơn, đây là yếu tố cốt lõi làm nên quan niệm nghệ thuật của ông. Nó khiến cho văn Tô Hoài có đƣợc phong cách, giọng điệu riêng. Đó là một giọng kể nhẩn nha, hóm hỉnh và tinh tế. Rất hiếm khi ta thấy Tô Hoài cao giọng” [43, tr.118]. Ngoài ra, Nguyễn Đăng Điệp cho thấy sự gần gũi giữa hồi ký Tô Hoài và tiểu thuyết để khẳng định: “Tô Hoài không chuốt văn theo cách ép hoa trong tủ hay cầu kỳ một cách thái quá để tạo nên kiểu bonsai chữ nghĩa mà ông cắt

tỉa, gọt giũa câu văn, tạo nên những cấu trúc cú pháp mới cũng là để văn gần hơn với đời”. Để rồi tác giả cũng khẳng định đặc sắc trong hồi ký của Tô Hoài, “trƣớc hết là nghệ thuật dựng không khí, thứ hai, đặt nhân vật trong muôn mặt đời thƣờng, và thứ ba, các chi tiết rất giàu chất tiểu thuyết. Thật đấy mà cứ nhƣ tiểu thuyết. Tiểu thuyết mà cứ nhƣ là thật” [43, tr.120].

Năm 2006, nhà văn Nguyễn Văn Thọ trong “Vài cảm giác với Chiều chiều”

in trên báo Văn nghệ, đánh giá sức hấp dẫn của cuốn Chiều chiều là “giọng bình thản, không câu nệ thứ tự thời gian, thứ tự các tình huống, nhân vật, nhƣng thấm đƣợm cái nhìn rất riêng, rất dí dỏm của tác giả…” [186, tr.13].

Năm 2009, trong bài “Tô Hoài và thể hồi ký”, Vƣơng Trí Nhàn có cái nhìn tƣơng đối hệ thống và khẳng định hồi ký Tô Hoài “là nơi con ngƣời tác giả cùng cái triết lí mà ông mơ hồ cảm thấy và theo đuổi suốt đời, cả hai có dịp bộc lộ đầy đủ nhất”. Tác giả bài báo đã chỉ ra một số đặc điểm của hồi ký Tô Hoài: “Sống đến đâu viết đến đấy; quan niệm của Tô Hoài về cái thực - một điều hết sức thiết cốt với hồi ký; hồi ký Tô Hoài có sự phân thân: trong ngƣời có mình” [128, tr.20]. Tuy nhiên, tác giả chỉ dừng lại ở việc khẳng định tính chân thực trong việc kể lại kỉ niệm của những mối quan hệ xã hội và văn chƣơng.

Năm 2010, Đặng Tiến trong “Tổng quan về hồi ký Tô Hoài”, đã nhận định: “Tô Hoài viết cái gì cũng ra tự truyện… Anh nhẩn nha kể hết chuyện này sang chuyện khác nhƣng mỗi tác phẩm đều mang đến cho ngƣời đọc nhiều kiến thức mới lạ… Cát bụi chân ai mang lại nhiều hiểu biết về Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Xuân Diệu và một thời đại văn học. Tƣởng đến đó là hết chuyện, nhƣng Chiều chiều lại mang lại nhiều ánh sáng mới, rọi chiếu vào một giai đoạn dài và nhiều truân chuyên trong xã hội và văn học từ 1955 đến nay. Ngày nay không thể viết phê bình hay lịch sử văn học mà không đọc Tô Hoài” [193, tr.76].

Năm 2015, tròn một năm ngày Tô Hoài mất, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức hội thảo “Tô Hoài - Một đời văn”, Tôn Phƣơng Lan có bài viết “Tô Hoài và bạn văn

qua hồi ký”: “Tô Hoài viết từ góc nhìn của ngƣời trong cuộc, cung cấp cho bạn đọc

để ngƣời đọc có cơ sở mà nhìn kỹ, hiểu sâu về cơ chế và đời sống văn nghệ. Tất nhiên, khi viết Cát bụi chân ai, Chiều chiều có những điều Tô Hoài vẫn chƣa nói hết, chẳng hạn về Nhân văn - Giai phẩm. Phải chăng đây là điều mà ông gọi “đôi khi là một nửa sự thật” nhƣ trong trả lời phỏng vấn, và ông đã phải đấu tranh lắm mới viết đƣợc ra?” [94].

Dù các nhà nghiên cứu khi đánh giá về Tô Hoài ở nhiều khía cạnh khác nhau, song hầu hết đều đánh giá ông cao hơn cả ở việc sử dụng chất liệu đời thƣờng, đề cao sự chân thật qua giọng văn rất riêng đã tạo nên những con ngƣời, những vùng đất, những chi tiết với hơi thở và hồn cốt riêng. Đây cũng là lí do các tác phẩm hồi ký của Tô Hoài có ma lực hấp dẫn bạn đọc và giới nghiên cứu dù ra đời cách đây vài chục năm.

Bên cạnh những tiểu luận, phê bình đã khảo sát ở trên, hồi ký của Tô Hoài cũng đƣợc các tác giả luận văn, luận án nghiên cứu, nhìn nhận sâu hơn về đặc trƣng phong cách thể loại.

