Những câu chuyện của quá khứ mang đến lời giải đáp cho hiện tại

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hình tượng tác giả trong hồi ký văn học việt nam sau 1985 (Trang 110 - 115)

CHƢƠNG 3 : HÌNH TƢỢNG TÁC GIẢ NHỮNG CHỦ THỂ GIAO TIẾP

3.3. Hình tƣợng tác giả nhƣ là chủ thể đối thoại, kết nối với quá khứ và

3.3.1. Những câu chuyện của quá khứ mang đến lời giải đáp cho hiện tại

Về lý thuyết, hình tƣợng tác giả là kiểu nhân vật đặc biệt, là chủ thể sáng tạo. Cùng với khuynh hƣớng đổi mới, cách tân của văn học, hình tƣợng này không còn mang tính đơn nhất mà ngày càng đa chiều và truyền đƣợc nhiều cảm hứng hơn. Các tác phẩm hồi ký sau 1985 đã làm thỏa mãn nhiều vấn đề mà trƣớc đây vẫn còn là những góc khuất. Về phƣơng diện vĩ mô, nhiều sự kiện đã hằn lên những vết thƣơng của đời sống văn học quá khứ nhƣ Nhân văn Giai phẩm, công cuộc “xét lại” và “sửa sai”. Còn về vi mô thì các tác giả đã đi sâu vào những ẩn ức trong đời sống cá nhân nhƣ đề cập đến bản năng sống hay phần thấp hèn, nhỏ nhoi của con ngƣời.

Cùng với nữ quyền, thì bình đẳng giới gọi tắt là LGBT đến nay không còn là vùng cấm nữa mà ngƣời ta đã có rất nhiều cởi mở trong quan niệm, trong các quy định của pháp luật và ứng xử của con ngƣời với nhau. Mãi đến năm 2015, sự hiện diện của ngƣời LGBT mới đƣợc nhiều văn bản pháp luật quy định đề cập tới. Ấy thế mà những năm 90 của thế kỷ XX, Tô Hoài đã viết trong Cát bụi chân ai. Phải chăng ông là ngƣời đã dự báo về điều này? Mối tình trai mà Xuân Diệu tỏ bày, Tô Hoài lúc đầu thấy hơi lạ nhƣng mà cảm động. Thừa nhận rằng “Xuân Diệu yêu tôi”. Ngoài tình cảm thân mật xác thịt trong cái đêm u tì quốc, Tô Hoài cũng thành thật là có lúc bốn mắt nhìn nhau đắm đuối. Tình cảm đặc biệt của hai ngƣời dành cho nhau là có thật. Sau này va vấp với những cuộc tình trong bóng tối, Tô Hoài cũng cảm thông hơn với Xuân Diệu: “lúc rồ lên trong đêm tối quyến rũ mình cũng điên kia mà chứ có phải một mình Xuân Diệu đâu” [68, tr.198].

Day dứt, trăn trở hơn cả trong những trang hồi ký văn học Việt Nam từ sau 1985 đến nay còn là công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, với những năm cải cách ruộng đất, hợp tác hoá ở nông thôn, cải tạo tƣ sản ở thành thị. Những góc khuất lịch sử đƣợc phơi mở, những sự thật mà không một trang chính sử nào nhắc tới, các tác giả hồi ký đã tái hiện một cách trần trụi, chân thực, trực diện, không hƣ cấu, không tiểu thuyết hóa, không hình tƣợng hóa.

Cải cách ruộng đất vốn là một vấn đề “nhạy cảm”, là đề tài đã từng bị cấm đoán trong nhiều năm. Trƣớc Tô Hoài, sau Tô Hoài đã có nhiều nhà văn từng viết về đề tài này nhƣng tất cả đều phải mang thân phận chìm nổi. Bản thân Tô Hoài

cũng có lúc gặp sóng gió. Là một nhà văn chân chính, mang trong lòng một “khối sự thật”, ông và nhiều nhà văn khác, nhƣ con tằm phải nhả tơ, viết nhƣ một điều tự nhiên, thiết thân để giải toả dằn vặt, trăn trở.

