Chân dung tự họa

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hình tượng tác giả trong hồi ký văn học việt nam sau 1985 (Trang 77 - 85)

CHƢƠNG 3 : HÌNH TƢỢNG TÁC GIẢ NHỮNG CHỦ THỂ GIAO TIẾP

3.1. Chủ thể qua những chân dung văn học

3.1.1. Chân dung tự họa

Nếu các sử gia tái hiện lại lịch sử bằng các sự kiện, số liệu, tuy chính xác nhƣng khô cứng thì các nhà văn tái hiện lịch sử - xã hội bằng các hình tƣợng văn học độc đáo, gây ấn tƣợng sâu sắc trong lòng bạn đọc.

Sức hấp dẫn của hồi ký, đặc biệt là hồi ký văn học Việt Nam sau 1985 đến nay trƣớc tiên ở sự tự thể hiện bức chân dung con ngƣời tinh thần của chính mình. Êrenbua trong tác phẩm Những người cùng thời cho rằng: “Bất kỳ một quyển sách

nào cũng là một lời tự thú và quyển sách hồi ức chính là nơi tự thú mà tác giả không có ý giấu mình dƣới bóng dáng của các nhân vật hƣ cấu” [50].

Hồi ký trƣớc 1985, các tác giả rất ít dụng chân dung mình, họ ẩn nấp sau hình ảnh các nhân vật, sự kiện khác. Không dám trực diện đối mặt với mình, các tác giả hồi ký giai đoạn này chủ yếu hƣớng về phía tập thể, phía cái tôi cộng đồng.

Đọc nhiều trang viết sau 1985 của Tô Hoài ta phần nào nhận ra ông có lúc là ngƣời khôn ngoan gió chiều nào che chiều ấy, rồi thậm chí lại là một ngƣời “mồm miệng đỡ chân tay”, làm việc hay qua loa đại khái. Kể lại chuyện những năm năm mƣơi của thế kỷ XX, Tô Hoài và Phùng Quán tiếng là đi thực tế, về xóm Đồng, Thái Bình cùng ăn cùng ở, cùng làm với nông dân nhƣng nhiều khi công việc chỉ mang tính hình thức, lúc ngủ, lúc chơi, lúc bới ra việc mà làm. Tô Hoài đã hoang mang tự hỏi: “Tôi là ai, tôi là thằng thế nào” nhƣng lại tặc lƣỡi: “mỗi ngƣời một tánh, một tật”, “biết thế thôi cũng chẳng ân hận”.

Đó là một Tô Hoài quyền sinh, quyền sát với bao ngƣời khi đƣợc làm anh đội trong công cuộc cải cách ruộng đất, nhƣng cũng chỉ biết bắt chƣớc một cách kỳ quặc, ngờ ngệch, không hiểu gì. Ấy thế mới có chuyện lắm lúc, nghĩ lại ông cảm thấy giật mình: “Tự mình cả đời làm theo, thấy ra, nhận thức, phân tích đều lờ mờ sai đúng, đúng sai mù mịt” [68, tr.107].

Rồi lại có lúc Tô Hoài nhận ra rằng trƣớc đây ngây ngô, trẻ thơ, ảo tƣởng, kỳ vọng. Giờ sau 2 năm đi học trƣờng Nguyễn Ái Quốc khoá 1961, mới thực sự vỡ mộng và nhận ra: “Những cái đƣợc của tôi vẫn lại chỉ là chắp vá, khâu rúm, khâu đụp… Vừa học vừa nhớ lăng nhăng” [68, tr.127].

Ông đã từng chọn cách sống hợp thời, linh hoạt, thích nghi, luôn “dĩ hoà vi quý”, biết mình, biết ngƣời: “Tôi là con ếch Cu Ba, ở rừng thì xanh thẫm lá rừng, ở ruộng mía thì lổ đổ màu lá mía, đến mùa hoa, lƣng ếch chấm đỏ chấm vàng nhƣ cánh hoa rơi” [70, tr.113]. Đó là cách ông giễu nhại chính mình bởi lối sống ấy dễ khiến ông và nhiều ngƣời tƣởng ông đã đánh mất mình, hay trở thành kẻ toan tính, vụ lợi.

Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, Tô Hoài hiện lên với khuôn mặt đa nhân cách của một con ngƣời đời thƣờng, cũng yêu ghét, thù oán, nhỏ nhen, ích kỷ nhƣ ai. Nhƣng hơn hết ông lại rất thành thực, thậm chí với cả những cảm xúc nhỏ. Chúng ta còn nhớ câu chuyện ông dám công khai những góc khuất tâm hồn, những điều bí mật ngƣời ta “sống để dạ, chết mang theo”. Cái đêm man dại ở u tỳ quốc cùng Xuân Diệu, với những hứng thú, những cảm giác đê mê, nồng nàn, đầy kích thích. Tối, ông lử lả nhƣ một con điếm mê tơi. Nhƣng sáng ra, mƣờng tƣợng lại, không khỏi có cảm giác “rờn rợn, tởm lợm”.

Ông chân thực phơi bày đến tận cùng tất cả phần “con”, phần ác quỷ xấu xa của mình. Tô Hoài đã thích thú, điên dại đồng lõa cùng Xuân Diệu nhƣng khi Xuân Diệu bị kiểm điểm, chỉ trích lại lặng im hèn nhát, không thú nhận tội lỗi. Nhìn những giọt nƣớc mắt tức tƣởi của Xuân Diệu đau khổ cho mối tình trai, Tô Hoài cũng không thể cất lên một lời an ủi. Đọc Tô Hoài, chúng ta thấy phải khách quan, trung thực, dũng cảm lắm ông mới có thể đứng ngoài mình, phân thân tự mổ xẻ, tự đánh giá. Với tinh thần xám hối, “lột trần” chính mình, đọc Tô Hoài độc giả có sự gần gũi, thấu hiểu, và trân trọng ông.

Qua hồi ký Nhớ lại một thời, chân dung nhà thơ Tố Hữu dần hiện rõ từ một con ngƣời có lý tƣởng đến một con ngƣời nhiều ý tƣởng. Ông không chỉ là một thanh niên sống có lý tƣởng, nhiệt huyết, có lòng yêu nƣớc nồng nàn mà còn là một chàng trai bản lĩnh cứng cỏi, ý chí, nghị lực phi thƣờng. Giác ngộ cách mạng rất sớm, lòng ham sống, cống hiến cuồng nhiệt, chàng trai trẻ Tố Hữu bị bắt bớ, tra tấn, tù đày. Ông phải đấu tranh với cái đói cồn cào, cái chết gần kề, thậm chí với cả bản năng sống đang trỗi dậy. Bốn năm lao tù khổ ải, Tố Hữu không nản chí. Ngƣợc lại, thực tế đấu tranh, tù đày trở thành một thứ lửa thử vàng khiến ngƣời chiến sĩ cách mạng trong ông càng kiên cƣờng, vững chãi. Ông hiểu đến nỗi khổ tận cùng của những ngƣời dân nghèo, thân phận của một đất nƣớc nô lệ, mất tự do.

Trong quá trình hoạt động cách mạng, Tố Hữu luôn là ngƣời nhạy bén, thông minh. Thời kỳ chuẩn bị khởi nghĩa ở Huế, trong vai trò là Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa, nhờ sự nhanh trí, sách lƣợc thông minh, ông đã cùng cán bộ thuyết phục các

nhân sĩ đất kinh kỳ đi theo cách mạng, thuyết phục Bảo Đại trao ấn kiếm cho chính quyền cách mạng. Trong công tác, ông sáng tạo và nhanh ý. Nhiều lần, Tố Hữu đƣợc gặp Bác Hồ. Từ những câu chuyện tâm tình, sự gợi ý của Bác, Tố Hữu đã có những sáng kiến thú vị, thúc đẩy công tác văn hoá văn nghệ và tuyên huấn đƣợc hiệu quả hơn, không còn mang tính hình thức, khô khan, giáo điều. Ông đề xuất phong trào văn nghệ sĩ “đầu quân” ra trận cùng bộ đội, sống cùng đồng bào ở nông thôn, khiến tình cảm yêu dân, yêu nƣớc trong họ thêm đậm đà. Sáng kiến tổ chức Đại hội anh hùng Chiến sĩ Thi đua Toàn quốc là lần đầu tiên, những ngƣời anh hùng đƣợc “nói thật những điều họ làm, họ nghĩ và điều kỳ diệu là những sự thật sôi động và giọng nói chân thực của họ làm rung động tim óc mọi ngƣời nghe” [85, tr.250].

