Không gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hình tượng tác giả trong hồi ký văn học việt nam sau 1985 (Trang 121 - 130)

CHƢƠNG 3 : HÌNH TƢỢNG TÁC GIẢ NHỮNG CHỦ THỂ GIAO TIẾP

4.1. Không gian và thời gian nghệ thuật

4.1.1. Không gian nghệ thuật

Trong cuốn Từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê định nghĩa: “Không gian là khoảng không bao la trùm lên tất cả sự vật hiện tƣợng xung quanh đời sống con ngƣời” [142, tr.633].

Theo cách hiểu của Lê Bá Hán trong cuốn Từ điển thuật ngữ Văn học: “Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tƣợng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó” [56, tr.162].

Trần Đình Sử lí giải thêm: “Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật” [158, tr.88]. Ông còn khẳng định rõ ràng: “Không có hình tƣợng nghệ thuật nào không có không gian, không một nhân vật nào không có một nền cảnh nào đó”, và “không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhằm biểu hiện con ngƣời và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống” [158, tr.88-89]. Nhƣ vậy, không gian nghệ thuật là phƣơng thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật. Không gian nghệ thuật trở thành phƣơng tiện chiếm lĩnh đời sống, “mang ý nghĩa biểu tƣợng nghệ thuật”.

Có thể khẳng định không gian nghệ thuật là nơi “trú ẩn”, là hình thức tồn tại của hình tƣợng nghệ thuật. Để khắc họa hình tƣợng nhân vật, bao giờ ngƣời nghệ sĩ cũng đặt nhân vật vào một không gian nhất định, nhờ vậy mà không gian nghệ thuật không chỉ là môi trƣờng tồn tại của hình tƣợng mà còn thâm nhập vào bản thân hình tƣợng và bộc lộ tính tƣ tƣởng của hình tƣợng.

Không gian nghệ thuật không những là cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tƣợng trƣng, mà còn cho thấy những quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay một giai đoạn văn học. Nó cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo cũng nhƣ nghiên cứu loại hình của các hình tƣợng nghệ thuật. Vì vậy, không thể tách hình tƣợng ra khỏi không gian mà nó tồn tại.

Cũng nhƣ các thể loại văn học khác, các tác phẩm hồi ký xây dựng hình tƣợng tác giả trong sự chồng lấn của các không gian, để từ đó bộc lộ tính cách, bản chất, sự thích ứng và khôn khéo của nhân vật.

Đặt hình tƣợng tác giả vào không gian vừa mở, vừa khép, vừa rộng lớn, vừa cô đơn, các tác giả hồi ký văn học sau 1985 có đƣợc cái nhìn toàn diện về cuộc sống riêng tƣ của nhân vật và sự tác động của các mối quan hệ khác. Chúng tôi cho rằng đây là một trong những điểm mạnh trong phƣơng thức nghệ thuật của hồi ký văn học Việt Nam sau năm 1985.

4.1.1.1. Không gian sự kiện

Không giống các thể loại văn học khác, nếu truyện ngắn hoặc tiểu thuyết cố gắng dựng lại thế giới với những chiều kích không gian cụ thể và đƣợc sắp đặt, thì hồi ký dù là những dòng ký ức, các nhân vật đƣợc đặt trong không gian có chủ đích, không phải ngẫu nhiên hay vô tình lắp ghép.

Không gian sự kiện là những sự kiện xảy ra trong đời sống hàng ngày có thể tác động đến nhân vật, tạo nên một chuỗi sự kiện ảnh hƣởng lên đời sống của nhân vật. Không gian sự kiện đƣợc tính bằng mốc sự kiện và cũng là mốc của thời gian kể. Các tác phẩm hồi ký trƣớc 1985 thƣờng tạo nên sự tù túng, ngạt thở, các nhân vật cũng quẩn quanh trong cái chật hẹp nới bên này không vừa, co bên kia chẳng đủ. Hoặc là những không gian chiến trƣờng rộng lớn đậm đặc mùi thuốc súng và sự hy sinh. Sau năm 1985, các tác phẩm hồi ký đã tái hiện nhiều không gian rộng nhƣng rất cụ thể và gắn với một đối tƣợng nhân vật.