Cơn lốc cải cách ruộng đất quét qua làm chao đảo bao nóc nhà nơi làng quê Việt, bao phận đời cũng thay đổi theo, đọc các tác phẩm của Tô Hoài, Vũ Bão, Tố Hữu... chúng ta biết thêm những cuộc đấu tố, tranh giành, oan khuất, đen tối và đẫm máu. Những hình ảnh đó đã xăm trổ vào ký ức bao ngƣời nỗi kinh hoàng, uất ức. Nhiều đổi thay đến khó hiểu, thậm chí chỉ qua một đêm nhân cách con ngƣời đã biến đổi hoàn toàn, con cái vạch mặt bố mẹ, vợ tố chồng. Ấy thế nên Tô Hoài phải thốt lên đây là thời kỳ nhiều nhố nhăng: “cây chuối mọc ngƣợc, gà mái đạp gà trống”.

Đến thời kỳ sửa sai, đội cải cách giải tán, rút đi, đội sửa sai về. Trong Nhớ

lại một thời, Tố Hữu vẫn còn nhớ nhƣ in cái mốc thời gian làm biến đổi cả lịch sử

ấy: “Tháng 10/1956, sau khi phát hiện ra sai lầm cải cách ruộng đất, Đảng ta đã lập tức tiến hành sửa sai. Các đội sửa sai phải thâm nhập vào những nơi có gia đình bị quy sai, và xử oan trong cải cách ruộng đất, sửa lại thành phần cho họ và giúp họ ổn định cuộc sống” [85, tr.318]. Công việc của họ vô cùng khó khăn, gian khổ bởi dƣờng nhƣ ngƣời dân đã mất đi niềm tin, đã quá hãi hùng: “Các cán bộ sửa sai… không phải chỉ nghe những lời ca thán, mà phải cắn răng nghe cả những lời chửi rủa, nhục mạ để giải thích, thuyết phục nhân dân, lấy lại lòng tin của họ đối với Đảng” [85, tr.318]. Công tác sửa sai đã cởi oan cho nhiều ngƣời, nhƣng những mất mát, đau thƣơng thì khó có thể bù đắp nổi. Và quan trọng hơn, những vết hằn sâu đó đã ám ảnh những ngƣời viết nhƣ Tố Hữu.

Sau Cải cách ruộng đất là phong trào “hợp tác hoá nông thôn”. Trong hồi ký

Chiều chiều Tô Hoài đã nhắc nhiều về căn bệnh thành tích, căn bệnh trầm kha đến

ngày hôm nay vẫn phải gánh chịu và giải quyết. Ngay từ đầu vợ chủ nhiệm hợp tác xã Sự đã đay nghiến: “bỗng dƣng sinh ra cái hợp tác, chỉ phá rối”. Thóc lúa ở ruộng nhà mình, phơi trên sân nhà mình mà lại phải xúc trộm. Vào hợp tác xã mới có tình trạng “cha chung không ai khóc”. Mùa vụ cứ kém mãi đi nhƣng thành tích thì cứ năm sau cao hơn năm trƣớc “ở đâu cũng thế, cứ sôi nổi nhận văng mạng thật cao,

càng cao, ở xã, rồi lên huyện, lên tỉnh lại đùn lên. Thả sức ganh nhau, rồi chẳng làm đƣợc cũng thôi” dẫn tới tình trạng “nói dối, trí trá tràn lan”, báo cáo sai sự thật để chạy theo thành tích. Với những tƣ tƣởng duy ý chí, ảo tƣởng ngây thơ, để hợp tác xã thí điểm và tổ đổi công nhanh lên hợp tác xã ngƣời ta còn áp dụng các phƣơng pháp thí điểm học đƣợc của nƣớc bạn mong “đại nhảy vọt”: cấy lúa dày chi chít “liền nhƣ dải chiếu”, “mỗi chân mạ không cắm hai ba dảnh, mà nhét bảy dảnh, mƣời dảnh một cụm”, rồi “lúa xít gốc nóng hầm hập” lại mang quạt ra quạt. Đƣợc vài hôm “cả khóm lúa bềnh ngã ngửa, lá vàng ỏng, thối rễ”. Ông Ngải, một nông dân cả đời gắn bó với đồng ruộng, đã kết luận hộ cả một thời kỳ ấu trĩ, cái gì cũng thí điểm: “Các anh chơi trò trẻ ranh” [69, tr.58].

Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương của Ma Văn Kháng cũng tái

hiện rất chân thực thời kỳ này. Không chỉ là bệnh thành tích, mà còn là bệnh hình thức. Hè năm 1956, xung phong đi làm thuế nông nghiệp ở Tùng Tung, xã Nam Cƣờng - một vùng của đồng bào dân tộc Giáy, Ma Văn Kháng mới nhận thức hết đƣợc hiện thực của cái gọi là hợp tác hoá nông nghiệp. Hợp tác xã Tả Hà, hợp tác xã cao cấp đấy mà buổi họp xã viên chẳng có ai đến chỉ vì một lý do đơn giản mọi ngƣời kéo đi xem đánh nhau ở bờ sông. Cuộc họp hoãn đến ngày mai, kẻng gọi họp đã gõ nát cả ra mà chỉ có vài ngƣời. Cuộc họp lại hoãn và lần thứ ba mới tổ chức đƣợc. Hợp tác xã trở thành mô hình không hợp thời và thái độ của xã viên ngày càng thờ ơ, hời hợt và chán ghét: “Đừng nói tôi cá nhân tƣ hữu. Chỉ khi nào chính phủ cấm không cho may áo có túi thì lúc ấy không có túi đựng diêm thuốc, mới hết cá nhân tƣ hữu” [81, tr.96].

Thời kỳ này, Tô Hoài làm trƣởng ban khu phố (1965 - 1972), ông có điều kiện biết đƣợc nhiều cái không đâu vào đâu của nhân tình thế thái. Đây là thời kỳ làm việc mang tính hình thức, không cần đến kết quả. Cuộc họp bàn giao ban cũ, ban mới dài một khiêng việc cũng chỉ một lúc là xong bởi không có ai nói lại và chỉ điểm đầu việc. Các cuộc họp diễn ra chóng vánh “Bảy rƣỡi đánh kẻng thì tám giờ họp… đến lúc nghe còi ủ thành phố báo chín giờ thì tan họp… đƣơng nói, đƣơng còn việc cũng ra về, để hôm khác bàn tiếp” [70, tr.235].

Thế mới có chuyện, năm 1960 phong trào hợp tác hoá tiến lên rất nhanh, số hợp tác xã đạt 80% nhƣng chỉ sau một năm tụt xuống còn 10%. Trong Nhớ lại, Đào Xuân Quý đã ghi: “Bà con đổ ra buôn lậu, không thể nào ngăn chặn đƣợc. Có ngƣời đã ngang nhiên tuyên bố: “Chỉ khi nào nằm trong áo quan tôi mới hết buôn lậu. Công an, thuế quan đều buôn lậu” [153, tr.99]. Những đổi thay ấy với một ngƣời bình thƣờng nghĩ đã rùng mình, huống hồ gì với những nhà văn hay nghĩ gần, nghĩ xa thì càng cảm thấy đớn đau hơn. Viết về ngƣời thân, bạn bè và chính mình, đớn đau nhất chính là nói về sự tha hóa trong lối nghĩ, hành xử và đạo đức con ngƣời.