Tố Hữu là ngƣời chăm làm thơ phục vụ kháng chiến, biến thơ thành vũ khí lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. Mỗi sự kiện, bƣớc chuyển biến trên chiến trƣờng, mỗi một cuộc gặp gỡ đều trở thành nguồn cảm hứng vô tận để ông sáng tác. Hành trình thơ, con đƣờng đời Tố Hữu đều song hành cùng con đƣờng cách mạng Việt Nam. Thơ Tố Hữu trở thành niềm cảm hứng sống và chiến đấu cho cả một thế hệ ngƣời Việt. Thơ ông cất lên tiếng nói thời đại, tiếng nói tình cảm của con ngƣời. Tám mƣơi tuổi Tố Hữu mới viết hồi ký nhớ lại đời mình, nhớ những chặng đƣờng hoạt động gian khổ nhƣng phơi phới niềm vui. Ông hiện lên là một con ngƣời lý tƣởng của thời đại, là đứa “con cƣng” của cách mạng, đƣợc cách mạng tin tƣởng, giao phó nhiều trọng trách.

Đọc Nhớ lại một thời của Tố Hữu, hơn hết ngƣời đọc nhìn thấy tinh thần lạc

quan của tác giả. Dù ở trong xà lim “tôi cũng tạo cho mình những việc làm vui” [85, tr.49]. Khi cận kề cái chết “mới hai mƣơi tuổi đời mà đã phải chết, tôi cũng tiếc cuộc đời thanh xuân lắm, nhƣng lại nghĩ: Trong cuộc đấu tranh này, hy sinh cũng chẳng có gì lạ” [85, tr.63]. Rồi sau này, vào năm 1969, khi Tố Hữu bệnh nặng phải đƣa sang Liên Xô chạy chữa vì nghi bị máu trắng, ông vẫn mang tinh thần “còn sống ngày nào, còn phải làm một việc gì đó có ích” [85, tr.399]. Nhờ đó, ông đã cho ra đời bài Theo chân Bác: “Lạ quá, sau khi viết xong bài thơ, tôi lại thấy khỏe dần lên, rồi khỏi hẳn” [85, tr.400]. Đọc Tố Hữu ngƣời đọc nhận thấy tinh thần lạc quan,

niềm vui riêng của ông gắn liền với cái vui lớn của đất nƣớc. Những bài thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu không chỉ mang lại niềm hăng say sống cho riêng ông, mà còn là sự khích lệ tinh thần nhiệt huyết của cả một thế hệ lúc bấy giờ.

Qua Nhớ lại, Đào Xuân Quý hiện lên là một ngƣời yêu nghề, ham học hỏi,

cần mẫn, chịu khó, có ý chí vƣơn lên. Dù đã mƣời năm hoạt động trong lĩnh vực khác nhƣng có cơ hội ông vẫn trở lại với văn chƣơng nhƣ một thứ duyên tiền định. Thời kỳ đầu, ông đọc, ghi chép và dịch thơ để “luyện tay”. Viết với ông là đòi hỏi của bản thân, là nghĩa vụ với bạn bè. Đào Xuân Quý tự nhận là ngƣời trẻ về tuổi nghề, non nớt trong kinh nghiệm sáng tác lại xa rời công việc này đã lâu. Song, bạn đọc vẫn thấy một Đào Xuân Quý có vốn văn hoá và tầm hiểu biết sâu rộng. Ông sắc sảo, có chính kiến trong nhìn nhận về mọi vấn đề xã hội lẫn văn chƣơng. Ông còn là ngƣời thẳng thắn, bộc trực, xấu - tốt, thiện - ác ông đều tỏ rõ quan điểm. Nhiều trang viết của ông đau đáu những nỗi buồn nhân sinh, đặc biệt là buồn bã với những ngƣời mang danh cùng nghề nhƣng chân tƣớng là những kẻ cơ hội, trơ trẽn, sẵn sàng vì danh lợi đánh đổi cả nhân cách. Những nhà văn hội tụ cả tài và tâm thì sống chật vật, khổ sở. Những kẻ xu nịnh, luồn cúi, dùng văn chƣơng làm công cụ mƣu sinh lại có cuộc sống yên ổn, phởn phơ.