Đọc hồi ký văn học sau 1985, ngƣời đọc dễ dàng nhận ra có những không gian chung trong rất nhiều tác phẩm. Nguyên nhân chính là có những mối quan hệ bạn bè với nhau giữa các nhà văn, họ sinh ra cùng thời, sống và thở trong cùng một không gian, vì thế những hoạt động văn chƣơng, cách nghĩ có phần gần gũi. Cùng một không gian nhƣng mỗi tác giả lại có cách nhìn nhận khác nhau.

Cũng là không gian Việt Bắc, với Xuân Diệu là những đêm u tì quốc, thì với Tố Hữu lại là “rừng che bộ đội rừng vây quân thù”. Nhớ lại những ngày ở Việt Bắc, Tô Hoài nhớ đến cánh rừng Thƣợng Yên. Đó là không gian thời chiến chật hẹp mà con ngƣời phải chấp nhận: “Dậy theo hiệu còi, tập thể dục, vác xẻng cuốc xách ống

vầu nƣớc tiểu xuống sƣờn đồi tăng gia rồi lên làm việc, đến giờ sang nhà bếp ăn cơm, họp kiểm điểm cuối ngày, vào xóm ngƣời Dao dân vận, dạy học, làm vệ sinh quét dọn nhà, chuồng trâu” [68, tr.44-45]. Dù vậy, cũng không ít lúc Tô Hoài thấy nơi này thật nên thơ, và ấm áp. Đây cũng chính là nơi mà Nguyễn Tuân, Xuân Diệu đứng vào hàng ngũ của Đảng. Để rồi không ít lần ở Hà Nội, Tô Hoài nhớ đến Việt Bắc với những ngày vất vả gian lao mà nhiều cảm xúc, nơi đó ông phát hiện ra con ngƣời thật của mình với những vấn đề mang tính bản năng.

Không gian Việt Bắc trong Nhớ lại một thời chính là lý do để Tố Hữu “nao nức và cảm thấy đã đến lúc có thể sáng tác đƣợc cái gì đó” [85, tr.209]. Trong chặng đƣờng thơ của mình, Tố Hữu cho rằng “Hoan hô chiến sĩ Điện BiênTa đi tới là hai tiếng ca sảng khoái nhất trong dàn đồng ca về thơ cách mạng; còn Việt Bắc, bài thơ đƣợc viết dƣới thể lục bát, rất uyển chuyển mang đƣợc nhạc của những tình cảm sâu lắng. Hình nhƣ nó dễ đi vào lòng ngƣời hơn những thể thơ khác” [85, tr.302].

Nhƣ vậy, cái nhìn của chủ thể đã phủ lên cảnh vật và không gian, hay nói đúng hơn là đã đƣợc đồng hóa. Nghĩ về Việt Bắc, các trang viết của Tố Hữu luôn lạc quan, tƣơi tắn, trong khi các trang viết của Tô Hoài lại là những ngày tháng ông và đồng đội, bạn bè phải vƣợt lên chính mình với những khó khăn vật chất và cả những ám ảnh tinh thần.

Đó là không gian “cái dốc ngã sáu Hàng Kèn” [68, tr.385] trong hồi ký Cát bụi chân ai. Tô Hoài hồi tƣởng lại cái không gian đó với những sự kiện lịch sử: “Những năm trƣớc 60, ở cái dốc ngã sáu Hàng Kèn ban đêm thanh vắng lắm. Những cây sấu, cây sữa cũng chƣa nhƣ mấy năm sau phải một trận bom Mỹ đánh sập hai ngôi nhà và mấy gốc cổ thụ” [68, tr.385-386]. Một dònghồi tƣởng ngắn gọn nhƣng đủ thấy sự đối lập trong cùng một không gian giữa hai khoảng thời gian khác nhau. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, chúng ta lại đối đầu với đế quốc Mỹ, “cái dốc ngã sáu Hàng Kèn” - nơi không còn đƣợc bình yên và “thanh vắng” nhƣ trƣớc nữa. Một trận bom Mỹ đã “đánh sập hai ngôi nhà và mấy gốc cổ thụ”. Đế quốc Mỹ đã tàn phá nhiều ngôi nhà, làng quê nhƣ thế. Tô Hoài không thống kê nhƣng theo dòng hồi ức, ông đã đƣa ngƣời đọc trở về với không gian của lịch sử, không gian của cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ. Nơi ngã sáu này, Nguyễn Tuân lại chìm đắm trong những suy tƣởng. Nguyễn Tuân “đến đây là cơ hội để nhớ. Tách