Hay nhƣ vấn đề xóa bản, thôn trắng đảng viên hiện nay trong việc xây dựng và phát triển hệ thống chính trị đang là vấn đề nóng, thì đọc hồi ký sau 1985 cùng với phong trào hợp tác hoá nông nghiệp, việc xây dựng chính quyền non trẻ ở miền núi cũng vô cùng quan trọng. Để xoá thôn trắng, để có đƣợc lớp đảng viên kế tục, ngƣời ta đã “cƣỡng ép” kết nạp ngƣời vào Đảng. Bởi thế, mới có chuyện ngƣời trong ban tổ chức thì háo hức, bồi hồi, nhân vật chính lại không đến vì bận lợp mái nhà cho mẹ, bận đi rừng lấy rau lợn. Qua từng trang hồi ký của Ma Văn Kháng, với nhiều câu chuyện dở khóc, dở cƣời, chúng ta hiểu đƣợc phần nào bộ máy lãnh đạo của miền núi những ngày đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Họ là một thế hệ lãnh đạo vàng, nhiệt tình và hăng hái nhƣng đầy khiếm khuyết. Một phần do hầu hết họ chỉ ở trình độ xoá mù, thậm chí đến ông Chủ tịch tỉnh còn đọc chƣa thông. Mỗi khi ông phát biểu, ngƣời nghe bị tra tấn còn ông khó nhọc đánh vật với từng con chữ. Thậm chí có những lần thƣ ký kẹp nhầm hai tờ văn bản giống nhau, ông vẫn hồn nhiên đọc. Song song với cải cách ruộng đất ở nông thôn là công cuộc cải tạo tƣ sản ở thành thị: “Đất nƣớc nhƣ cánh đồng cày vỡ, chƣa biết cấy hái ra thế nào. Vết thƣơng cải cách ruộng đất, chỉnh đốn tổ chức còn đỏ hon hỏn. Các thành phố đã bắt đầu cải tạo tƣ sản”, “Cách làm dịu dịu và lặng lẽ. Nhƣng cũng xanh mắt” [68, tr.54].

Cát bụi chân ai đã dựng lên cái không khí ngột ngạt bao trùm khắp cả nông thôn,

thành thị Việt Nam lúc bấy giờ.

Khác với không khí ngột ngạt trong Cát bụi chân aiChiều chiều, trong

sản ở thành thị. Theo Hoàng Minh Châu, rút kinh nghiệm trong việc đấu tranh chống phong kiến, địa chủ, Đảng ta đã có những sách lƣợc phù hợp với giai cấp tƣ sản thành thị khiến họ tự nguyện, không gây nên hận thù gì. Tài sản của họ đƣợc nhà nƣớc “trƣng dụng, trƣng thu hoặc trƣng mua, cho hiến, đa số công thƣơng gia nhập công tƣ hợp doanh” [24, tr.146].

Lịch sử hiện lên trong mỗi trang hồi ký ở những khía cạnh, góc nhìn khác nhau. Ngƣời thì viết sử bằng những sự kiện lớn lao, hào hùng; ngƣời lại chép sử bằng những thứ linh tinh đời thƣờng. Tuy vậy, đọc các trang hồi ký sau 1985, chúng ta nhận ra nhân cách văn hóa của các tác giả giai đoạn này. Họ ứng xử với quá khứ một cách thành thật, sòng phẳng. Họ cầm bút viết trƣớc tiên là thể hiện ấn tƣợng riêng của cá nhân trƣớc những gì mình đã chứng kiến, trải nghiệm. Ngoài ra, các trang viết của họ còn mang thông điệp gửi gắm kinh nghiệm cá nhân cho những lớp ngƣời đi sau. Một nét chấm phá, phác họa cũng đủ để bạn đọc hôm qua và hôm nay nhận ra lịch sử quê hƣơng đất nƣớc mình. Lịch sử đó thể hiện qua những con ngƣời cụ thể, những câu chuyện riêng tƣ, những hồi ức tƣởng đã nằm sâu đáy tâm hồn. Song, thành thực với những gì đã qua, đó là quan điểm của ngƣời kể chuyện - cái tôi tác giả hồi ký sau 1985, và cũng là cách tạo dựng hình tƣợng tác giả dƣới nhiều góc độ và nhiều tính cách, nghĩ suy trong một con ngƣời.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hình tượng tác giả trong hồi ký văn học việt nam sau 1985 (Trang 110 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)