Không giống nhƣ Tố Hữu, Anh Thơ, Hoàng Minh Châu…, sinh ra trong gia đình có truyền thống học hành, khoa cử, Huy Cận qua Hồi kýSong đôi lớn lên giữa những mối bất hoà trong gia đình. Ngƣời cha với “tạng” tinh thần yếu đuối, ham vui bỏ quên gia đình, sa vào bài bạc, không đủ sức chủ trì gia đạo. Ngƣời mẹ tảo tần hôm sớm vất vả, dáng mẹ đi vội vàng nên số kiếp long đong. Ngƣời bà tính tình hiền lành nhƣng hay hờn giận, đôi khi trẻ con khiến mối quan hệ mẹ chồng, nàng dâu trở thành mối hận thù truyền kiếp với những lời xỉa xói, cay độc, chì chiết lẫn nhau. Sinh ra trong một làng quê đẹp mà nghèo, một gia đình nghèo mà buồn, cái buồn ám ảnh khiến cậu bé Huy Cận phải gửi trong đôi mắt buồn xa xăm. Đôi mắt ấy sau này vào thơ là cả một nỗi sầu. Nỗi sầu vũ trụ, nỗi sầu nhân thế, nỗi sầu kết đọng tự ngàn xƣa đã phả vào hồn thơ Huy Cận.

Nhƣng hơn hết, Huy Cận là ngƣời trọng tình. Không ai yêu quý Huy Cận mà không trân trọng tình bạn Huy - Xuân. “Tôi cảm tạ đời độ lƣợng đã cho tôi một cuộc sống tình cảm đầy đủ, có cả tình yêu và tình bạn. Tình bạn chân chính thƣờng hiếm có, nó là thứ hƣơng trầm tỏa từ những tâm hồn đồng điệu” [22, tr.501]. Ông không muốn cuộc đời bon chen, nhọc nhằn của một tham tá sẽ giết chết những vần thơ tình nồng nàn, đắm say vốn là hơi thở cuộc sống của một chàng thi sĩ đa tình. Vì thế, khi có việc làm ổn định, ông đã gọi Xuân Diệu từ Mỹ Tho về Hà Nội. Hoặc khi đi nƣớc ngoài, dù bận bịu, Huy Cận không quên mua thứ kẹo ngon mà Xuân Diệu thích. Đó là những quan tâm nhỏ nhặt, giản dị nhƣng chân tình và yêu thƣơng Huy Cận dành cho bạn mình. Tình bạn ấy giúp Huy Cận có nhiều ngày vui chung trong hơi thở ấm nồng của tiếng Việt, và cũng có những ngày buồn đứt ruột vì họ phải sống xa nhau: “Quả thật, sau đám tang của Diệu, liền trong nửa năm, tôi nghe trong ngƣời tôi, trong tâm hồn tôi nhƣ hẫng đi, và thấy nhƣ cuộc đời hƣ lãng” [22, tr.507]. Những tình cảm ấy là lời cảm tạ và là lý do để Huy Cận “viết hồi ký chung cho cả hai ngƣời với nhan đề là Hồi ký Song đôi” [22, tr.506].

Theo dòng hồi ức trong Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương, ngƣời đọc thấy một Ma Văn Kháng cần mẫn, chịu khó ghi chép; ham học hỏi, vƣơn lên với ý chí, nghị lực phi thƣờng. Đau khổ, dằn vặt vì sự non nớt, ấu trĩ trong văn chƣơng thời kỳ đầu sáng tác nhƣng Ma Văn Kháng không đắm mình trong nỗi thất vọng ê chề hay bi quan, chán nản. Ông rũ mình khỏi nỗi day dứt, buồn phiền và quyết định đoạn tuyệt với những truyện ngắn viết từ khoảng năm 1980 trở về trƣớc. Đoạn tuyệt nhƣ cắt đi một khối u trong cơ thể, đau đớn nhƣng ông sẽ đổi khác. Ngƣời đọc hiểu sự cẩn trọng của ông qua chi tiết Đồng bạc trắng hoa xoè - cuốn tiểu thuyết đánh dấu bƣớc ngoặt trong nhận thức, tƣ tƣởng, nghệ thuật của Ma Văn Kháng - đƣợc ông sửa chữa ba lần trong nhiều năm trời. Lần nào cũng viết tay sáu trăm trang. Viết trong co ro, rét mƣớt, trong sự hành hạ của căn bệnh thấp khớp, bàn tay tê cóng, sƣng tấy, cứng quèo. Với ông, mỗi ngày sống là một cuộc khám phá, kiếm tìm để đúc rút cho mình những kinh nghiệm trong cuộc sống, kinh nghiệm trong sáng tác: “Viết đến một lúc nào đó mới thành văn”, “văn chƣơng phải gắn liền