cà phê bít bất hay chén rƣợu có nhạt cũng không quan tâm, chỉ bởi nó đem lại đƣợc cái cớ” [68, tr.36]. Vì thế mỗi lần đến đây là mỗi lần Nguyễn Tuân bỏ lạnh ly cà phê để nhớ ngƣời hầu bàn cũ: “Cứ ngồi đây mình lại nhớ nó, không hiểu sao” [68, tr.16]. Nghĩ về nơi ngã sáu này, rất nhiều nhà văn, ám ảnh day dứt vì dĩ vãng đã qua nhiều hơn là buồn vui về những nỗi niềm của hiện tại. Nơi đây đã chứng kiến cả một thời kỳ oanh liệt của Hà Nội, cũng chính nơi đây, nhiều con ngƣời đã ngã xuống và ra đi.

Khảo sát những tác phẩm hồi ký sau 1985, ta thấy hầu hết các tác giả đều đặt nhân vật vào không gian lịch sử xã hội rộng lớn. Ở đó các nhân vật thể hiện vai trò xã hội của mình. Họ trầm mình trong không gian của cuộc chiến, qua những biến cố lịch sử và điều quan trọng hơn là với sự va đập trong không gian cụ thể các nhân vật vẫn là chính mình. Thanh Thảo khi Lang thang qua chiến tranh đã để nhân vật “Tôi” đi khắp những vùng đất lửa với đậm đặc mùi khói súng. Và qua tất cả không gian ấy, nhân vật “Tôi” rút ra: “Đi phƣợt trong chiến tranh khác phƣợt trong hòa bình nhiều lắm” [177, tr.34]. Không phải dễ dàng nhƣ “xách ba lô lên và đi” nhƣng những ngày tháng lang thang vào chiến trƣờng đã giúp “Tôi” (nhà thơ Thanh Thảo) có đƣợc những bài thơ, vần thơ hay.

Những sự kiện lịch sử xã hội có ý nghĩa đƣợc nhà văn chắt lọc và đặt trong một không gian rất rộng mở. Các sự kiện tuy không đƣợc sắp xếp theo trình tự thời gian mà theo dòng hồi tƣởng của tác giả nhƣng nó đã góp phần quan trọng phản ánh bức tranh hiện thực cuộc sống một thời kỳ đầy biến động. Không gian rộng lớn nhƣng các nhân vật trong hồi ký sau 1985 đặc biệt là nhân vật “tôi” không bị lọt thỏm hay cô đơn. Họ trở thành linh hồn và hòa quyện vào không gian ấy.

4.1.1.2. Không gian đời tư

Nếu nhƣ trong không gian lịch sử, các nhân vật phải hòa mình cùng những sự kiện lịch sử, dẫu có muốn riêng tƣ đến thế nào thì cũng không thể tách mình với hoàn cảnh thời đại và đất nƣớc. Còn với không gian sự kiện đời tƣ, các tác giả hồi ký có dịp thể hiện rõ tính cách, suy tƣ và cả những trăn trở của mình, của bạn bè.

Để tạo nên diễn trình tự sự, các tác giả hồi ký văn học sau 1985 đặt nhân vật của mình cùng tham gia, dự phần và chứng kiến những sự kiện. Kháng chiến nổ ra, gia đình các văn nghệ sĩ phải tản cƣ tới những nơi an toàn: “Kháng chiến, Nguyên

Hồng và Kim Lân đƣa gia đình tản cƣ lên ấp Cầu Đen trên Nhã Nam. Các họa sĩ Trần Văn Cẩn, Tạ Thúc Bình, cả nhà bác Ngô Tất Tố cũng lên quây quần trên cái đồi thấp bấy giờ còn hoang vắng. Những vùng ở Xuân Áng (Phú Thọ) hay Quần Tín (Thanh Hóa) cũng tụ hội lại những làng văn nghệ sĩ kháng chiến. Nghe kể họa sĩ Trần Văn Cẩn đƣợc xã cấp cả ruộng, anh đi cày rất thạo” [71, tr.422].