Anh Thơ, với ba tập hồi ký dày 1.111 trang đã là nguồn cảm hứng của rất nhiều bạn đọc, và cũng chính là mảnh đất để nhiều nhà nghiên cứu quan tâm khai phá. Năm 2002, trong cuốn Đẹp mãi bức tranh quê, Nxb Phụ nữ đã quy tụ các bài viết về hồi ký Anh Thơ của các tác giả: Vũ Quần Phƣơng, Phạm Tú Châu, Xuân Cang, Trần Cƣ, Nguyễn Văn Long, Nguyễn Ngọc Hiền, Lý Thị Trung… Những bài viết đã bƣớc đầu tạo cơ sở nghiên cứu hồi ký của Anh Thơ ở hình tƣợng tác giả. Trong lời giới thiệu “Hồi ký Anh Thơ”, Nxb Phụ nữ đã nhận xét: “Trong bộ hồi ký này, bạn đọc thấy đƣợc chân dung sinh động của tác giả cũng nhƣ của nhiều văn nghệ sĩ tên tuổi cùng thời trƣớc cách mạng cũng nhƣ trong cuộc cách mạng trƣờng chinh của dân tộc. Điều đáng lƣu tâm là tƣ tƣởng vƣơn lên, ý thức tự giải phóng mình khỏi những định kiến, những trở ngại của xã hội đối với giới nữ đã xuyên suốt tác phẩm” [137, tr.2]. Vũ Quần Phƣơng với bài “Nhà thơ Anh Thơ” đã khẳng định: “Đọc tập hồi ký Từ bến sông Thương; cách kể thật thà của tác giả có thể làm phật lòng vài ngƣời trong cuộc (sự đời, nói thật dễ mất lòng, nhất là những chuyện riêng tƣ) nhƣng đã cung cấp khá nhiều chi tiết về một thời mà không phải ai dám thẳng

thắn nhận xét” [137, tr.102]. Phạm Tú Châu trong “Đọc hồi ký của Anh Thơ” có nhận xét: “Trong vô vàn sự kiện của cuộc đời ngoài sáu mƣơi xuân, Anh Thơ đã chọn lọc đƣợc nhiều câu chuyện cảm động và lý thú, từ đó dựng lại đƣợc bức tranh về niềm vui nỗi buồn, chị không ngại kể lại nếp sống cũ kĩ, phong kiến của gia đình, họ hàng, bạn bè, không ngại nêu một số nhận xét thẳng thắn của mình lúc đó về ngƣời và việc, dù đúng hay sai, dù hay dù dở, dù ngƣời đó còn sống hay đã khuất”. Và “…Từ Bến sông Thương có nhiều trang khiến ngƣời đọc cảm động xót xa, nhiều trang có giá trị nhƣ là phong tục, tƣ liệu tham khảo cho văn học sử, nhiều trang làm bạn đọc bất ngờ, chƣng hửng, nhiều dòng tả cảnh giàu nhịp điệu nhƣ thơ văn xuôi… Nghệ thuật viết văn, nghệ thuật kể chuyện đó đã đƣợc Anh Thơ tập rèn, tích lũy từ thời chị còn rất trẻ” [137, tr.110]. Trong bài “Số phận nhà thơ chìm nổi”, Xuân Cang chú ý đến vấn đề thể loại: “Ba tập Từ bến sông Thương, Tiếng chim tu

hú, Bên dòng chia cắt… gọi là hồi ký văn học vì từ đầu đến cuối bà chỉ kể chuyện

viết văn, làm thơ và những gì liên quan đến sự nghiệp của đời bà. Có lẽ đây là lần đầu tiên trong văn học nƣớc ta có một bộ sách dày dặn nhƣ thế kể chuyện một đời văn chƣơng gắn với từng bƣớc đi của lịch sử, mà lại là cuộc đời của một nhà văn nữ, đã bảy nổi ba chìm với nƣớc non” [137, tr.86]. Đặc điểm của hồi ký Anh Thơ cũng đƣợc Xuân Cang khái quát bằng những nét chính: “Hồn hậu và chân thật là hai đặc điểm nổi bật của ba tập hồi ký liên hoàn này” [137, tr.91]. Còn Trần Cƣ đã có những nhận định toàn diện hơn khi đánh giá về nội dung của hồi ký Anh Thơ: “Hồi ký ƣ?, sao mà dày thế? Đó là ý nghĩ thoạt đầu của tôi khi nhác thấy cuốn Từ bến

sông Thương của Anh Thơ. Nghĩa là có hơi ngại… Nhƣng khi đọc đƣợc vài chục

trang thì tôi bỗng bị tập hồi kí này lôi cuốn, gần nhƣ một thứ tiểu thuyết, buộc tôi đọc một mạch cho đến hết. Gấp sách lại thấy ngân nga niềm vui có đƣợc cuốn sách có thể nói là hay” [137, tr.123]. Lý Thị Trung cho rằng: “Tác giả Bức tranh quê

trong những ngày nằm trên giƣờng bệnh vẫn luôn tỉnh táo và bày tỏ niềm khao khát đƣợc hoàn thành phần bốn cuốn hồi ký văn học của mình. Ba phần đầu của Từ bến

sông Thương, Tiếng chim tu hú, Bên dòng chia cắt… có sức hấp dẫn của một cuốn

Thương, Lý Thị Trung khẳng định tập hồi ký “có giá trị nhƣ một tƣ liệu quý về một giai đoạn văn học sôi động. Ở tuổi 80, nữ sĩ vẫn nỗ lực viết hồi ký. Bà coi việc viết hồi ký là một cơ hội cuối cùng để trả nốt món nợ đời đã trót đa mang” [137, tr.181].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hình tượng tác giả trong hồi ký văn học việt nam sau 1985 (Trang 33 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)