với sự từng trải” và nhà văn ngoài nhận thức, cảm xúc và kỷ niệm, “còn viết và chủ yếu viết bằng, viết dƣới sự điều khiển của khiếu năng, của linh cảm, linh nghiệm… nằm sâu trong vùng vô thức, thuộc về bản năng, thiên tiên, bẩm sinh” [88, tr.425].

Nhiều ngƣời thƣờng nghĩ Ma Văn Kháng là ngƣời khéo léo, trong các trang viết của ông hầu hết các nhân vật đều rất hiền hậu, đặc biệt nhân vật “tôi” luôn nhẹ nhàng. Nhìn cái gì, nhận xét về ai, “cái tôi” trong ông cũng cố tìm ra những điểm tốt về họ mà bỏ qua, mà thể tất. Kể về những ngày bao cấp đói khổ đến cùng cực, Ma Văn Kháng coi đó là hệ quả tất yếu của lịch sử trong thời kỳ đầu mò mẫm, thể nghiệm, “tìm đƣờng”. Trong nhiều sáng tác viết về đất nƣớc và cuộc sống con ngƣời trong thời đoạn này, Ma Văn Kháng luôn khẳng định cái đẹp trong bản chất vững vàng và tính chất bi tráng. Đến thời kỳ kinh tế thị trƣờng, kể về tình cảnh nhiêu khê “hành là chính” của các cơ quan nhà nƣớc, nạn tham ô, hối lộ tràn lan, Ma Văn Kháng chỉ dùng những lời lẽ có ý nhắc nhở nhẹ nhàng, dù chính ông cũng là nạn nhân.

Tuy vậy, ông không phải là ngƣời “nƣớc đôi”, lờ đờ sống để hài lòng mọi ngƣời, ông là ngƣời nhập cuộc, không yếm thế, yêu ghét rành rõ và luôn có ý thức công dân tích cực. Nhớ về những ngày đã qua, ông vẫn gọi là những ngày nhớ thƣơng. Bởi đó là phần đời, là máu thịt của ông. Với tấm lòng đôn hậu, bao dung và vị tha, ông luôn có ý thức thanh lọc để tìm thấy trong mỗi con ngƣời, trong cuộc sống những điều thi vị, những chất vàng sa khoáng quý giá. Ông luôn đau đáu, trăn trở với số phận con ngƣời nói chung; nhân hậu, biết yêu thƣơng, quan tâm đến từng cá nhân nói riêng. Ông đứng ngoài mọi bon chen, đấu đá, không quan tâm đến danh lợi, tiền tài. Ông quan niệm: “Nhà văn, chỉ chức phận ấy mới là vinh danh to lớn và trách nhiệm nặng nề” [88, tr.454].

Bùi Ngọc Tấn có cuộc đời chìm nổi, truân chuyên, nhƣng đọc Rừng xưa

xanh lá, Một thời để mất ta thấy ông xuất hiện với gƣơng mặt dí dỏm, hài hƣớc, và

nhân văn. Trong những ký ức của ông không có sự thù hằn, uất hận. Những cay đắng, uất ức, ông đã để cho thời gian phôi pha, hoá giải. Những oan trái, khổ đau lặn sau câu chữ làm nên sức nặng và chiều sâu cho những điều đƣợc viết ra. Ông

biết nhìn vào những cái tốt, nhìn vào những ngƣời tốt để sống thanh thản, thƣ thái,

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hình tượng tác giả trong hồi ký văn học việt nam sau 1985 (Trang 77 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)