Chỉ nói về sự dịch chuyển không gian sống, cụ thể là các nhà văn dù chuyển đến hay trở về Hà Nội thì cuộc sống của họ ít nhiều cũng bị tác động. Nguyên Hồng về Hà Nội là một sự thay đổi trong cuộc sống gia đình cũng nhƣ bản thân nhà văn. “Về Hà Nội, Nguyên Hồng và vợ con thuê cái gác hai, một nhà phố Miriben cũ bên cạnh viện mắt gần chợ Hôm… Chỉ thêm trẻ con chạy ra chạy vào lít nhít rối cả mắt. Chị ấy đã xin đƣợc làm nhân viên cửa hàng quốc doanh sách, đứng bán ở quầy góc nhà bách hóa tổng hợp bây giờ, phía cửa đƣờng Hàng Bài ” [71, tr.422]. Không gian trở nên chật hẹp hơn ngày ở “dưới bãi Nghĩa Dũng”, để từ đó, những biến cố đã xảy ra. Sau hội nghị bất thƣờng thảo luận khẳng định cơ cấu của Hội Nhà văn, Nguyên Hồng lại muốn quay trở về Nhã Nam – nơi nhà văn đã từng ra đi. Cuộc sống ở Hà Nội không níu giữ đƣợc Nguyên Hồng. Đầy lòng tự trọng và “quyết đoán” [71, tr.492] Nguyên Hồng “nhất định không ở nữa” [71, tr. 493]. Chính sự kiện lịch sử xã hội đã tác động đến sự kiện gia đình, đến tâm lý và hành động của nhân vật. Khi bị xúc phạm, bị tổn thƣơng ông không ngần ngại bày tỏ thái độ: “- Ừ, Nhã Nam. Đủ, đủ lắm rồi. Ông đ. chơi với chúng mày nữa. Ông về Nhã Nam” [71, tr.493].

Việc Nguyên Hồng trở về Hải Phòng là sự kiện đƣợc thể hiện trong nhiều tác phẩm hồi ký, trong đó không thể không kể đến Cát bụi chân ai (Tô Hoài), Một thời

để nhớ (Bùi Ngọc Tấn). Bùi Ngọc Tấn khi bị chuyển về Hải Phòng làm báo cũng đã

phải tự tìm cho mình một lý do: Về Hải Phòng tôi đã gặp Nguyên Hồng, gặp biển [167, tr.331]; “Đó là vòm trời của thế hệ tôi [167, tr.329]. Nhƣng rồi, đã chẳng thiếu những lúc ông cũng buồn lòng chia sẻ: “Tôi về Hải Phòng, chuyển hẳn từ Hà Nội về Hải Phòng. Lẽ ra tôi không nên làm nhƣ vậy. Lẽ ra ở thủ đô rồi hãy cứ sống mãi với thủ đô thì cuộc đời tôi đã đổi khác rồi. Tôi đã tin nhƣ vậy và ngày càng tin nhƣ vậy” [167, tr.329].

Hà Nội trong con mắt của Thanh Thảo là chốn sum họp và là hoàn cảnh cơ nhỡ: “Niềm vui sum họp gia đình đã có, bạn cũ đã gặp lại, bia hơi Hà Nội đã uống, thì thầy má tôi lại cất bƣớc về Mộ Đức - Quảng Ngãi. Bỏ tôi bơ vơ một mình giữa Hà Nội” [178, tr.28].

Trong hồi ký của Tô Hoài, nhất là Cát bụi chân ai khi dựng không gian sự kiện gắn với cá nhân, chúng ta thấy ông không bao giờ quên ngƣời bạn vong niên Nguyễn Tuân. Nhà văn có phong cách “ngông” đã xuất hiện không ít lần, mỗi lần xuất hiện là một lần ngƣời đọc ngạc nhiên. Trong dòng hồi tƣởng của mình, Tô Hoài đã xây dựng lên một hình ảnh chàng thanh niên Nguyễn Tuân tôn thờ chủ nghĩa “xê dịch”: “Ở Thanh Hóa, khi thôi bị quản thúc, Nguyễn Tuân ra Hà Nội, viết để sinh nhai và cho ra nhân vật nào cũng là nhân vật tôi” [71, tr.519]. Thoát khỏi sự quản thúc, không “giang hồ” nhƣ trƣớc nhƣng “nhà bác Nguyễn đã rời Thanh Hóa ra ở Ngã Tƣ Sở trên đất Mọc Thƣợng Đình quê hƣơng” [71, tr.519].Chính việc đặt Nguyễn Tuân ở những không gian khác nhau cho bạn đọc thấy những phiên bản, nét cá tính khác nhau. Và điều này biểu hiện rất rõ trong sáng tác của Nguyễn Tuân trƣớc cách mạng tháng Tám. Luẩn quẩn, buồn bã, xót xa và ẩn sau những cảm xúc ấy là một con ngƣời chƣa muốn khép kín mình trƣớc cuộc đời.

Một sự kiện khi viết về nhà thơ Nguyễn Bính không thể không nhắc đến là sự kiện mất con. Tô Hoài đã gắn sự kiện này trong một không gian khắc nghiệt để chúng ta thấu hiểu nỗi đau của ngƣời bố mất con: “Một tối kia, bố rƣợu say rồi bế Hiền thẩn thơ ra phố. Đến ngã sáu Bà Triệu - ô hay, làm sao mà bao nhiêu tâm sự nƣớc mắt nụ cƣời của ngƣời viết truyện này, trong những năm ấy, cứ quẩn quanh chỗ cái dốc Hàng Kèn oan nghiệt thế nhỉ?. Chợt nghĩ thế nào, hai tay bố Hiền giơ Hiền ra, đƣa Hiền cho một ngƣời đàn ông đƣơng đi tới” [68, tr.64-65]. Cái ngã sáu Hàng Kèn khiến Nguyễn Bính một đời day dứt. Đây không chỉ là nơi chất chứa bao sự kiện lịch sử cũng nhƣ những sự kiện có liên quan đến cá nhân nhà văn. Và bây giờ không gian ấy gắn thêm một sự kiện nữa - một sự kiện đau lòng: Nguyễn Bính mất con.

Đi - di chuyển không gian chính là cách nhân vật “tôi” xuất hiện, trải nghiệm, nhìn đời rõ nhất. Đi và đƣợc đi, đó cũng là niềm vui của ngƣời cầm bút. Nhƣng cũng có lúc nhà văn dừng lại để chiêm nghiệm cuộc sống xung quanh. Và chỉ có trong những tác phẩm hồi ký, bạn đọc mới hiểu rõ đƣợc những bức bối của không gian sống và sự giải thoát khi đƣợc đi. Những bƣớc chân đi của các nhà văn không chỉ là tƣ liệu “dƣ địa chí” về một vùng đất, đó còn là những con ngƣời, những số phận, đặc biệt là những số phận hẩm hiu, cay đắng, và thất bại.

Tạm gác con đƣờng văn chƣơng, tìm một hƣớng đi mới: đi buôn. Anh Thơ quyết định lên tận chợ Chu - Thái Nguyên buôn mắm muối, cá tôm khô. Cũng ở không gian mới này, ở giữa vùng đất cách mạng Anh Thơ đƣợc biết đến những ngƣời làm cộng sản. Và cũng từ đó, một cô gái lãng mạn, “đem hạnh phúc tuyệt đối của mình đặt vào các chàng trai”, “chƣa biết thời đại này có phải là thời đại để ngƣời con gái chỉ sống, chỉ có hạnh phúc trong tình yêu đâu. Còn có thứ hạnh phúc lớn hơn

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hình tượng tác giả trong hồi ký văn học việt nam sau 1985 (Trang 121 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)